Có nên bổ sung quyền tư bố quyền nhân thân trong quyền tác giả không

Bảo hộ quyền nhân thân trong quyền tác giả.

Các quyền tác giả và các quyền của chủ sở hữu tác phẩm luôn luôn là nội dung trọng tâm của pháp luật về quyền tác giả. Quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện.

Quyền nhân thân trong nội dung quyền tác giả được hiểu là quyền xác lập mối liên hệ giữa bản thân tác giả với tác phẩm, gắn liền trực tiếp với tác giả, không thể chuyển giao hay để thừa kế [trừ quyền công bố tác phẩm], mang lại giá trị tinh thần cho tác giả và được bảo hộ vô thời hạn [trừ quyền công bố tác phẩm]. Quyền nhân thân gồm:

- Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, vì khi dịch tác phẩm thì tên của tác phẩm phải được dịch sang ngôn ngữ khác với nghĩa tương đương.

- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

- Quyền bảo vệ sự toàn diện của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả. Bảo vệ sự toàn diện của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

Quyền tài sản được hiểu là những quyền của tác giả tự mình hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm và được hưởng các lợi ích vật chất của việc sử dụng đó và được bảo hộ có thời hạn. Các quyền tài sản của tác giả được pháp luật bảo hộ gồm:

- Làm tác phẩm phái sinh, là quyền làm tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

- Sao chép tác phẩm: là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng.

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác: là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính là quyền do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh để sử dụng có thời hạn. Quyền cho thuê không được áp dụng đối với chương trình máy tính, khi bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.

Các quyền tài sản trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:

Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền nhân thân của tác giả được pháp luật quy định như thế nào?
  • 2. Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình ?
  • 3. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc ?
  • 4. Đặc điểm bảo vệ quyền sở hữu trí tụê
  • 5. Thực hiện các cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA

1. Quyền nhân thân của tác giả được pháp luật quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại Điều 13 và Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

– Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghê thuật và khoa học, gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 về quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:

Quyền nhân thân của tác giả được quy định tại Điều 19, Luật này và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị Định số 198/VBHN-BVHTTDL bao gồm các quyền sau đây:

– Đặt tên cho tác phẩm. Việc đặt tên cho tác phẩm không áo dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác;

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.; trừ trường hợp có sự thỏa thuận của tác giả.

– Tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính.

Trên đây là tư vấn của về Quyền nhân thân của tác giả được pháp luật quy định như thế nào? Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

2. Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình ?

Thưa luật sư, xin Luật Minh Khuê tư vấn thủ tục và quy trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình như thế nào ? Cảm ơn

Luật sư tư vấn:

Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm tạo hình bao gồm:

- Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình

- Giấy uỷ quyền nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền

- Biên bản giao việc trong trường hợp tác phẩm tạo hình tạo ra trên cơ sở giao việc

- Bản sao tác phẩm cần đăng ký [2 bản] và giải trình về tác phẩm [2 bản]

- Bản cam đoan của tác giả.

3. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc ?

Kính chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc được bảo hộ như thế nào trong hê thống pháp luật quốc tế?

Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Công ước Berne quy định:

"1. Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học."

Căn cứ vào quy định trên thì tác phẩm được bảo hộ bao gồm các tác phẩm văn học và nghệ thuật trong đó có tác phẩm kiến trúc.

Các tác phẩm kiến trúc được bảo hộ sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Công ước Berne. Cụ thể Điều 4 Công ước Berne quy định:

"Được Công ước này bảo hộ mặc dầu không đáp ứng được những điều kiện nêu ở Điều 3:

a. Các tác phẩm của tác giả điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hay thường trú ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp;

b. Các tác giả của tác phẩm kiến trúc được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp hoặc những tác phẩm tạo hình gắn liền với một tòa nhà được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp."

Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật trên thì chỉ có quy định về tiêu chuẩn tác phẩm kiến trúc được bảo hộ không có quy định về bảo hộ quyền tác giả. Do đó ta có thể thấy rằng bảo hộ quyền tác giả không phụ thuộc vào các thủ tục chính thức. Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc sẽ được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký ở tất cả các quốc gia thành viên của Công ước Berne nếu tác phẩm kiến trúc đó đáp ứng được tiêu chuẩn pháp luật trên khi tạo ra.

4. Đặc điểm bảo vệ quyền sở hữu trí tụê

Cho dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đều có một số đặc điểm sau đây:

– Đối tượng được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Đó là tác giả của tác phẩm, tác giả của sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và một số chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

– Cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lí hành vi xâm phạm tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.

