Có nên mua chung cư 360 Giải Phóng

Chủ đầu tư liên tục thất hứa, cư dân chung cư mòn mỏi chờ sổ hồng

Người dân phản ánh chủ đầu tư liên tục thất hứa

Theo phản ánh của nhiều cư dân sinh sống tại dự án Imperial Plaza 360 - Khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng và trường học, tại số 360 đường Giải Phóng [phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội], tháng 8/2018, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư và thương mại Thăng Long [gọi tắt là Công ty Thăng Long] đã bàn giao căn hộ tòa IP1, IP3 cho cư dân. Tiếp đến, năm 2019, chủ đầu tư bàn giao căn hộ tòa IP2 cho cư dân. Nhưng từ đó đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao sổ hồng cho các căn hộ của tòa chung cư này. 

3 tòa nhà IP1, IP2, IP3 của Dự án Imperial Plaza 360 Giải Phóng [Thanh Xuân - Hà Nội] đã bàn giao căn hộ cho cư dân về ở, nhưng đến nay sổ hồng vẫn chưa được bàn giao cho các hộ dân [Ảnh: Đỗ Quân].

Ban đại diện cùng cư dân đã nhiều lần kiến nghị, yêu cầu Công ty Thăng Long thực hiện cam kết bàn giao sổ hồng nhưng doanh nghiệp liên tục thất hứa, gây bức xúc trong cộng đồng cư dân.

Cụ thể, tại Văn bản số 27 ngày 6/4/2020, Công ty Thăng Long đã trả lời Ban đại diện cư dân và toàn thể cư dân tòa nhà là sẽ cấp sổ hồng cho tòa IP1 trong quý II và quý III/2020; cấp sổ hồng cho tòa IP3 trong quý III và quý IV/2020 và tòa IP 2 trong quý IV/2020 và quý I/2021. Song quá thời gian trên mà các chủ căn hộ vẫn chưa nhận được sổ hồng như cam kết của chủ đầu tư.

Đến tháng 6/2021, Công ty Thăng Long lại ra văn bản cam kết sẽ hoàn thiện cấp sổ hồng cho các căn hộ trong thời gian từ 1/6/2021 đến 30/9/2022 với tiến độ cụ thể: Từ ngày 1/6/2021 đến 31/3/2022 hoàn thành cấp sổ hồng cho cư dân tòa IP1; từ 1/4/2022 đến 30/6/2022 hoàn thành cấp sổ hồng cho cư dân tòa nhà IP3; từ 1/7/2022 đến 30/9/2022 hoàn thành cấp sổ hồng cho cư dân tòa IP2.

Tuy nhiên, đến ngày 9/5, theo phản ánh của các cư dân, chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao sổ hồng như đã cam kết.

Trong khi đó, Khoản 4 của Điều 13, Luật Kinh doanh Bất động sản quy định rõ: Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua phải làm thủ tục để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

"Chúng tôi đã nộp 95% số tiền mua căn hộ, 2% phí bảo trì và nhận nhà từ năm 2018 - 2019 mà đến nay vẫn chưa được cấp sổ hồng. Trong hợp đồng mua bán giữa 2 bên, khi nào nhận được sổ hồng chúng tôi mới phải đóng nốt 5% số tiền còn lại. Bỏ ra vài tỷ đồng để mua căn hộ mà đến nay đã hơn 1.000 ngày chưa có sổ khiến chúng tôi rất hoang mang. Không có sổ nên chúng tôi không thể thế chấp căn hộ vay vốn ngân hàng để trả nợ", một cư dân bức xúc.  

Không cấp được sổ hồng vì dự án đang thế chấp ngân hàng?

Do chờ đợi quá lâu, anh T.V.B, một cư dân của chung cư, đã tự mang hồ sơ căn hộ tại tòa IP1 đến Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, Văn phòng Đăng ký đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có văn bản trả lời anh B. là dự án này đã được Công ty Thăng Long thế chấp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam [PVcomBank]. Do đó, việc thực hiện cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án này chưa đủ điều kiện giải quyết.

