Có nên thờ họ nội ngoại chung không

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

1. Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng có phạm cấm kỵ không?

Theo các nhà tâm linh, nghiên cứu Phật học, việc con cháu thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên là việc hiếu nghĩa, đúng đạo lý.

Tùy theo hoàn cảnh mà lập không gian thờ cúng hợp lý, mỗi ngày giỗ, lễ tết con cháu tề tựu thắp hương tưởng nhớ người đã khuất. Con cái không thờ cúng bố mẹ mới là bất hiếu, trái đạo lý và văn hóa chứ việc phân chia trai gái chỉ mang tính tương đối.

2. Trai hay gái không quan trọng

Theo phong tục xưa, phụ nữ khi đã lấy chồng chỉ được thờ cúng tổ tiên nhà chồng bởi quan niệm “một nhà không được thờ hai họ”. Điều này chỉ đúng với một vài dân tộc ở nước ta.

Thực tế cho thấy, người Tày vẫn có thể lập hai bàn thờ, một bàn thờ lớn ngự giữa phòng khách để thờ gia tiên nhà chồng, một bàn thờ nhỏ hơn và lùi xuống phía sau bàn thờ chính để thờ bố mẹ đẻ, gia tiên nhà vợ. 

Họ áp dụng cách thờ cúng này trong trường hợp nhà không có con trai lo chuyện thờ cúng, nhà sinh con gái một bề hoặc nếu người chồng muốn bày tỏ lòng hiếu kính với bố mẹ vợ.

Tương tự, người Mông cũng lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà. Ngoài việc đặt thêm một bàn thờ nhỏ, người phụ nữ còn được hương khói thường xuyên cho bố mẹ đẻ, không còn nỗi lo bố mẹ đẻ và gia tiên nhà mình bị lãnh lẽo.

Xã hội ngày càng văn minh, nhiều gia đình chỉ có con gái tất nhiên sẽ muốn giữ trọn đạo hiếu làm con, thờ cúng cha mẹ ruột, gia tiên nhà mình không có gì sai trái. Việc cấm đoán như một số gia đình hiện nay vẫn làm là lạc hậu, phong kiến. 

3. Lưu ý khi thờ cúng cả nội tộc và ngoại tộc

Nếu nhà có không gian, nên lập thành hai bàn thờ tách biệt, một thờ gia tiên nhà chồng, một thờ gia tiên nhà vợ. Không nên đặt bàn thờ gia tiên nhà vợ phía trước bàn thờ chính.

Nếu nhà chật hẹp, chỉ có thể làm một bà thờ thì hãy chia bàn thờ 2 bên: Bên trái để bát hương, ảnh thờ cúng nội tộc, bên phải để bát hương, ảnh thờ cúng ngoại tộc. Phần giữa bàn thờ không nên đặt ảnh gia tiên, vì đó là vị trí quan thần linh, đặt ảnh gia tiên ở đó là phạm kỵ. 

Trình tự cúng khấn: Khấn gia tiên nhà chồng rồi đến gia tiên bên vợ, tiếp đó là bố mẹ chồng rồi tới bố mẹ vợ. Ngày giỗ bố mẹ đẻ cũng cần thắp hương cả bàn thờ nhà chồng, cần cáo quan thần linh, gia tiên nhà chồng để xin phép được cúng lễ bố mẹ đẻ. Tham khảo thêm: Trọn bộ Văn khấn cổ truyền, cúng bái cho các dịp

Ngoài ra, theo quan điểm của một số nhà văn hóa dân gian, tập tục, nghi lễ chỉ là do con người nghĩ ra, dù là nam hay nữ đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi chuyện, trong đó có cả vấn đề thờ cúng cha mẹ, tổ tiên. [st]

Bài viết mang tính tham khảo.

Đó là chia sẻ của một độc giả VTC News sau khi đọc bài tâm sự “Vợ không hiểu chuyện, nhất định đòi thờ bố mẹ đẻ ở nhà chúng tôi”. Trong câu chuyện này, người vợ muốn đưa di ảnh, bát hương bố mẹ đẻ về thờ ở nhà riêng nhưng chồng và gia đình chồng không đồng ý. Họ thuyết phục người vợ tiếp tục thờ bố mẹ ở nhà cũ, hoặc gửi vào chùa nhưng chị không chấp nhận. Phản hồi bài viết, nhiều độc giả kể các trường hợp tương tự cũng xảy ra với họ hoặc người thân.

Hùng: “Đây là cả một câu chuyện không đơn giản. Nhà anh chị tôi cũng cãi nhau rất nhiều”.

Quang: “Rất buồn nhưng phải nói rằng giữa thế kỷ 21 mà chuyện như vợ chồng nhà bạn này vẫn xảy ra không ít. Ngay trong họ nhà tôi luôn. Con dâu chú họ tôi cũng là con một, ba mẹ đã mất, chị ấy cũng chờ cải táng sạch sẽ rồi mới dám đặt vấn đề đưa bát hương 2 ông bà về thờ. Anh họ tôi đồng ý, thế là hai anh chị bị bố mẹ và các chú bác bác mắng sấp mặt, nhất là anh tôi bị chửi ngu. Hai anh chị cũng cứng đầu, vẫn quyết làm nên ông chú tôi họp các cụ lại để gây sức ép. Hôm đó tôi có mặt, có phát biểu vài câu bênh anh chị, thế là ăn mắng theo luôn. Cuối cùng anh chị vẫn làm theo ý mình nhưng từ đó chị bị bố mẹ chồng ghét. Trước thì quý lắm”.