– Chủ thể áp dụng biện pháp bảo vệ có thể là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan nhà nước khác. Các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật Việt Nam đều cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Theo quy định của pháp luật nước ta, thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc về: Toà án, thanh tra, quản lí thị trường, hải quan, công an, uỷ ban nhân dân các cấp [Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ 2005].

– Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

5. Thực hiện các cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu [EVFTA] có hiệu lực từ ngày 1-8 vừa qua, với các cam kết về sở hữu trí tuệ [SHTT] cao hơn so với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết trước đây. Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu bảo hộ của các chủ thể quyền SHTT. Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai các kế hoạch thực hiện những cam kết về SHTT trong Hiệp định EVFTA.

Ông Ðinh Hữu Phí, Cục trưởng Sở hữu trí tuệ cho biết, Chương Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA gồm các cam kết về nguyên tắc bảo hộ quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mật, giống cây trồng, vấn đề cạn quyền và thực thi quyền SHTT. Phần lớn các cam kết về SHTT trong Hiệp định phù hợp pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệp định đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn pháp luật Việt Nam, trong đó có thể kể đến như bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của châu Âu với mức độ bảo hộ cao, như mức mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý rượu vang và rượu mạnh. Ngoài ra, phải có cơ chế đền bù thỏa đáng cho chủ sở hữu sáng chế là dược phẩm khi cơ quan nhà nước chậm trễ cấp phép lưu hành dược phẩm đó. Các nghĩa vụ bảo hộ ở mức cao này đang được áp dụng trực tiếp theo Nghị quyết số 102/2020/QH14 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và sẽ được nội luật hóa trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021, thông qua vào tháng 6-2022.

Việc thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo một cách dễ dàng, hiệu quả hơn, từ sáng tạo đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ. Ðiều này sẽ có nhiều tác động tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cũng như thương mại của Việt Nam.

Một trong những nội dung nổi bật của Hiệp định EVFTA là 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ ở châu Âu với tiêu chuẩn cao và không phải qua thủ tục đăng ký SHTT ở nước sở tại. Phần lớn trong số đó là nông sản: vải Thanh Hà, vải Lục Ngạn, hồng Bắc Kạn, hồng Bảo Lâm, cam Cao Phong, cam Vinh, bưởi Tân Triều, bưởi Phúc Trạch… Ðể đẩy mạnh hoạt động thương mại cho nông sản Việt Nam, nhiều năm qua, Cục SHTT đã phối hợp một số cơ quan, nhất là các đơn vị thuộc Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các địa phương. Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020, năm vừa qua, chương trình đã hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý, kiểm soát nguồn gốc, quản lý chất lượng và khai thác, phát triển quyền SHTT sau khi được bảo hộ cho 20 sản phẩm chủ lực, đặc thù của các địa phương, như: cam Cao Phong, tôm sú Cà Mau, chuối ngự Ðại Hoàng, dầu tràm Huế, gạo Ðiện Biên, gạo Séng Cù...

Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp các bộ, ngành liên quan họp Ban soạn thảo Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT. Thực hiện Quyết định số 1201/QÐ-TTg ngày 6-8-2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA, Cục SHTT đang xây dựng để trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nội dung SHTT trong EVFTA. Bên cạnh đó, chủ động đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về SHTT trong Hiệp định EVFTA cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thông qua hội thảo, tọa đàm, các hoạt động truyền thông.

Tuy nhiên, theo ông Ðinh Hữu Phí, để khai thác hiệu quả thị trường châu Âu, tận dụng cơ hội về mở cửa thị trường mà Hiệp định EVFTA mang lại, cần sự quan tâm sát sao hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương và nhất là của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần chủ động và tích cực hơn trong việc tìm hiểu quy định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của châu Âu nhằm bảo đảm sản phẩm có thể vượt qua được những tiêu chuẩn đó để vào thị trường châu Âu. Ðồng thời, doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tin rằng, với môi trường kinh doanh ngày càng tốt lên, trong đó có sự tin tưởng ngày càng cao của các đối tác nước ngoài về bảo hộ các tài sản trí tuệ tại Việt Nam và việc đáp ứng các điều kiện của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, chúng ta sẽ thu hút được các nguồn vốn FDI chất lượng cao, doanh nghiệp có thể tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến từ châu Âu để nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của mình.

Nguồn tin: Báo Nhân dân điện tử

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu trí tuệ - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề