Có nên cho bé ngậm núm giả

Núm giả hay còn gọi là ti giả là loại núm ti được làm từ chất liệu cao su, chất dẻo, hoặc silicone an toàn cho trẻ sơ sinh. Được nhiều cha mẹ sử dụng cho con cái của mình, giúp bé ngủ ngon, hạn chế quấy khóc. Thiết kế có một núm vú, lá chắn miệng và tay cầm đủ lớn để tránh cho trẻ bị nghẹt thở hoặc nuốt phải.

Ti giả là loại núm ti làm từ chất liệu cao su, silicone an toàn cho trẻ sơ sinh

2Có nên cho bé ngậm ti giả không?

Lợi ích

  • Trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm ti mẹ nên khi ngậm ti giả, bé sẽ tưởng đó là ti mẹ và cảm thấy được xoa dịu, không còn quấy khóc. 
  • Mút tay là thói quen của các bé sơ sinh, đó phản xạ tự nhiên của bé, nên khi sử dụng ti ngậm bạn sẽ giúp bé bỏ được thói quen này.
  • Ti giả có thể giúp cho bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và giúp bé ngủ ngon hơn, việc ngậm ti giả vào giờ ngủ trưa và trước khi đi ngủ, sẽ giúp các bé giảm thiểu nguy cơ xảy ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS].
  • Ngoài ra, trong những trường hợp phải tiêm chủng, bé sẽ tỏ ra khó chịu, lúc này việc sử dụng ti ngậm sẽ làm bé mất tập trung tạm thời, giúp thao tác của bác sĩ dễ dàng hơn.

Ty ngậm sẽ làm cho bé mất tập trung tạm thời

Rủi ro

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà núm vú giả mang lại, chúng đồng thời cũng tồn tại một số mặt hạn chế nhất định, bao gồm:

  • Việc sử dụng ti giả thường xuyên sẽ dẫn đến việc bé bị phụ thuộc, quấy khóc khi không được ngậm ti.
  • Sử dụng ti giả trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển răng miệng và cơ hàm của bé. 
  • Các bé được ngậm ti giả từ sớm sẽ có khả năng giảm hứng thú với việc bú sữa mẹ, dễ dẫn đến tình trạng gián đoạn trong việc cho bé bú. 

Ti ngậm KuKu KU5513 cho bé từ 6 tháng an toàn cho bé

3Những lưu ý khi dùng ti giả hay núm giả cho bé

Không thể phủ nhận một số lợi ích của ti giả đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý khi sử dụng ti giả:

  • Không ép bé dùng ti giả: Chỉ sử dụng ti giả khi trẻ cần.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng: Trước khi cho trẻ ngậm ti giả, ba mẹ nên vệ sinh ti giả bằng cách trụng nước sôi khoảng 5 phút, sau đó để nguội mới cho trẻ ngậm.
  • Chỉ sử dụng khi bé không đói: Tốt nhất ba mẹ nên cho bé ngậm ti giả giữa các bữa ăn khi biết chắc là con không đói và tránh sử dụng ti giả như một cách để trì hoãn việc cho bé bú.
  • Sử dụng ti giả phù hợp với lứa tuổi của trẻ: Nên chọn loại ti có hình dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ, để tránh làm hỏng hình dáng răng phát triển của trẻ.
  • Thay ti giả thường xuyên: Luôn chú ý kiểm tra ti giả thường xuyên xem có bị rách, hỏng gì không để thay kịp thời cho trẻ, dù ti giả vẫn bình thường thì vẫn nên thay sau 2 tháng sử dụng.
  • Thận trọng khi đeo ti giả trên người bé: Không nên để ti giả quanh cổ hoặc để trên nôi của bé, vì có thể có nguy cơ thắt ngạt cho trẻ.

Thay ti giả thường xuyên cho bé

3Khi nào nên cho bé ngậm ti giả

3.1 Theo độ tuổi

Đối với những bé bú sữa mẹ thì thời gian tốt nhất để cho bé ngậm ti giả là sau 6 tuần tuổi. Mẹ nên tránh việc cho bé sử dụng ti giả quá sớm, vì lúc này bé cần phải làm quen với vú của mẹ và giúp kích thích sữa mẹ về nhiều hơn.

Mẹ nên tránh việc cho bé sử dụng ti giả quá sớm

3.2 Tần suất sử dụng 

Mẹ không nên cho bé dùng ti giả thường xuyên, chỉ nên cho bé sử dụng ti giả khi bé không đói, tốt nhất là vào buổi trưa hay buổi tối khi bé đi ngủ. Khi bé khóc, mẹ hãy cố gắng dỗ thay vì ngay lập tức cho bé ngậm ti, để hạn chế việc trẻ bị phụ thuộc vào ti giả. 

Bộ 2 ti ngậm Philips Avent SCF08006 sử dụng chất liệu an toàn cho bé

4Khi nào nên cai ti giả?