"Trong trường hợp ông B. cho rằng có sự thực hiện không đúng hợp đồng mua bán giữa ông và chủ đầu tư dẫn đến việc nhà, đất ông mua chưa đủ điều kiện để cơ quan đăng ký đất đai thực hiện việc đăng ký sở hữu và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đề nghị ông B. gửi đơn khởi kiện đến cơ quan tòa án cấp có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định tại Điều 26 Luật Tố tụng dân sự năm 2015", văn bản của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trả lời ông B.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án tòa nhà IP4 năm 2013 được cấp phép xây dựng là nhà liền kề, đến năm 2017 mới chuyển đổi thành dự án chung cư. Nhưng hiện nay, Sở Tài chính và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chưa thống nhất thời điểm tính thuế đối với tòa nhà này. Do đó, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa thể nộp thuế. Theo quy định, chủ đầu tư chưa hoàn thiện nghĩa vụ thuế cho tòa IP4 thì chưa thể làm thủ tục cấp sổ hồng cho các căn hộ của tòa IP1, IP2, IP3.

Vị trí tòa nhà IP4 đang xây dựng dở này, năm 2013 được phê duyệt xây dựng là nhà liền kề. Đến năm 2017, dự án này được chuyển sang xây dựng tòa nhà chung cư IP4. [Ảnh: Đỗ Quân].

Mặt khác, theo đại diện chủ đầu tư, do chưa xác định được thời điểm đóng thuế nên tòa IP4 đang phải dừng thi công.

Nói về việc dự án đang thế chấp ngân hàng dẫn đến các căn hộ mặc dù người mua đã trả hết tiền nhưng vẫn không đủ điều kiện cấp sổ hồng, đại diện chủ đầu tư giải thích: "Thế chấp ngân hàng là thế chấp cả dự án, còn các căn hộ đã hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính thì không liên quan gì, hoàn toàn đủ điều kiện được cấp sổ hồng. Hồ sơ cấp sổ hồng cho các căn hộ chúng tôi đã nộp lên Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Khi nào cơ quan chức năng xác định xong vấn đề thuế tòa IP4 nói trên là chúng tôi hoàn thành nghĩa vụ thuế, thì sổ hồng các căn hộ cũng sẽ được cấp".

Theo chủ đầu tư, do chưa thống nhất được thời điểm tính thuế tòa nhà IP4 nên dự án phải dừng thi công. [Ảnh: Đỗ Quân].

Nhưng xác nhận với phóng viên Dân trí, đại diện Văn phòng Đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng: "Dự án đang thế chấp tại ngân hàng. Hiện chủ đầu tư đã bán căn hộ cho khách hàng, muốn làm sổ hồng thì chủ đầu tư phải giải chấp, đây là việc của chủ đầu tư".

Ngân hàng nhận thế chấp nói gì?

Cũng liên quan đến vấn đề giải chấp, trong văn bản trả lời ông L. - một hộ dân mua căn hộ tại tòa IP2 của dự án trên, PVcombank cho biết: Ngày 30/6/2016, chủ đầu tư và PVcombank đã ký hợp đồng thế chấp dự án. Theo đó chủ đầu tư đã thế chấp tài sản thuộc dự án [tài sản thế chấp bao gồm cả căn hộ của ông L.] cho PVcombank nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của chủ đầu tư với PVcombank. Hai bên đã hoàn thành thủ tục đăng ký thế chấp tài sản tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội theo đúng quy định pháp luật.

PVcombank còn cho biết, qua rà soát, ông L. đã thanh toán cho chủ đầu tư 95% tổng giá trị căn hộ cho chủ đầu tư, số tiền này đã được ghi đầy đủ vào tài khoản của chủ đầu tư mở tại PVcombank để PVcombank thực hiện thu nợ. Theo đó, căn hộ của ông L. đã đủ điều kiện để giải chấp. 

Tuy nhiên, PVcombank cho biết, đơn vị đã nhiều lần làm việc với chủ đầu tư, đã có nhiều văn bản yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng thực hiện việc giải chấp cho người mua nhà, trong đó có căn hộ của ông L., nhưng chưa nhận được phản hồi chính thức bằng văn bản từ chủ đầu tư.

Vì vậy, để PVcombank có đủ cơ sở hoàn thiện thủ tục giải chấp căn hộ, PVcombank đề nghị ông L. liên hệ với chủ đầu tư để thực hiện thủ tục giải chấp căn hộ.

Ngoài vấn đề bức xúc chưa được cấp sổ hồng, cư dân ở đây còn cho biết, đến nay tòa nhà nơi họ sống vẫn chưa được chủ đầu tư đứng ra tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập Ban quản trị. Do chưa có Ban quản trị nên chủ đầu tư chưa chuyển trả cư dân 2% phí bảo trì, dẫn đến các hỏng hóc trong tòa nhà cư dân phải tự bỏ tiền túi ra sửa chữa. 

Lời tòa soạn: Tích góp từng đồng, vay mượn khắp nơi để mua chung cư, nhiều người đã nghĩ mình sẽ có không gian sống tuyệt vời, nhưng hàng loạt vấn đề phát sinh đã khiến cư dân chung cư "vỡ mộng" bởi chiêu trò của chủ đầu tư. Chỉ bởi một phần những nhà đầu tư "ăn xổi" năng lực có hạn nhưng "thủ đoạn" vô biên, quảng cáo "biến không thành có" hay "có một nói mười" đã biến giấc mơ an cư của người dân thành nỗi ác mộng kinh hoàng.

Với mong muốn chia sẻ và đồng hành cùng người dân đang có ý định hoặc đã mua chung cư, chúng tôi sẽ đăng tải định kỳ những bài viết chất lượng và chính xác nhất về tình hình các dự án đang mở bán hay đã đi vào hoạt động cũng như chia sẻ ý kiến của các chuyên gia hàng đầu, luật sư nổi tiếng... để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách thiết thực nhất.

Theo thông tin quảng cáo, dự án Imperial Plaza 360 Giải Phóng là khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng và trường học tại 360 đường Giải Phóng [phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội] do Công ty CP Tập đoàn đầu tư và thương mại Thăng Long làm chủ đầu tư [CĐT] và đơn vị Đất xanh miền Bắc phân phối mở bán độc quyền.

Theo giới thiệu, dự án gồm các toà chung cư cao tầng kết hợp dịch vụ, văn phòng và khu nhà ở thấp tầng với tổng diện tích 3,6ha, gồm 3 tòa chung cư 29 tầng, 40 căn liền kề. Giai đoạn 1 gồm 3 tòa IP1, IP2 và IP3 – chung cư Imperial Plaza và đã đi vào sử dụng. Giai đoạn 2 được khởi công xây dựng từ quý 3/2017 nhằm xây dựng tòa IP4 – chung cư Skyview Plaza, trên diện tích đất hơn 4.800m2, chiều cao 35 tầng, với 5 tầng hầm, bể bơi trong nhà 250m2 và khu thương mại dịch vụ tại tầng 1.

Rất nhiều tiện ích được đưa ra nhưng thực tế nhiều tiện ích trong số đó chỉ được "nửa vời" so với hình ảnh quảng cáo hoành tráng.

Thế nhưng, ngay từ cổng vào chung cư cao cấp Imperial Plaza đã khiến nhiều người đặt nghi vấn về 2 từ "cao cấp". Theo quan sát, biển tên dự án khá cũ và chằng chịt dây điện nổi phía ngoài; vào giờ cao điểm, khu vực trước chung cư luôn trong tình trạng tắc nghẽn bởi lượng phương tiện tham gia giao thông rất đông; khác khá xa với quảng cáo "sở hữu tọa độ vàng, quy mô dự án bậc nhất, lựa chọn số 1 trong khu vực". 

Cổng vào chằng chịt dây điện, biển tên dự án khá cũ và vẫn còn lời chúc mừng năm mới không biết có từ năm nào?

Lối vào siêu thị, bể bơi tòa nhà cũng "đơn sơ" không kém.

Theo đơn vị phân phối độc quyền Đất xanh miền Bắc quảng cáo trên website chính thức của Đất Xanh miền Bắc, chung cư sẽ có khu trung tâm thương mại được đầu tư trang bị khá đa dạng các loại mặt hàng từ cao cấp đến bình dân; khu rạp chiếu phim, khu nhà phố, phòng tập gym, bể bơi ngoài trời, trường học từ mầm non đến trung học cơ sở.

