Có nên làm bể xử lý nước thải ngầm

2059 Lượt xem - 28-07-2020 11:24

Mỗi bể xử lý nước thải trong một hệ thống có vai trò gì? Sự khác nhau giữa quy trình xử lý ở các bể này khi hệ thống được ứng dụng các công nghệ khác nhau? Đặc trưng của từng bể xlnt?

Có bao nhiêu bể xử lý nước thải?

Trong một hệ thống xlnt đạt chuẩn, mỗi bể xử lý nước thải có chức năng riêng và thể hiện một giai đoạn xử lý của hệ thống. Tuy nhiên, dù hệ thống được ứng dụng phương pháp – công nghệ xử lý nào đi nữa thì chúng cũng bao gồm các bể xử lý sau:

Bể tách dầu mỡ

Là loại bể được thiết kế và xây dựng khi nước thải cần xử lý chứa dầu mỡ phát sinh từ một số khu vực như: phòng ăn, nhà bếp hay trong sản xuất. Bể tách dầu mỡ có chức năng loại bỏ, phân tách dầu mỡ động thực vật hay một số loại dầu mỡ phục vụ các hoạt động sản xuất trên bề mặt nước thải.

Bể thu gom

Nước thải sinh hoạt, công nghiệp thường phát sinh từ nhiều khu vực khác nhau, chính vì thể để xử lý triệt để thì trong mỗi hệ thống đều phải có bể thu gom. Thông thường thì tại bể thu gom sẽ được lắp đặt thêm các lưới – song chăn rác để loại bỏ rác thải hữu cơ có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước, đảm bảo cho các khâu xử lý nước thải tập trung sau đó.

Bể điều hòa

Chức năng chính của bể điều hòa trong xử lý nước thải là điều chỉnh sự ổn định của lưu lượng nước thải và độ pH. Tùy vào mỗi công nghệ mà hệ thống được ứng dụng, bể xử lý nước thải này sẽ có thời gian lưu nước khác nhau.

Với một hệ thống chuẩn thì tại bể xử lý này sẽ được lắp đặt máy sục khí – thổi khí khuấy liên tục để tách mùi. Nồng độ BOD, COD sau khi đi qua bể điều hòa sẽ giảm từ 20 đến 30% so với ban đầu.

Có nên làm bể xử lý nước thải ngầm

Xem thêm bài viết các loại bể xử lý nước thải trong hệ thống tại đây!

Bể kỵ khí – UASB

Đặc trưng của bể xử lý nước thải kỵ khí là có khả năng xử lý một số chất hữu cơ có nồng độ và hàm lượng cao, tuy nhiên hiệu suất xử lý tại đây là không cao. Ở giai đoạn xử lý này sẽ diễn ra đồng thời 3 quá trình là: phân hủy, lắng bùn và tách khí.

Bể thiếu khí – Anoxic

Bể xử lý nước thải này được xây dựng khi nguồn nước thải có chứa nồng độ Nito và Photpho cao. Tại bể Anoxic sẽ liên tục diễn ra một số quá trình như: lên men, cách mạch hay khử Nitrar,…

Bể FBR – Sinh học hiếu khí

Được xây dựng khi hệ thống ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý nước thải. Tại bể xử lý này, các vi sinh vật trong nước thải sẽ được tạo điều kiện tốt nhất, lấy các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải làm thức ăn để phát triển và sinh trưởng.

Bể lắng và trợ lắng

Là cụm bể được xây dựng để phân tách và loại bỏ các chất lơ lửng ra khỏi nguồn nước. Tùy thuộc vào tính chất nước thải và công nghệ ứng dụng mà quá trình lắng sẽ diễn ra thành một hay nhiều đợt. Các mục đích tại bể lắng có thể kể đến như: lắng cát, lắng đợt 1, lắng đợt 2, lắng để loại bỏ cặn trong quá trình keo tụ tạo bông.

Bể khử trùng

Đây sẽ là bể xử lý nước thải cuối cùng nếu được thiết kế trong hệ thống (tùy vào công nghệ XLNT) và có chức năng khử trùng một số vi khuẩn – vi trùng gây bệnh.

Ngoài các loại bể xử lý nước thải trên thì còn có một số loại bể khác như: bể chứa bùn thải; bể chứa nước thải đầu ra,…

Bể xử lý nước thải được thiết kế như thế nào?

Tương ứng với mỗi công nghệ được lựa chọn thì hệ thống sẽ được thiết kế và tính toán xây dựng để giải quyết các vấn đề sau:

  • Có bao nhiêu bể xử lý nước thải được xây dựng?
  • Diện tích xây dựng và thiết kế của từng bể
  • Trang thiết bị - máy móc hay nguyên vật liệu được dùng tại mỗi bể xử lý

Và để mỗi hệ thống hoạt động ổn định, tính tự động hóa cao thì mỗi bể xử lý nước thải được xây dựng phải hoàn thành vai trò và chức năng của mình. Ngoài ra, để có thể tối ưu được chi phí đầu tư xây dựng, khả năng vận hành của hệ thống thì tại mỗi bể xlnt này cũng cần được tính toán, thiết kế chính xác đến từng chi tiết.

Mọi thắc mắc về các bể xử lý nước thải, quy trình – nguyên tắc hoạt động của mỗi công nghệ xlnt,…Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới công ty xử lý môi trường Hợp Nhất để nhận tư vấn!