4.1 Thời gian cai ti giả cho bé

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ nên cho bé sử dụng ti giả ít nhất đến khi bé tròn 12 tháng tuổi, trước khi bạn thực hiện cai sữa cho bé. Bạn không nên cho bé sử dụng trong thời gian quá lâu, để tránh dẫn đến nhiều hệ quả khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Cho bé sử dụng ti giả ít nhất đến khi bé tròn 12 tháng tuổi

4.2 Cách cai ti giả cho bé

  • Mẹ nên từ từ thay đổi thói quen của bé bằng cách giảm số lần cho bé ngậm ti giả, khi bé đòi ti bạn hãy hướng bé sang việc khác, sau đó cắt giảm dần số lần bé sử dụng rồi ngưng hoàn toàn.
  • Hạn chế việc cho bé nhìn thấy ti giả, nếu không nhìn thấy bé sẽ quên dần việc phải được ngậm ti.
  • Nói chuyện, khích lệ bé không sử dụng ti giả nữa để từ đó thay đổi suy nghĩ của bé.
  • Mẹ cũng có thể sử dụng cách vùi lỗ vào ti để ti giả không còn hoạt động như bình thường, làm giảm hứng thú của bé. 
  • Nếu thực hiện các biện pháp trên nhưng không đạt hiệu quả, bạn hãy thử ngừng hẳn việc cho bé sử dụng ti giả, hành động này sẽ làm bé quấy khóc, khó chịu ở giai đoạn đầu nhưng sẽ giúp mẹ nhanh chóng cai được việc ngậm ti của bé. 

Nên từ từ giảm số lần cho bé ngậm ti giả

Với những ưu điểm, nhược điểm và những chia sẻ về ti giả, hy vọng mẹ sẽ biết cách sử dụng hợp lý và tốt nhất cho bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 [7:30 - 22:00] hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

1. Mayoclinic

Nhiều phụ huynh cho trẻ ngậm núm vú giả vì một số lợi ích, tuy nhiên việc này cũng mang lại nhiều tác hại đối với trẻ trong phát triển răng miệng, gây nhiễm trùng.

Đối với trẻ mới bú mẹ, sự khác biệt giữa vú mẹ và núm vú giả làm trẻ khó chịu khi bú, thậm chí bỏ bú. Nhiều phụ huynh quan ngại việc sử dụng núm vú giả ở trẻ sơ sinh dẫn đến việc cai sữa sớm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng núm vú giả không ảnh hưởng đến thời gian bú mẹ cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi. Học viện Nhi khoa Mỹ [AAP] khuyến cáo cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ dùng núm vú giả sau khi bé bú sữa mẹ tốt, thường là khoảng 3 đến 4 tuần tuổi.

Cha mẹ hiểu rõ con mình nhất nên cùng nhau xác định xem việc sử dụng núm vú giả có phù hợp với bé hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

AAP khuyến nghị nên cho trẻ ngậm núm vú giả vào giờ ngủ trưa và trước khi đi ngủ, giúp bảo vệ bé khỏi hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS]. Nhiều trẻ có nhu cầu bú ngay cả khi không đói, núm vú giả sẽ đáp ứng mong muốn bú không bổ sung dinh dưỡng này. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đau bụng, đang tiêm vaccine, bị thương, ốm có thể được xoa dịu bằng cách sử dụng núm vú giả.

Một nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm vú giả giúp trẻ bú thành công nhanh hơn. Núm vú giả là một công cụ giúp cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi khi chăm sóc trẻ. Núm vú giả cũng hữu ích trong quá trình di chuyển trên máy bay vì mút làm giảm áp lực trong tai giữa.

Cho trẻ ngậm núm vú giả vào đúng thời điểm là chìa khóa để tránh biến chứng khi cho con bú.. Ảnh: Freepik

Tuy nhiên, cho trẻ ngậm núm vú giả quá sớm có thể cản trở khả năng ngậm, bú của trẻ, điều này dẫn đến các vấn đề cho con bú như đau đầu vú, căng sữa, tắc ống dẫn sữa, áp xe vú. Nếu núm vú giả được sử dụng để thay thế cho các cữ bú, nguồn sữa của mẹ sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến giảm cân ở trẻ.

AAP khuyến cáo cha mẹ hạn chế hoặc loại bỏ núm vú giả sau khi trẻ 6 tháng tuổi bởi có khả năng gây nhiễm trùng tai. Núm vú giả thường rơi ra khỏi miệng trẻ sơ sinh, rất dễ trở thành đường dẫn vi trùng nếu không được vệ sinh và khử trùng thường xuyên.

Một số cha mẹ cho rằng núm vú giả là không cần thiết vì trẻ sơ sinh không sử dụng núm vú giả thường tìm cách khác để tự xoa dịu mình như mút tay. Việc lạm dụng núm vú giả vào ban ngày có thể khiến trẻ không bú đủ sữa vào các cữ bú, điều này khiến trẻ thức giấc nhiều hơn vào ban đêm để ăn. Sử dụng núm vú giả thường xuyên ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của trẻ, đặc biệt là khớp cắn hở trước, khớp cắn chéo sau.

Núm vú giả có thể gây ra một số nguy cơ như nghẹt thở, vì vậy cha mẹ phải ghi nhớ các nguyên tắc an toàn sau: vệ sinh núm vú giả của trẻ hàng ngày để ngăn ngừa tưa miệng, nhiễm trùng do vi khuẩn; không treo núm vú giả quanh cổ bé hoặc sử dụng bất kỳ loại dây, ruy băng nào để buộc núm vào nôi, ghế ô tô, xe đẩy, ghế dành cho trẻ sơ sinh, em bé có thể bị siết cổ; không sử dụng núm vú từ bình sữa như một núm vú giả, không an toàn, khiến bé bị sặc; tránh núm vú giả bằng cao su nếu trẻ bị dị ứng với cao su; thường xuyên kiểm tra núm vú giả để thay thế chúng khi bị đổi màu, vỡ hoặc hư hỏng.

Quỳnh Anh [Theo Verywellfamily]

Video liên quan

Chủ Đề