Con trai của đặng tất hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của trần quý khoáng là ai

___Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi [1407 - 1409]

- Tháng 10 - 1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ, ở Yên Mô [Ninh Bình], Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hoá Châu [Thừa Thiên Huê] và Nguyễn Cảnh Chân - trước làm quan ở Thăng Hoa [Quảng Nam] hưởng ứng. Tháng 12 -1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bên Bô Cô [Nam Định]. Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

___Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bị Trần Ngôi giết chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu. Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá. Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Quốc công Đặng Tất [1357-1409] và dang tướng Đặng Dung [1373 - 1414] là hai nhân vật lịch sử kiệt xuất có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh của nhân dân ta thời Hậu Trần. Vì vậy, khi nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Quốc công Đặng Tất, không thể không đề cập tới tướng quân Đặng Dung. Sự nghiệp đấu tranh, ý chí, lòng quả cảm trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh của tướng quân Đặng Dung cũng là kế tục sự nghiệp do thân phụ Quốc công Đặng Tất để lại.

Quốc công Đặng Tất [1357-1409] sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc ở làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, châu Nghệ An, nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Theo gia phả họ Đặng thì tổ tiên 4 đời của Đặng Tất vốn cư ngụ tại Thăng Long sau đó mới di cư vào Nghệ An. Ông nội Quốc công Đặng Tất là Thám hoa Đặng Bá Tĩnh làm quan đến chức Hành khiển dưới triều nhà Trần. Đặng Tất thi đỗ Thái học sinh thời nhà Trần, được bổ làm quan trong triều.

Năm 1391, Đặng Tất làm Tri phủ Hóa Châu, nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Năm 1402, sau khi nhà Hồ đánh chiếm phần phía Nam của Hóa Châu lập ra phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa. Nguyễn Cảnh Chân được cử làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa còn Đặng Tất được bổ làm Đại tri châu Thăng Hoa, nay thuộc vùng đất Thăng Bình, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Trong bối cảnh chính trị nhà Hồ chưa ổn định, quân Chiêm Thành thường xuyên quấy rối vùng đất phía Nam. Hồ Quý Ly sai Hoàng Hối Khanh làm Tuyên úy sứ trấn thủ cả vùng Thăng Hoa. Đến Thăng Hoa, Hoàng Hối Khanh chọn Đặng Tất, Phạm Thế Căng và Nguyễn Lỗ giúp việc cho mình.

Năm Đinh Hợi [1407], nhà Minh xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Minh do hai cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương lãnh đạo bị thất bại. Nhân cơ hội đó, quân Chiêm Thành được sự hỗ trợ của nhà Minh đã nổi dậy đánh chiếm lộ Thăng Hoa uy hiếp Hóa Châu. Hoàng Hối Khanh chạy về Hóa Châu. Đặng Tất, Nguyễn Lỗ cũng dẫn quân thủy bộ từ Thăng Hoa chạy về Hóa Châu. Đến Hóa Châu, Trấn thủ Nguyễn Phong và Nguyễn Lỗ liên kết với nhau cự tuyệt không cho Đặng Tất vào thành. Đặng Tất giết Nguyễn Phong rồi đánh nhau với Nguyễn Lỗ. Lỗ thua đem cả gia quyến chạy trở lại vào Thăng Hoa đầu hàng quân Chiêm Thành. Trong thời gian này, ở phía Bắc quân Minh âm mưu tiến quân vào Hóa Châu nhằm thống trị vùng đất này.

Trước hoàn cảnh “lưỡng đầu thọ địch”, Đặng Tất phải dùng kế “trá hàng” quân Minh để củng cố lực lượng, đối phó với quân Chiêm Thành ở phía Nam. Đặng Tất được tướng nhà Minh là Trương Phụ giao giữ chức Đại tri châu Hóa Châu. Ông cùng với quân dân Hóa Châu đã đẩy lùi được cuộc tấn công của quân Chiêm Thành, ổn định được biên giới phía Nam và bắt đầu chăm lo xây dựng lực lượng với mưu đồ khởi nghĩa chống lại nhà Minh.

Cuối năm Đinh Hợi [1407], tôn thất nhà Trần là Trần Ngỗi [con vua Trần Nghệ Tông] được lực lượng của Trần Triệu Cơ tôn làm minh chủ, dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh ở Mộ Độ [nay là xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình] lập ra nhà Hậu Trần, lấy niên hiệu là Hưng Khánh, sử cũ vẫn gọi ông là Giản Định Đế.

Sau khi khởi nghĩa, Giản Định Đế đem quân giải phóng được một số vùng đất thuộc tỉnh Ninh Bình. Sau đó nghĩa quân bị quân Minh tấn công phải lui vào khu vực Nghệ An.

Nghe tin, Giản Định Đế nổi dậy khởi nghĩa, Đặng Tất giết hết quân Minh ở Hoá Châu rồi đem quân ra Nghệ An hợp với Giản Định Đế mưu sự khôi phục nhà Trần. Đặng Tất được Giản Định Đế phong làm Quốc công, ông còn gả con gái út của mình là Đặng Thu Hạnh cho Giản Định Đế để khẳng định ý chí và niềm tin xây dựng lực lượng kháng chiến.

Sau sự kiện này, nhiều tướng lĩnh các nơi đem quân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, trong đó có Nguyễn Cảnh Chân, là một vị tướng tài, lắm mưu, nhiều kế và là người bạn tâm phúc của Đặng Tất.

Năm Mậu Tý [1408], Đặng Tất dẫn nghĩa quân tiến đánh Diễn Châu, giết chết ngụy quan Trần Thúc Dao, Trần Nhật Chiêu. Tháng 7 năm 1408, Đặng Tất dẫn quân vào Tân Bình [nay là tỉnh Quảng Bình], đánh tan quân Minh bắt Phạm Thế Căng, Phạm Đống Cao đưa về Nghệ An xử trảm. Sau đó, nghĩa quân tiến ra giải phóng Thanh Hóa. Nghĩa quân đã làm chủ một vùng rộng lớn kéo dài từ Hóa Châu [Huế] ra đến tận Thanh Hóa.

Nhân thế thắng, Giản Định Đế ra lệnh cho Đặng Tất mở cuộc tấn công ra Bắc nhằm tiêu diệt giặc Minh, giải phóng Thăng Long. Nghĩa quân kéo đến Tràng An [Ninh Bình], hào kiệt các vùng tìm đến rất đông, lực lượng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh. Đặng Tất cho quân tấn công vào Bình Than, Hàm Tử, Tam Giang, đánh chiếm khu vực ngoại vi thành Đông Quan.

Nhà Minh nghe tin nghĩa quân Giản Định Đế có sự phò tá của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân rất lớn mạnh, giải phóng nhiều vùng rộng lớn nên vội vàng sai Tổng binh Kiểm Quốc công Mộc Thạnh, Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn mang 5 vạn quân sang chi viện, hợp cùng 5 vạn quân do Lưu Nghị và Lưu Dục đang trấn đóng ở Đông Đô thành một đạo quân hùng mạnh, quyết bóp nát lực lượng khởi nghĩa của nhà Hậu Trần, bắt sống Giản Định Đế và Đặng Tất.

Ngày 14 tháng Chạp năm Mậu Tý [1408], quân thủy bộ hai bên chạm nhau khu vực Bô Cô trên sông Đáy [nay thuộc xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định]. Đặng Tất sai Đặng Dung chỉ huy thủy quân, ông đã cho đóng cọc nhọn dưới lòng sông rồi dùng thuyền nhẹ, lợi dụng nước triều lên cao, gió lớn, đánh cho thủy quân Minh tan tác. Đội quân bộ do đích thân Đặng Tất chỉ huy, dựa vào chiến lũy hai bên bờ sông, lợi dụng lau sậy bạt ngàn xung quanh, quân ta mai phục rồi theo trống lệnh của Giản Định Đế xông ra đánh với khí thế dũng mãnh. Nghĩa quân đã chiến đấu mưu lược, anh dũng tiêu diệt toàn bộ binh lực của giặc Minh, các tướng tài của nhà Minh như Lữ Nghị, Lưu Tuấn, Lưu Dục, Liễu Tông đều bị giết. Mộc Thạnh may mắn thoát chết, dốc tàn quân chạy trốn vào thành Cổ Lộng, sau nhờ có viện binh tiếp ứng, mới kéo được về thành Đông Đô để cố thủ. Dưới sự chỉ đạo của Giản Định Đế, cộng với tài thao lược về quân sự và lòng dũng cảm của Quốc công Đặng Tất, quân dân nhà Hậu Trần đã làm nên chiến thắng Bô Cô vang dội.

Trận Bô Cô đại thắng, Giản Định Đế định thừa thắng tiến lên đánh chiếm lấy Đông Đô. Quốc công Đặng Tất cho rằng lực lượng nghĩa quân chưa đủ mạnh để đè bẹp được quân Minh do vậy cần có thời gian để dưỡng binh và củng cố lực lượng.

Trong khi vua tôi còn đang dùng dằng thì quân Minh đưa viện binh đến cứu thành Cổ Lộng và đón tàn quân về cố thủ ở Đông Quan, củng cố lại lực lượng chuẩn bị phản công. Trước tình thế như vậy, lòng ngờ vực của Giản Định Đế trỗi dậy, bọn hoạn quan là nội thị Nguyễn Phần, hiệu sinh Nguyễn Mộng Trang lại ghen ghét, gièm pha: “Tất và Cảnh Chân chuyên quyền, bổ quan người này cất chức người kia, nếu không tính sớm đi sau này khó long kiềm chế” nên Giản Định Đế đã tìm cách ám hại Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.

Tháng 3 năm 1409, khi thuyền Giản Định Đế đóng trên sông Hoàng Giang [Ninh Binh], Giản Định Đế cho gọi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đến để bàn việc quân. Hai ông hoàn toàn không hay biết âm mưu của Giản Định Đế. Đặng Tất bị Giản Định Đế cho quân bóp cổ chết tại chỗ, quẳng xác xuống sông, Nguyễn Cảnh Chân chạy trốn lên bờ cũng bị đuổi theo chém chết.

Khi biết cha mình bị chết oan uổng, Đặng Dung vô cùng uất hận, nhưng nhờ sựgiáo dục chu đáo, cộng với bản tính can trường từng theo cha xông pha trận mạc nên Đặng Dung đã đặt quyền lợi dân tộc lên trên, nén đau thương thay cha mình tiếp tục phò giúp vua tôi nhà Hậu Trần đánh quân Minh xâm lược.

Tướng quân Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bỏ Giản Định Đế, đưa quân về Thanh Hóa, tôn Trần Quý Khoách [Trần Quý Khoáng] lên ngôi vua đặt niên hiệu là Trùng Quang Đế, tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Trùng Quang Đế phong cho Đặng Dung làm Đồng bình Chương sự, Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, Nguyễn Súy làm Thái phó, những người tài giỏi đều được trọng dụng.

Trong các năm, từ năm 1410 đến năm 1413, quân dân nhà Hậu Trần dưới sự chỉ huy của vua Trùng Quang Đế và các danh tướng Đặng Dung, Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị, Ngô Quý Duật…đã diễn ra các trận đánh, trong đó tiêu biểu nhất là trận đánh năm 1413 trên kênh Sái Già [có sách chép là Thái Già] với quân của Tổng binh Trương Phụ nhà Minh. Trong trận đánh này, tướng quân Đặng Dung chút nữa đã bắt sống được Trương Phụ.

Từ sau trận Sái Già, sức chiến đấu của quân dân nhà Hậu Trần đã suy yếu, bị quân Minh phản công quyết liệt, vua tôi nhà Hậu Trần lần lượt bị bắt. Tháng Giêng năm 1414, quân Minh áp giải Trùng Quang Đế và tướng quân Đặng Dung về Đông Quan, giữa đường vua tôi nhà Trần tuẫn tiết, thể hiện ý chí dân tộc. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh của vua tôi nhà Trần đã kết thúc. Công lao to lớn của Quốc công Đặng Tất, danh tướng quân Đặng Dung đã được lịch sử ghi nhận, đánh giá là những nhân vật lịch sử kiệt xuất, tài ba của nhà Hậu Trần.

Sau khi Quốc công Đặng Tất mất, thi hài của ông được mang về chôn ở làng Thế Vinh, huyện Sĩ Vang, ngoại thành Hóa Châu, nay thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Để ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân trong vùng suy tôn ông làm Thành hoàng.

Theo các nguồn tư liệu, năm 1428, Lê Lợi sau khi đánh xong quân Minh, ban chiếu phong tặng Quốc công Đặng Tất và danh tướng quân Đặng Dung tấm biển vàng với tám chữ: "Tiết liệt cương trung - Trung thần hiếu tử", truy phong Đặng Tất làm Đại quốc công, Khuông quốc đại vương Thượng đẳng tôn thần; cho lập đền thờ tại quê hương Tả Thiên Lộc, cấp 200 mẫu ruộng lộc điền, giao cho huyện xã hằng năm cúng tế. Hiện nay, Nhà thờ Quốc công Đặng Tất ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh quê hương ông, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định, có di tích đền Ngọc Chấn, xã Yên Trị, huyện Ý Yên nơi thờ danh tướng Đặng Dung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/01/2001. Hàng năm, để ghi nhớ công ơn của tướng quân Đặng Dung nhân dân địa phương tưng bừng tổ chức lễ hội vào ngày 12/3 [âm lịch]. Trong ngày lễ hội, dân làng tổ chức chèo thuyền, tập trận giả để tưởng nhớ sự kiện tướng quân Đặng Dung đánh giặc Minh trên sông Đáy.

Page 2

  • Quyết định về việc bãi bỏ Quyết định số 3852/2005/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức đi học sau đại học và hỗ trợ một lần cho người có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ; Bác sỹ, Dược sỹ chuyên khoa cấp II, xin về nhận công tác tại tỉnh.
  • Quyết định kiện toàn Ban Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Nam Định lần thứ IX
  • Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hoá Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nam Định
  • QĐ về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh
  • Quyết định Ban hành Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng
  • Quyết định Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định
  • Quyết định Về việc thành lập Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định
  • Quyết định về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định
  • Về việc thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định
  • QĐ phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nam Định, phiên bản 2.0
  • Về việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 năm 2022.
  • v/v thông báo thời gian làm việc mùa Hè năm 2022
  • QĐ công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
  • Quyết định về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định
  • Công điện về tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
  • Về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau Tết 2022 và công tác phòng, chống dịch Covid-19
  • Quyết định ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
  • V/v tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
  • Quyết định về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
  • Quyết định về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định năm 2022

Video liên quan

Chủ Đề