Thu Huyền: “Cả chồng và nhà chồng tôi đều rất kiên quyết không cho thờ bố mẹ đẻ trong nhà. Rất may tính tôi cương quyết, cũng kiếm ra tiền nên tôi mua căn hộ ở riêng để lập bàn thờ cha mẹ mình, bảo chồng anh chấp nhận thì ra ở cùng, không thì tùy. Chồng tôi giận, vẫn ở bên bố mẹ hơn năm trời, chúng tôi như ly thân. Sau đó dần dần anh mới xuống nước rồi sang bên này với vợ con”.

Thủy: “Đây cũng là nỗi đau khổ của tôi. Nhà chồng không đồng ý cho thờ bố mẹ đẻ trong nhà, tôi không đành lòng gửi bố mẹ vào chùa như người tứ cố vô thân nên vẫn để các cụ ở nhà tại quê, ngày rằm mùng một phải nhờ bà cô họ thắp hương vì xa quá những 350km”.

Phần lớn các ý kiến bình luận đều phê phán quan điểm của người chồng trong bài viết, cho rằng đã gọi là tứ thân phụ mẫu thì bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ đều phải được thờ cúng, nhất là bây giờ đã hội hiện đại hơn. Nhiều độc giả chia sẻ, chuyện thờ cả hai bên nội ngoại vẫn diễn ra trong gia đình họ.

Ảnh minh họa: Internet.

Vợ Binh: “Tôi cũng con trưởng, bố mẹ vợ tôi có 6 anh chị em [2 trai 4 gái]. Vợ chồng tôi sống ở nước ngoài. Ở nhà em trai kế thờ cúng ông bà, ở bên này vợ chồng tôi vẫn cúng bàn thờ nội ngoại hàng chục năm nay rồi mà không nghe ai xử sự như họ nhà ông. Thờ cha cúng mẹ là của đạo làm con thôi, nếu bạn không thành tâm thì cứ giải tán đi vì làm người ai cũng chỉ có một cha một mẹ, không thể quên được; còn vợ, chồng mất lại có người khác thay thế. Hơn nữa vợ bạn là con một, bạn không nên ép vợ phải bỏ cha mẹ, đó là tội tày đình bất hiếu với họ”.

Pham Van Binh: “Nhà tôi cũng thờ hai bên nội ngoại như nhau. Giờ là thế kỷ 21 mà bạn suy nghĩ như người sống cách nay 200 năm. Nội ngoại bây giờ ngang nhau. Ngoại có khi còn hay hơn nội chứ chẳng có bên nào phù hộ hay hơn đâu. Đừng cổ hủ như thế, lại còn nghe lời bố nữa chứ. Hãy nghe lời vợ. Vợ bạn là người có hiếu đó!”.

Nguyễn Oanh: “Thật buồn vì suy nghĩ như vậy. Tôi là con gái đi lấy chồng, giờ chồng đã băng hà. Nhà tôi có hai con trai thờ cúng. Vậy mà khi tôi chuyển nhà, sư thầy lập bàn thờ cho tôi bốc 3 bát hương, giữa thần linh, bên phải gia tộc nhà chồng, bên trái gia tộc nhà mình”.

Lê Văn Thấy: “Ông tôi cúng bố vợ vì cụ không có con trai, bố tôi cúng ông ngoại, đến tôi hiện đang cúng cụ ngoại đây ạ, gia đình tôi có bị sao đâu”.

Duong Ngoc Tuyen: “Ba tôi là con cả của nội tôi. Mẹ tôi là con một của ngoại tôi. Từ khi ông bà ngoại mất, ba mẹ tôi là người thờ ông bà ngoại từ đó tới giờ”.

Nguyễn Chí Tiến: “Có rất nhiều gia đình lập bàn thờ cả nội và ngoại. Bàn thờ họ ngoại xếp riêng biệt và hơi thấp hơn bên họ nội. Phong tục tập quán đôi khi cũng rườm rà phức tạp. Song thờ hay không thờ cốt ở cái tâm, biết dung hòa để giữ gìn hạnh phúc là trên hết”.

Nha Minh: “Bố tôi 88 tuổi mà là con trưởng nhưng vẫn thờ ông bà ngoại tôi vì mẹ tôi chỉ có hai chị em. Mẹ và dì tôi thờ cúng ở nhà nhưng ông vẫn theo giỗ ở nhà anh con bác của mẹ để cúng ông bà ngoại tất cả các dịp lễ tết, có riêng bát hương là được rồi”.

Nguyễn Thùy Linh: “Bố chồng tôi cách đây 40 năm cũng thờ cúng bố mẹ vợ, vậy mà bây giờ anh này và nhà chồng anh này vẫn gia trưởng và bảo thủ. Người phải thay đổi suy nghỉ là anh chồng và phân tích cho bố mẹ anh hiểu đạo hiếu, nghỉ đúng và nghỉ thoáng thì gia đình được êm ấm và hạnh phúc, còn tích đức cho con cháu. Tuy nhiên nên thờ cúng ở 2 bàn khác nhau là được”.

Bạn có đồng ý với các quan điểm trên? Hãy chia sẻ ở box bình luận bên dưới.

Video liên quan

Chủ Đề