Chứng chỉ tiếng việt là gì

Đội ngũ giảng viên của IVINA là những chuyên gia đến từ các trường đại học uy tín như: Đại học Sư Phạm Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Hà Nội… nhiệt tình, năng động, sáng tạo, thân thiện, được đào tạo chuyên sâu và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đặc biệt, iVina còn có đội ngũ chuyên gia cao cấp đã từng công bố nhiều công trình khoa học về ngôn ngữ, từng viết giáo trình tiếng Việt cơ bản, tiếng Việt chuyên ngành… cho các trường đại học và thiết kế chương trình tiếng Việt cho các tập đoàn, các công ty lớn của nước ngoài, các đại sứ quán và văn phòng quốc hội…

Những người học ngoại ngữ thường luôn đau đầu sợ hãi trước các kỳ thi lấy chứng chỉ ngôn ngữ, điển hình như Ielts, Toefl của Tiếng Anh, HSK của Tiếng Trung hay Topik của Tiếng Hàn... Thế nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc, những người nước ngoài học Tiếng Việt sẽ phải trải qua kỳ thi lấy chứng chỉ gì và có độ khó thế nào chưa?

Mới đây, trên MXH xuất hiện hình ảnh một tờ đề ôn tập kỳ thi năng lực Tiếng Việt thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo cư dân mạng. Được biết, đây là bài thi dành kiểm tra trình độ ngôn ngữ dành cho người Nhật học Tiếng Việt.

[Ảnh: Bin Pham]

[Ảnh: Bin Pham]

Sau khi đọc đề và làm thử, nhiều người Việt tỏ ra khá ngỡ ngàng đối với độ khó của bài thi này. Cụ thể, trong phần kiến thức ngôn ngữ bao gồm 7 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm yêu cầu thí sinh phải chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Có thể thấy, dù đây không phải trở ngại quá lớn với những người sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, thế nhưng vẫn có những câu hỏi khiến chúng ta phải khựng lại và phân vân cân nhắc nên chọn đáp án nào.

Dưới bài đăng, có không ít người đã để lại bình luận thắc mắc về sự khác nhau giữa các từ, ví dụ như ở câu 6 với từ "viện trợ" và "hỗ trợ". Viện trợ và hỗ trợ đều để chỉ sự giúp đỡ, tuy nhiên "viện trợ" thường áp dụng giữa các quốc gia với nhau và ám chỉ sự giúp đỡ về vật chất, còn "hỗ trợ" thì dùng cho sự giúp đỡ nói chung, có thể về cả vật chất lẫn tinh thần. Bởi vậy ở câu 6 phải chọn "hỗ trợ" mới là đáp án đúng. Bản thân người Việt còn không tránh khỏi sự nhầm lẫn thì đây chắc chắn không phải là một bài kiểm tra đơn giản đối với người nước ngoài.

Các thí sinh tham dự kỳ thi năng lực tiếng Việt tại Nhật Bản đang chăm chú làm bài. [Ảnh: Vietnamplus]

Hiện tại ngày càng có nhiều người nước ngoài có nhu cầu học và lấy chứng chỉ Tiếng Việt. Ngày 25/6/ 2017, Hiệp hội giao lưu phổ cập ngôn ngữ các nước Đông Nam Á tại Nhật Bản đã tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Việt đầu tiên tại khuôn viên Trường cao đẳng ngoại ngữ Nhật Bản với 379 thí sinh ở nhiều lứa tuổi đăng ký tham gia.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, Chủ tịch Hội đồng thi Năng lực tiếng Việt, ông Yanagisawa Yoshio cho biết hiện tại số sinh viên Nhật Bản có xu hướng lựa chọn Việt Nam làm địa điểm du học đang tăng lên và để chuẩn bị cho việc du học tại Việt Nam, tiếng Việt là một công cụ cần thiết.

Ảnh minh họa

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài [Khung năng lực tiếng Việt, viết tắt: KNLTV] được dùng để làm căn cứ thống nhất đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài; làm căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, biên soạn hoặc lựa chọn học liệu, xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá ở từng cấp học và trình độ đào tạo.

Bên cạnh đó, Khung này làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nhằm hỗ trợ người học đạt được các yêu cầu của chương trình đào tạo; giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực tiếng Việt và tự đánh giá năng lực của mình. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia sử dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ [Khung tham chiếu chung Châu Âu, viết tắt: CEFR].

Theo dự thảo, KNLTV được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR, kết hợp với tình hình, điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng tiếng Việt. KNLTV được chia làm 3 cấp [Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp] và 6 bậc [từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR].

6 bậc thuộc KNLTV được mô tả cụ thể như sau:

Bậc 1: Hiểu, sử dụng được các cấu trúc ngôn ngữ quen thuộc; biết sử dụng các từ ngữ cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao tiếp cụ thể: tự giới thiệu bản thân và người khác; trình bày được những thông tin về bản thân như: nơi sinh sống, người thân/bạn bè … Có khả năng giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.

Bậc 2: Hiểu các câu và cấu trúc ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên, liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản như: thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm ... Có khả năng trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

Bậc 3: Hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về những chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí ... Có khả năng xử lý được hầu hết các tình huống xảy ra khi đến nơi có sử dụng tiếng Việt; viết được đoạn văn đơn giản liên quan đến những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân mình quan tâm; mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, mong muốn, và trình bày ngắn gọn được lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

Bậc 4: Hiểu được ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề khác nhau, kể cả những trao đổi có nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có khả năng giao tiếp trôi chảy, tự nhiên với người Việt; viết được những văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và giải thích được quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

Bậc 5: Nhận biết và hiểu được hàm ý của những văn bản dài, có phạm vi nội dung rộng. Có khả năng diễn đạt trôi chảy, tức thì, không có khó khăn khi tìm từ ngữ diễn đạt; sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích quan hệ xã hội, mục đích học thuật và chuyên môn; viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết trong văn bản.

Bậc 6: Dễ dàng hiểu hầu hết các văn bản nói và viết. Có khả năng tóm tắt được các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại và trình bày lại một cách logic; diễn đạt rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được những khác biệt tinh tế về ý nghĩa trong các tình huống phức tạp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu rõ những yêu cầu về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đối với 6 bậc này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Tuệ Văn


Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

chứng chỉ tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ chứng chỉ trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ chứng chỉ trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ chứng chỉ nghĩa là gì.

- d Giấy nhận thực do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chứng chỉ học lực Giấy chứng nhận đã hoàn thành một lớp học hay lớp đào tạo ngắn hạn. Chứng chỉ tin học ngắn hạn.
  • trém mép Tiếng Việt là gì?
  • Lam Sơn Tiếng Việt là gì?
  • Việt Tiến Tiếng Việt là gì?
  • tục hôn Tiếng Việt là gì?
  • hợp pháp Tiếng Việt là gì?
  • làm chay Tiếng Việt là gì?
  • Văn Học Tiếng Việt là gì?
  • quả cật Tiếng Việt là gì?
  • giảm thuế Tiếng Việt là gì?
  • ty trưởng Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của chứng chỉ trong Tiếng Việt

chứng chỉ có nghĩa là: - d. . Giấy nhận thực do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chứng chỉ học lực. . Giấy chứng nhận đã hoàn thành một lớp học hay lớp đào tạo ngắn hạn. Chứng chỉ tin học ngắn hạn.

Đây là cách dùng chứng chỉ Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ chứng chỉ là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề