Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai vì sao

Bài Viết Số 2[BÀI LÀM Ở NHÀ ]

Phần I.Đọc hiểu văn bản

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới :

Người đàn bà nào dắt đứa trẻ đi trên đường kia ?

Khuôn mặt trẻ đẹp nào chìm vào miền xa nào ?

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống ?

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia ?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết?

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ đứng không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

[Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1983]

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên

Câu 2: Anh [chị] hãy đặt nhan đề cho văn bản trên

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên

Câu 4: Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ chủ yếu được sử dung trong văn bản

Phần II. Làm văn

Câu 1: Từ văn bản đọc hiểu, viết đoạn văn [từ 7 đến 10 dòng], trình bày suy nghĩ của anh [chị] về nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.

Bài thơ Nơi dựa của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đề cập đến vấn đề “nơi dựa” của mỗi con người trong cuộc sống, đó là những người thân yêu, những người có vai trò vô cùng quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm hứng sống,  mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hi vọng vào cuộc đời. Hay “nơi dựa” chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi dựa tinh thần. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến bài thơ này, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo đề đọc hiểu Nơi dựa dưới đây và xem gợi ý đáp án của đề bạn nhé:

Đọc hiểu Nơi dựa

Đề đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NƠI DỰA 

Bạn đang xem: Đề đọc hiểu Nơi dựa [Nguyễn Đình Thi]

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? 

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào… 

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. 

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. 

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? 

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. 

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy. 

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. 

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

[Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. Bài thơ thuộc thể thơ nào?

Câu 2

: Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của bài thơ trên.

Câu 3: Giải thích nhan đề “Nơi dựa” của bài thơ. Nêu nội dụng chính của bài thơ.

Câu 4: Hai phần của bài thơ có gì giống nhau?

Câu 5: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản.

Câu 6: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Câu 7: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép lặp cú pháp được sử dụng trong bài thơ.

Câu 8: Theo anh/chị, đôi mắt “có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết” là đôi mắt như thế nào? Điều đó cho ta biết điều gì về người chiến sĩ trong bài thơ?

Câu 9: Liệt kê những từ láy được sử dụng trong bài thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy đó.

Câu 10: Bài thơ được chia làm 2 phần, với hai bối cảnh tưởng như không hề liên quan tới nhau, nhưng thực ra lại có liên kết chặt chẽ. Theo anh/chị, sự liên kết đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Đáp án đề đọc hiểu Nơi dựa

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm.

– Thể thơ của bài thơ trên là: thơ – văn xuôi.

Câu 2: Phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên là: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

– Tính cá thể hóa: Dùng :”khuôn mặt trẻ đẹp”, “hai chân nó cứ ném về phía trước”, “ bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ”, “cái miệng líu lo không thành lời” để tả về “đứa nhỏ” trong văn bản. Và “lưng còng”, “bước từng bước run rẩy”, “khuôn mặt già nua”, “nếp nhăn đan vào nhau” để nói về “bà cụ” trong văn bản.

– Tính hình tượng: dùng hình ảnh “đứa nhỏ” và “bà cụ” để thể hiện sinh động và tinh tế “nơi dựa” mà tác giả muốn gửi cho người đọc thông qua đoạn văn.

Câu 3: Giải thích nhan đề của bài thơ: “Nơi dựa” là chỗ, nơi [vị trí người và vật] để ta tựa vào nhằm có thêm sức mạnh [vật chất và tinh thần]. “Nơi dựa” trong bài thơ là nơi dựa về mặt tinh thần, tình cảm của con người.

– Nội dung chính của bài thơ: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời chính là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.

Câu 4: Hai phần của bài thơ giống nhau ở chỗ: Hai phần của bài thơ có cách cấu trúc và hình tượng tương tự như nhau. Cụ thể là: số lượng câu thơ ở mỗi phần như nhau đều co1 hai hình tượng và cùng làm nổi bật chủ đề của bài thơ.

Câu 5: Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường, người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 6:

– Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ [đứa bé, bà cụ,…], điệp ngữ [ai biêt đâu, lại chính là nơi dựa,…], điệp cấu trúc [câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy], điệp kết cấu giữa hai đoạn.

– Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.

Câu 7: Phân tích phép lặp cú pháp: câu mở đầu và câu kết của 2 đoạn thơ có cấu trúc giống nhau.

– Hiệu quả nghệ thuật:

  • Tạo nên sự cân xứng, hài hòa, nhịp nhàng giữa 2 đoạn thơ.
  • Góp phần khẳng định, nhấn mạnh nội dung của bài thơ: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời chính là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.

Câu 8:

– Đôi mắt “có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết” là đôi mắt bình thản, đã qua nhiều trải nghiệm, ung dung trước những biến thiên của cuộc đời.

– Qua đôi mắt cho ta thấy người chiến sĩ đã qua nhiều trải nghiệm, chứng kiến nhiều hy sinh, mất mát, rèn rũa cho anh lòng dũng cảm, sự can trường.

Câu 9:

– Các từ láy được sử dụng trong bài thơ: lẫm chẫm, líu lo, run rẩy, gắng gỏi

– Hiệu quả nghệ thuật: miêu tả cụ thể hơn hình dáng, đặc điểm của em bé, cụ già – những chỗ dựa tinh thần cho người đàn bà, người chiến sĩ.

Câu 10: Bài thơ được chia làm 2 phần, với hai bối cảnh tưởng như không hề liên quan tới nhau, nhưng thực ra lại có liên kết chặt chẽ. Sự liên kết đó chính là liên kết ở chủ đề: nơi dựa, chỗ dựa tinh thần của người tưởng như gan góc, can trường nhưng lại cần dựa tinh thần để tiếp thêm sức mạnh của những người tưởng như nhỏ bé, yếu đuối.

————

Trên đây là một số đề đọc hiểu Nơi dựa của Nguyễn Đình Thi mà THPT Sóc Trăng đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên truy cập vào trang để tham khảo các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mới nhất nhé!

Cùng tham khảo đề đọc hiểu Nơi dựa của Nguyễn Đình Thi để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

ĐỀ CHÍNH THỨCĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: Ngữ văn- lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

[Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122]

1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách nào? [0,5 điểm]

2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích? [ 0,5 điểm]

3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao? [1,0 điểm]

II. PHẦN TỰ LUẬN [7,0 điểm]

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện qua đoạn trích sau:

Từng nghe:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạoNhư nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuNúi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc Nam cũng khácTừ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phươngTuy mạnh yếu có lúc khác nhauSong hào kiệt thời nào cũng có.

[ Trích Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi]

---------- HẾT ----------

Họ và tên học sinh:………………………………………… Số báo danh: ………………….Chữ kí của 1 CBCT: …………………………………………………………………………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: Ngữ văn- lớp 10

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC

[Hướng dẫn gồm 02 trang]

CâuGợi ý nội dungĐiểmCâu I1. Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà – đứa bé.

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ.

0,5

0,52. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích

- Lặp cấu trúc [điệp ngữ].

- Đối lập [tương phản].

Lưu ý: học sinh chỉ cần chỉ ra hai BPTT, mà không cần nêu cụ thể vẫn cho điểm tuyệt đối. [Trong trường hợp học sinh chỉ ra được một trong hai BPTT trên và BPTT ẩn dụ, giáo viên chấm linh động vẫn cho điểm tuyệt đối]

0,5

0,53. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

- Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm.

- Học sinh giải thích ngắn gọn: nơi dựa được hiểu là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất; từ đó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác; dễ làm cho chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, tinh thần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.

Lưu ý: Trong trường hợp học sinh trả lời ý 1 là đúng thì có giải thích ý 2 đúng cũng không cho điểm. Nếu ý 1 học sinh trả lời là sai, thì ý 2 chỉ cần giải thích: nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất và sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác, thì vẫn cho điểm tuyệt đối.

0,5

0,5GỢl Ý - Bài Bình Ngô đại cáo mở đầu với cảm hứng về chính nghĩa. Nguyễn Trãi nêu lập trường chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.- Lập trường chính nghĩa của Nguyễn Trãi có hai nội dung chính: nguyên lí nhân nghĩa, một nguyên lí có tính chất chung của các dân tộc, của nhiều thời đại và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt đã dược chứng minh bằng thực chất lịch sử.Cho nên, thân bài có thể được triển khai theo hai yêu cầu nội dung. A. NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA 1. Nguyên lí nhân nghĩa là một nguyên lí có tính chất phổ biến được thừa nhận: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. 2. Nguyên lí nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nêu ở đây là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo: Khổng Tứ nói tới chữ “nhân”, Mạnh Tử nói tới chữ “nghĩa”. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí; “nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo”, là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân. Là một trí thức Nho giáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi cũng bao hàm lẽ đó. Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái hạt nhân cơ bản, tích cực: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Trong câu mở đầu, Nguyễn Trãi đã xác định mục đích, nội dung của việc làm nhân nghĩa: chủ yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo. 3. Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để dưa vào tiền đề: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược. Chống xâm lược để an dân, tức thực hiện nhân nghĩa, có như vậy mới bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá cùa địch, mới phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc xâm lược là phi nghĩa: “Nước mày nhân việc nhà Hồ trái đạo, mượn cái tiếng thương dân đánh kẻ có tội, thật ra là việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta... Nhân nghĩa mà như thế ư?” [Thư gửi Phương Chinh]. - Dân ta chiến đấu chống xâm lược là thực hiện nhân nghĩa, phù hợp với nguyên lí chính nghĩa. B CHÂN LÍ KHÁCH QUAN VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA ĐẠI VIỆT. Sau khi nêu nguyên lí chính nghĩa, tác giả nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của đất nước Đại Việt. 1. Nếu nhân nghĩa là tiền đề tiên nghiệm thì chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử: Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác. - Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có. Những thực tế khách quan mà tác giả đưa ra là chân lí không thể phủ nhận. Nêu chân lí khách quan, đồng thời Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc. Người đời sau vẫn thường xem đoạn văn trên tiêu biểu và kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi. Trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định [văn hiến nước Nam] thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan. Đến nay, học thuyết đó rất gần gũi và vẫn còn giá trị thời sự. 2. Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt để tăng thêm sức thuyết phục, Nguyễn Trãi đã dùng biện pháp so sánh: so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức, chế độ, quản lí quốc gia [Triệu, Đinh, Lí, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống Nguyên].3. Nêu nguyên lí nhân nghĩa, chân lí khách quan, Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa: Lưu Cung bị thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt. Tác giả lấy chứng cứ còn ghi để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.

……………………… HẾT …………………….

Video liên quan

Chủ Đề