Có bắt buộc phải lập dự toán gói thầu không năm 2024

1. Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu quy định:

Điều 3 quy định Danh mục các gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, trong đó tại khoản 19 gồm: Gói thầu có giá gói thầu không quá 50.000.000 đồng.

2. Căn cứ Điều 33 Luật Đấu thầu, Điều 9 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định:

“Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền giao đầu năm và lập kế hoạch bổ sung đối với các khoản dự toán mua sắm được giao bổ sung trong năm.

Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

3. Việc phân chia dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định.

4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự toán mua sắm”.

Đề nghị Quý Độc giả nghiên cứu Luật Đấu thầu, Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính để nghiên cứu thực hiện theo quy định.

Điều này có nghĩa là sau khi đơn vị tư vấn lập dự toán gói thầu thì Tư vấn QLDA có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thẩm định lại dự toán đó để CĐT phê duyệt thôi.

Cái này cũng giống như chi phí giám sát: Đã có Tư vấn giám sát rồi nhưng trong chi phí QLDA vẫn có mục: - Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình Cái này cũng mang tính chất tham mưu cho CĐT. Ví dụ khi đơn vị Tư vấn giám sát có Báo cáo giám sát thì tư vấn QLDA sẽ kiểm tra vào báo cáo lại cho CĐT về tính đúng đắn, xác thực của báo cáo giám sát thôi. Chứ không phải đơn vị Tư vấn QLDA phải thực hiện trực tiếp giám sát.

Bất cứ bạn nào khi tham dự các gói thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia đều quan tâm đến giá gói thầu, bởi lẽ nếu vượt trần (vượt giá gói thầu), nguy cơ không được xem xét gần như chắc chắn.

Có bắt buộc phải lập dự toán gói thầu không năm 2024

Mục lục bài viết

1. Khác nhau giữa giá gói thầu và dự toán gói thầu

Giá gói thầu là giá trị của gói thầu (bằng tiền) được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Là mức ngân sách tối đa mà chủ đầu tư xác định cho gói thầu đó và cũng là cơ sở để xem xét phê duyệt trúng thầu (Khi giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt), giá ký hợp đồng thì không được vượt giá trúng thầu.

Tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng của dự án, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng được phê duyệt là cơ sở để xác định, phê duyệt giá gói thầu. Đối với những dự án đơn giản thì khi xây dựng kế hoạch đấu thầu giá gói thầu được xác định bằng dự toán gói thầu luôn, mà không phải lập dự toán gói thầu ở bước sau nữa.

Dự toán gói thầu xây dựng xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt và được thực hiện trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng. Do tính chất đó đối với những dự án lớn, thời gian thực hiện tương đối dài thì dự toán gói thầu thường chính xác hơn và được thay thế giá gói thầu.

2-Lý do cần lưu ý giá gói thầu và dự toán gói thầu

Khi tham dự thầu nhà thầu cần phải lưu ý cả giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và dự toán gói thầu được duyệt. Trường hợp dự toán gói thầu được duyệt mà thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì khi bỏ thầu mà bạn bỏ giá cao hơn thì không đủ điều kiện xem xét trúng thầu.

Trường hợp dự toán gói thầu được duyệt cao hơn (được công bố) thì có thể bỏ giá dự thầu cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng cần lưu ý nên để thấp hơn dự toán gói thầu được duyệt để không rơi vào tình huống bị kết luận là vượt giá gói thầu (vì lúc này dự toán gói thầu được thay thế bằng giá gói thầu).

3- Cẩn trọng khi giá gói thầu được công bố không phải khi nào cũng chính xác

Vấn đề bắt đầu nảy sinh khi chúng ta thực hiện đăng tải Thông báo mời thầu trên hệ thống đấu thầu, tại quá trình đăng tải này có mục Giá gói thầu yêu cầu nhập vào, nhưng tại mục này hệ thống thường mặc định đã lấy dữ liệu từ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu sang, khi đó nếu Bên đăng tải một là “lười” hai là “cố tình” không muốn đăng tải dự toán gói thầu được duyệt thì cứ để mặc định dự toán gói thầu lấy theo giá gói thầu trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước đó. Xem hình:

Có bắt buộc phải lập dự toán gói thầu không năm 2024

Điều đáng nói ở đây nữa là việc đính kèm dự toán gói thầu là không bắt buộc, đồng thời việc vi phạm quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu liên quan đến dự toán gói thầu theo Điều 24 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP cũng không có hình thức xử lý một khi Bên đăng tải cố tình không đăng khi dự toán gói thầu có sai khác so với giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu (tức là đã làm sai lệch giá gói thầu). Thông thường, việc chênh lệch giữa dự toán gói thầu và giá gói thầu chỉ hay xảy ra nhiều nhất ở các gói thầu xây lắp, đối với các gói thầu khác thường có ít biến động so với giá gói thầu đã công bố trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chỉ những trường hợp vì lý do nào đó (thường là do dự án kéo dài hơn so với tiến độ, dẫn đến trượt giá) cần điều chỉnh thì khi đó giá gói thầu thường có xu hướng được điều chỉnh tăng lên bằng cách bổ sung thêm nguồn tự dự phòng của dự án so với giá gói thầu đã công bố trong Kế hoạch lưa chọn nhà thầu trước đó. Tuy nhiên, trường hợp này cũng không phải là hay gặp, vì thông thường đối với những trường hợp này Kế hoạch đấu thầu thường được điều chỉnh theo, do rất có thể nó ảnh hưởng đến cơ cấu của tổng mức đầu tư dự án.

Do đó, đối với gói thầu xây lắp một khi chúng ta tìm kiếm được thông tin công bố là dự toán gói thầu thì cần phải cẩn thận kiểm tra và đối chiếu thêm với giá gói thầu của gói thầu đó trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được đăng tải trước đó.

Xem thêm: Những Sai Sót Thường Gặp Khi Lập Dự Toán Cần Tránh

Nếu khác nhau thì dự toán gói thầu công bố thường là chính xác, nhưng nếu nó giống nhau thì cần xem xét cẩn trọng, khi đó có thể xem thêm giữa thời gian đăng tải Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Thông báo mời thầu có gần nhau hay cách xa nhau để đưa ra thêm các nhận định, đồng thời so sánh đối chiếu với dự toán mình đang lập để dự thầu.

Nguồn ST

Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Lập dự toán cơ điện” giúp bạn làm chủ hoàn toàn dự toán cơ điện