Chùa là cơ sở thờ tự của tôn giáo nào năm 2024

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo? Trong nội dung bài viết về này, NPLaw sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích tới bạn đọc.

I. Tín ngưỡng tôn giáo là gì?

1. Tín ngưỡng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

2. Tôn giáo là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

II. Các loại tín ngưỡng tôn giáo phổ biến tại việt nam

Về tín ngưỡng ở Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, nhiều cách phân chia dựa vào các giác độ tiếp cận, có thể tạm chia làm 4 loại là: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần thánh, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, tín ngưỡng gắn với ngành nghề.

Chùa là cơ sở thờ tự của tôn giáo nào năm 2024
Hiện nay, Việt Nam có 16 tôn giáo và 41 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) đã được công nhận tư cách pháp nhân. So với trước năm 2004, con số này tăng thêm 10 tôn giáo. Đời sống tôn giáo ở Việt Nam luôn ổn định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được bảo đảm và ngày càng mở rộng.

III. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật quy định như thế nào

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
  • Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Cụ thể, quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
  • Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
  • Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

IV. Lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo trục lợi có chịu trách nhiệm hình sự không

Theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi là một những hành vi bị cấm.

Do đó, pháp luật sẽ xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng nhằm trục lợi, đem về lợi ích vật chất không chính đáng cho cá nhân.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu lợi dụng tôn giáo như một thủ đoạn gian dối nhằm trục lợi, chiếm đoạt tài sản của người khác để sử dụng vào mục đích không chính đáng, người thực hiện có thể bị xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chùa là cơ sở thờ tự của tôn giáo nào năm 2024
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Theo quy định trên, nếu sử lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của người khác từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt nêu trên, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một trong những hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tịch thu tài sản.

V. Các câu hỏi thường gặp

1. Chùa là cơ sở tôn giáo hay cơ sở tín ngưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành

Căn cứ quy định cụ thể tại khoản 4 và khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ

4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.

14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo."

Để hiểu rõ hơn, khoản 1 và khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cũng có quy định cụ thể về tín ngưỡng và tôn giáo như sau:

" 1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức."

Chùa là cơ sở thờ tự của tôn giáo nào năm 2024
Như vậy, có thể hiểu cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện những hoạt động tín ngưỡng của người dân, dựa trên cơ sở là niềm tin của họ. Ở đây, người dân tiến hành những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của mình. Bên cạnh đó, cơ sở tôn giáo là nơi người dân thể hiện niềm tin với hệ thống quan niệm và hoạt động của mình bao gồm những đối tượng mà họ tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Dựa trên cơ sở đó, có thể dễ dàng nhận thấy, chùa là cơ sở tôn giáo, không phải cơ sở tín ngưỡng.

Như vậy, chùa được xác định là một cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc xây dựng chùa nói riêng và cơ sở tôn giáo nói chung được thực hiện dựa trên quy định cụ thể của pháp luật về xây dựng và về di sản văn hóa

2. Ép buộc người khác theo tôn giáo của mình có vi phạm pháp luật không

Theo quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013 thì mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật

Đồng thời, tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cũng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người

Như vậy, mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. Do đó, hành vi ép buộc người khác theo tôn giáo của mình là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

3. Có phạt tù đối với hành vi cấm cản người khác thờ cúng theo tín ngưỡng không

Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:

"Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Theo đó, hành vi cấm cản người khác thờ cúng theo tín ngưỡng nếu đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tín ngưỡng tôn giáo NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.