Đơn vị phân phối "nổ" về tiện ích dự án

Tuy nhiên, trong thực tế trung tâm thương mại như quảng cáo chỉ là một vài cơ sở làm tóc, nail kết hợp spa, cửa hàng đồ uống, cà phê và một siêu thị dưới tầng hầm; mặt bằng các tầng thương mại của tòa còn lại vẫn đang bỏ trống, ngổn ngang và dán biển cho thuê mặt bằng. Các quy hoạch trong quần thể dự án, bao gồm: cảnh quan sân vườn, quảng trường, phố mua sắm... cũng chưa tới so với kỳ vọng của cư dân về tiện ích dự án.

Trung tâm thương mại trong tưởng tượng và thực tế "đìu hiu".

"Imperial Plaza được đầu tư bể bơi ngoài trời có diện tích hơn 1.000m2 có ngăn dành riêng giữa bể bơi người lớn và bể bơi trẻ em nhằm tạo một không gian thư giãn lý tưởng cho cư dân". Thế nhưng, đó chỉ là những mỹ từ quảng cáo trên giấy, tiện ích thực tế chỉ được "nửa vời" so với bản phối cảnh. Bể bơi thực tế có rào chắn xung quanh, không có các ghế thư giãn cho cư dân như trong hình ảnh quảng cáo.

Hình ảnh bể bơi phối cảnh và thực tế tại Imperial Plaza

Tìm hiểu thêm về tiện ích hệ thống trường học các cấp, rạp chiếu phim, khu tập gym, sân thể thao riêng, các cư dân tại đây cho biết: "Hiện tại mới chỉ có 1 cơ sở trường mầm non chứ chưa thấy các cấp còn lại. Sau hơn 2 năm nhận bàn giao nhà, tiện ích rạp chiếu phim vẫn cứ đang hoàn thiện chưa khai trương; thậm chí nhiều người còn không biết đến những tiện ích trên ở đâu, ra sao".

Rạp chiếu phim trong..."mơ" của các cư dân Imperial Plaza 360 Giải Phóng.

"Với 2.146 m2 diện tích cho đất trồng cây xanh, dự án được quảng cáo bố trí dành riêng 60% diện tích khu đất để làm công viên cây xanh đi dạo của cư dân tạo được một khoảng không gian lớn thoáng đãng, mát mẻ để cư dân đi bộ, sinh hoạt cộng đồng, thư giãn đầu óc" nhưng tìm "mỏi mắt" cũng chưa thấy những tiện ích lung linh trên giống với thực tế.

So sánh bản phối cảnh rực rỡ, thực tế "nửa vời"

"Chủ quan tôi thấy, so với những gì CĐT "vẽ" ra về những tiện ích ban đầu thì thực tế chỉ đáp ứng được một nửa, thậm chí, có những tiện ích còn "biến mất" hoàn toàn. Giờ điều chúng tôi quan tâm là những tiện ích còn thiếu đến khi nào mới thực hiện và bao giờ CĐT hoàn thiện thủ tục pháp lý bàn giao sổ hồng cho cư dân" - đại diện cư dân tòa IP2 cho biết.

Không chỉ dừng lại ở các tiện ích "nửa vời", theo kế hoạch, tháng 3/2017 CĐT dự án tiếp tục thực hiện xây dựng tòa IP4 - thuộc giai đoạn 2 của dự án Imperial Plaza nhưng đến 1 năm sau, tháng 8/2018, dự án mới được UBND TP Hà Nội cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 4093/QĐ-UBND. Điều lạ lùng là chỉ một tháng sau đó, dự án lại được Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long tiếp tục đem ra thế chấp cho PVcombank. 

