Chuyen toán mà thi mon ly bị diem chet năm 2024

Với điểm Toán chuyên gần tuyệt đối, Phan Tấn Phát, học sinh quận 12, trở thành thủ khoa lớp 10 chuyên Toán, trường Phổ thông Năng khiếu.

Tổng điểm xét tuyển, gồm ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh (hệ số 1) cộng môn chuyên (nhân đôi) của Phát là 41,1. Kết quả giúp nam sinh trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ vượt qua hơn 1.000 thí sinh thi chuyên Toán của trường Phổ thông Năng khiếu năm nay.

"Em yêu thích các con số và tính thực tiễn của Toán nên đặt ra mục tiêu, ôn luyện từ lớp 6", Phát nói. "Ba mẹ em vui lắm, còn bạn bè thì bất ngờ. Đây là kết quả của những nỗ lực và cố gắng".

Theo phổ điểm mà trường công bố, chỉ 13 thí sinh đạt điểm Toán chuyên trên 8, điểm của Phát cao nhất, trong khi 440 em bị điểm liệt (dưới 2 điểm).

Chuyen toán mà thi mon ly bị diem chet năm 2024

Tấn Phát, thủ khoa lớp 10 chuyên Toán, trường Phổ thông Năng khiếu, năm 2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phát cho hay tập trung ôn tập cao độ từ tháng 6 năm ngoái. Theo em, điều quan trọng nhất với môn Toán là khả năng tự học, không nản chí, dù chưa tìm ra cách giải vẫn phải cố gắng tư duy, tránh hỏi giáo viên quá sớm.

"Bình thường em sẽ học đến 12 giờ đêm. Nhưng vào những tháng gần thi, có khi em thức đến 1-2 giờ sáng để vẽ hình, làm đại số", nam sinh kể.

Trước đó, nhận định các dạng bài số học, tổ hợp rất đa dạng nên Phát tìm đọc nhiều sách, tham gia các hội nhóm ôn luyện môn Toán trên mạng, làm nhiều bài để rút kinh nghiệm và tăng độ nhạy bén.

"Với phần đại số, em cố gắng nắm các kiến thức cơ bản về biến đổi, ngoài ra tập làm quen với dạng bài chuyên ở phần hình học", Phát chia sẻ.

Tuy năm nay tỷ lệ chọi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu trên 1/6, căng thẳng nhất 6 năm qua, song nam sinh nói không quá áp lực. Em đã chuẩn bị tâm thế làm bài, cũng như tự nhủ vẫn còn nhiều cơ hội ở kỳ thi lớp 10 của thành phố. Nam sinh đặt nguyện vọng vào lớp chuyên Toán của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nguyễn Thượng Hiền và Gia Định. Với nguyện vọng hệ đại trà, em đăng ký vào trường Trần Phú, Tây Thạnh và Lê Trọng Tấn.

Nhớ lại bài thi ở Phổ thông Năng khiếu, Phát cho hay làm trước các dạng quen thuộc, sau đó đi đến cấp độ khó hơn. Nếu gặp bài phức tạp, Phát ghi các ý đã khai thác được ra giấy nháp, rồi chuyển sang câu khác. Việc này giúp em không bị đứt mạch khi quay trở lại làm vì đã nắm được vấn đề cần giải quyết.

Chuyen toán mà thi mon ly bị diem chet năm 2024

Phát (giữa) cùng bạn bè trong lễ tổng kết năm học, hồi tháng 5. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm lớp 9, Phát từng đạt giải nhì thi học sinh giỏi môn Toán cấp thành phố, còn trước đó giành nhiều giải cấp trường, quận và các cuộc thi trên mạng.

Nam sinh nhìn nhận quá trình ôn luyện ở đội tuyển cũng như những vấp váp từ thi cử góp phần giúp em tiến bộ và tích lũy kinh nghiệm.

"Ở kỳ thi học sinh giỏi thành phố, em áp dụng một số định lý nhưng không chứng minh lại và em nghĩ đây là lý do mình chỉ đạt giải nhì. Đó là một bài học sâu sắc cho những kỳ thi sau", Phát kể.

Cô Trần Thị Kim Trinh, giáo viên chủ nhiệm, kiêm dạy Toán ở trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ, đánh giá Phát rất năng động, giỏi cả thể thao lẫn học tập, lễ phép, hòa đồng.

"Phát đam mê và rất tập trung trong giờ Toán. Em sẵn sàng giúp đỡ, giảng bài lại cho các bạn nếu có ai chưa hiểu. Vừa rồi lớp cũng về nhất giải đá bóng của trường, Phát là chân sút góp phần vào chiến thắng", cô chia sẻ.

Còn thầy Nguyễn Vinh Khang, giáo viên Toán ở trung tâm dạy thêm, đánh giá cao học trò về tinh thần tự học.

"Phát có nền tảng kiến thức vững, lại luôn chịu khó và nỗ lực trong học tập", thầy nói.

Trúng tuyển vào lớp chuyên Toán, Phát cho biết sẽ nỗ lực ôn luyện để tham gia các cuộc thi ở cấp ba như Olympic 30/4 và kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, từ đó được học hỏi nhiều hơn.

"Em cũng muốn du học và đang tìm hiểu ngành nghề để theo đuổi ở bậc đại học", nam sinh nói.

Chuyen toán mà thi mon ly bị diem chet năm 2024

Các thủ khoa đều cho rằng, việc nắm chắc những kiến thức trong sách giáo khoa là quan trọng nhất. Ngoài tự học, cũng cần dành thời gian cho giải trí...

Thuở nhỏ, tôi thích thể hiện khả năng "tính toán vượt trội" bằng cách viết duy nhất một dòng lời giải cho bài toán qua một phép tính cồng kềnh.

Thầy cô, và cả mẹ tôi - một giáo viên tiểu học - rất không hài lòng. Nếu chẳng may tôi nhầm một con số, thầy cô sẽ không có căn cứ nào khác để đánh giá khả năng của tôi. Điểm thời ấy được chấm cho cả lời giải và cách thực hiện, chứ không riêng đáp số cuối cùng.

Đó là cách chấm và thi toán trước đây. Còn bây giờ, thi trắc nghiệm ngày càng phổ biến. Những năm gần đây, bài thi tự luận môn Toán trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT được thay thế bằng bài thi trắc nghiệm khách quan. Và câu chuyện bắt đầu từ đây.

GS. TS. Nguyễn Hữu Dư (nguyên Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, nguyên Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán) trong một tọa đàm về Toán học tại TP HCM ngày 3/8 đã bức xúc nêu ý kiến "thi trắc nghiệm bóp chết môn Toán". Vì sao nên nỗi?

Trước hết, môn Toán có bị bóp chết hay không cần được xem xét từ câu hỏi: việc tổ chức thi trắc nghiệm Toán trong thời gian qua có phù hợp không. Điều này phụ thuộc vào đặc tính của hình thức đánh giá này cũng như mục tiêu của chương trình dạy Toán phổ thông. Hình thức thi trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm rất đáng kể về thời gian và chi phí triển khai thi hay chấm thi, cũng như tính khách quan trong khâu đánh giá (thang điểm không mang tính cảm tính).

Theo GS. TSKH Lâm Quang Thiệp (tác giả tài liệu Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường), đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan cho phép đánh giá một lượng yếu tố kiến thức lớn phân tán và phủ kín cả các mục tiêu học tập. Do đó, những bài thi mang tính kiểm tra kiến thức nền tảng thì trắc nghiệm khách quan có thể là một lựa chọn.

Tuy nhiên, trắc nghiệm không cho phép đánh giá khả năng suy luận hoàn toàn tự do vì câu trả lời trắc nghiệm bị giới hạn trong các khung định sẵn. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành nói chung, và môn Toán bậc THPT nói riêng, được thực hiện theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT. Theo đó, với mỗi kiến thức Toán học, học sinh được yêu cầu có khả năng nhận biết bài toán và các phương pháp giải, có khả năng ứng dụng để giải các bài toán. Nói cách khác, khả năng suy luận tự do cũng như khả năng trình bày không nằm trong mục tiêu của chương trình dạy Toán phổ thông. Thế nên, chọn hình thức thi trắc nghiệm khách quan cho kỳ thi Toán Tốt nghiệp THPT là một lựa chọn phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Nhưng, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã có những thay đổi và đến năm 2025, kỳ thi Tốt nghiệp THPT sẽ đánh giá học sinh theo chương trình mới (Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT). Trong số yêu cầu cần đạt của môn Toán theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh ngoài khả năng giải toán còn phải có Năng lực tư duy, lập luận toán học và Năng lực giao tiếp toán học (thể hiện qua khả năng nghe, hiểu, trình bày, diễn đạt).

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện chưa chốt hình thức kiểm tra tốt nghiệp THPT vào năm 2025.

Với tôi, môn Toán ở nhà trường phổ thông mang hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất là đem đến kiến thức Toán cơ bản cho học sinh, nhằm phục vụ những lĩnh vực đời sống mà ở đó Toán là công cụ. Thứ hai là trang bị cho các em học sinh khả năng suy luận với tư duy logic. Hai nhiệm vụ đòi hỏi một hình thức đánh giá phù hợp với khối lượng kiến thức lớn bao phủ nhưng cũng vừa có thể kiểm tra năng lực suy luận tự do và trình bày.

Hình thức đánh giá rất quan trọng, nó sẽ không đủ sức "bóp chết" Toán học. Giáo sư Dư, như ông nói, có thể đã phải chọn cách dùng từ mạnh để tăng tính cảnh báo. Tuy nhiên, các nhiệm vụ cơ bản này, nếu không được ý thức đầy đủ trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm cả việc dạy, học và thi của thầy và trò, thì năng lực tư duy và trình bày toán học của học sinh sẽ tê liệt.

Sự khiếm khuyết của hình thức đánh giá trắc nghiệm khách quan chỉ là thứ giúp ta giật mình nhìn lại thôi.