Tòa IP4 theo kế hoạch và thực tế dự án này vẫn đang bị "đắp chiếu"

IP4 dự kiến gồm 35 tầng nổi, 4 tầng hầm, trong đó có 3-4 tầng trung tâm thương mại. Dự kiến sẽ có khoảng 900 căn hộ, được trang bị đầy đủ nội thất liền tường cao cấp, hưởng trọn tiện ích cao cấp của toàn dự án: bể bơi trong nhà [nằm tại một cánh hoa], GYM, SPA, trung tâm thương mại, shophouse cao cấp phục vụ cư dân. Nhưng, đến thời điểm hiện tại dự án vẫn bị "đắp chiếu" và chưa có dấu hiệu khởi công xây dựng lại.

Đất xanh miền Bắc - đơn vị phân phối độc quyền dự án này cũng PR nhiệt tình các tiện ích để thu hút khách hàng.

Trước thực trạng "Quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo", không chỉ CĐT mà đơn vị phân phối [môi giới BĐS] cũng phải có trách nhiệm đối với cư dân trước và sau khi bán dự án. Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản:

"1. Thực hiện đúng hợp đồng đã ký với khách hàng.

Cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản do mình môi giới và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp.

Hỗ trợ các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng”.

Như vậy, khi thực hiện hoạt động môi giới bất động sản, công ty môi giới/phân phối dự án cũng phải có trách nhiệm cung cấp cũng như đảm bảo sự chính xác của các thông tin về bất động sản. Nếu thông tin cung cấp cho người mua không chính xác, dẫn đến thiệt hại cho khách hàng, các trường hợp tranh chấp do việc “môi giới một đằng, chất lượng một nẻo” thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra [theo quy định tại Khoản 5 điều này].  

Thế chấp chồng chéo, "lùm xùm" giấy tờ pháp lý

Đầu năm 2020, hàng loạt cư dân thuộc dự án Imperial Plaza treo băng rôn tố cáo chủ đầu tư – Công ty Thăng Long không bàn giao sổ hồng sau hơn 2 năm bàn giao nhà.

Điều 13 Luật Kinh doanh Bất động sản ghi rõ: Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản: "Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận".

Theo đó, CĐT bàn giao tòa IP1 vào tháng 9/2018, tòa IP 2 bàn giao vào tháng 3/2019 và tòa IP 3 bàn giao tháng 10/2019, nhưng hiện nay có hàng trăm trường hợp chưa được chủ đầu tư bàn giao sổ đỏ. Trong khi, theo ký kết hợp đồng, khách hàng đã đóng 95% giá trị hợp đồng, số tiền còn lại là 5% khách hàng đóng cho chủ đầu tư là công ty Thăng Long sau khi nhận sổ. Khách hàng đã trả đầy đủ số tiền nhưng sổ thì vẫn không thấy đâu. 

Tuy nhiên, Ban đại diện cùng cư dân nhiều lần kiến nghị, yêu cầu Công ty Thăng Long thực hiện cam kết bàn giao sổ hồng, nhưng Công ty liên tục thất hứa, gây bức xúc cộng đồng cư dân. Được biết, sau nhiều lần bị tố chây ì, lừa đảo, CĐT mới chịu thương lượng đến cuối năm nay làm sổ cho cư dân. Căn cứ theo điều luật về trách nhiệm của CĐT khi xây dựng, kinh doanh bất động sản, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long đang làm trái so với quy định của pháp luật, ảnh hưởng tới quyền lợi và lợi ích của khách hàng?

Cư dân dự án Imperial Plaza 360 Giải Phóng tố CĐT không bàn giao sổ hồng và quỹ bảo trì hồi đầu năm 2020.

Nguyên nhân được đưa ra là do dự án này đang bị thế chấp chồng chéo? Theo tìm hiểu của PV, được biết, ngày 07/07/2016, CĐT đã thế chấp toàn bộ quyền tài sản và lợi ích của Bên Bảo Đảm phát sinh từ hoặc có liên quan tới Dự án TINCOM CITY [hỗn hợp nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng và trường học] tại số 360 đường Giải Phóng với tổng giá trị là 1.300 tỷ đồng cho PVcombank [Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam] với số hợp đồng là 2777.2016/HĐTC. Đến ngày 3/10/2016, hợp đồng thế chấp này lại được đáo hạn với tổng hạn mức không thay đổi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc.

Video liên quan

Chủ Đề