Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là ai

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh - Ảnh: BNG

Trong bài viết ngày 1-4, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết bước vào năm thứ hai của nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an và đảm nhiệm cương vị chủ tịch, Việt Nam triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, đặc biệt là phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương, hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.

Trên cương vị chủ tịch [tháng 4-2021], Việt Nam sẽ tổ chức, chủ trì, điều hành khoảng 30 cuộc họp của Hội đồng Bảo an, đại diện Hội đồng Bảo an trong quan hệ với các nước thành viên ngoài Hội đồng Bảo an, các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế, báo chí theo phương châm tích cực, chủ động, có trách nhiệm, vừa bảo đảm sự khách quan, minh bạch vừa linh hoạt, xử lý hài hòa, cân bằng quan tâm của các nước đối với các vấn đề được thảo luận và thúc đẩy hợp tác, đồng thuận tại Hội đồng Bảo an.

"Chúng ta cũng sẽ thúc đẩy các ưu tiên và sự kiện mang đậm dấu ấn, đồng thời là cam kết của Việt Nam nhiệm kỳ này là ‘Đối tác vì hòa bình bền vững’, đó là tìm giải pháp thỏa đáng và bền vững cho các cuộc xung đột, thúc đẩy đối thoại, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực, đặt người dân vào vị trí trung tâm, chính sách nhân văn hướng tới các đối tượng dễ bị tổn thương", Phó thủ tướng cho biết.

Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ chủ trì 3 sự kiện dấu ấn quan trọng trong Tháng chủ tịch Hội đồng Bảo an, với những chủ đề ý nghĩa, thời sự, bao gồm sự kiện trọng tâm là phiên thảo luận mở cấp cao diễn ra ngày 19-4 với chủ đề "Tăng cường hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột".

Đây là sự tiếp nối ưu tiên của Việt Nam về tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực, là dịp để Việt Nam cùng các nước chia sẻ bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc với các tổ chức khu vực trong xử lý các thách thức toàn cầu nói chung và ngăn ngừa, giải quyết xung đột ở các khu vực nói riêng - một chủ đề hết sức thiết thực, phù hợp với lợi ích của Việt Nam và đáp ứng sự quan tâm, trông đợi của cộng đồng quốc tế.

NHẬT ĐĂNG

Trưa 31/12 [theo giờ Mỹ], tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc [LHQ] ở New York, đã diễn ra Lễ hạ quốc kỳ đánh dấu kết thúc 2 năm nhiệm kỳ của 5 nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giai đoạn 2020-2021, bao gồm Estonia, Niger, Saint Vincents & Grenadines, Tunisia và Việt Nam.

Đây là sự kiện lần đầu tiên được các nước Hội đồng Bảo an tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.

Lễ hạ quốc kỳ 5 nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021

Tại buổi lễ, đại diện các nước đã thông tin những thành công và đóng góp nổi bật của mình đối với công việc của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong 2 năm nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời, bày tỏ lời cảm ơn sự ủng hộ của các nước thành viên Liên Hợp Quốc và sự hợp tác, phối hợp của các nước trong Hội đồng Bảo an. Các nước cũng cảm ơn và đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về việc tổ chức sự kiện này.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là đại dịch COVID-19, việc tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là vinh dự lớn lao của Việt Nam.

“Trong 2 năm vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực tối đa nhằm đóng góp có trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Bảo an trong việc duy trì hòa bình và an ninh ở mọi khu vực trên thế giới. Việt Nam cũng đã nỗ lực hết mức để thực hiện tất cả cam kết của mình trước khi tham gia Hội đồng Bảo an" - Đại sứ Đặng Đình Quý nêu rõ.

Đại sứ hy vọng các nước hài lòng đối với việc thực hiện các cam kết của Việt Nam, đồng thời cảm ơn sự hợp tác, hữu nghị và ủng hộ quý giá của các đồng nghiệp. Đại sứ chúc các nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khóa mới sẽ có nhiệm kỳ thành công. Việt Nam mong muốn nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên Liên Hợp Quốc để có thể tiếp tục phục vụ tại Hội đồng Bảo an trong tương lai.

Đại sứ Đặng Đình Quý hạ quốc kỳ Việt Nam tại trụ sở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

*Trong 2 năm qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã xử lý khối lượng công việc lớn, đa dạng với khoảng 840 cuộc họp cấp Đại sứ, thông qua hơn 240 văn kiện trên 60 đề mục khác nhau của chương trình nghị sự.

Các văn kiện Hội đồng Bảo an do Việt Nam chủ trì đề xuất và đàm phán thông qua gồm: 2 Nghị quyết về ”Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” và“Gia hạn các cơ chế tòa án còn tồn đọng”; 3 Tuyên bố Chủ tịch về “Thượng tôn Hiến chương Liên Hợp Quốc trong duy trì hoà bình và an ninh thế  giới”;“Tăng cường quan hệ giữa Liên Hợp Quốc với các tổ chức khu vực trong thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin” và “Giải quyết hậu quả bom mìn trong xung đột”; 1 Tuyên bố báo chí về vụ tấn công khủng bố ở Indonesia; 6 lượt văn kiện liên quan Uỷ ban về Nam Sudan.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực khác như: Chủ trì tổ chức 4 sự kiện dấu ấn trong 2 tháng làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an, gồm thảo luận mở về Thượng tôn Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN [1/2020]; Vai trò của các tổ chức khu vực trong thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, Xử lý hậu quả bom mìn trong xung đột, Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống của dân thường, Bạo lực tình dục trong xung đột [4/2021]. Ngoài ra, Việt Nam cũng tổ chức 2 cuộc họp theo thể thức Arria về tác động của nước biển dâng đối với hòa bình, an ninh quốc tế [10/2021], trẻ em không có sự chăm sóc của bố mẹ trong bối cảnh xung đột [12/2021], và chủ trì 1 họp kín riêng của Hội đồng Bảo an về Myanmar [4/2021].

Tham gia cùng một số nước đề nghị họp Hội đồng Bảo an về COVID-19 [4/2020], an ninh lương thực [6/2020], Palestine [5/2021] [3 lượt]. Đồng tổ chức 8 phiên họp theo thể thức Arria về buôn người [10/2019], an ninh khí hậu [4/2020], tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng thiết yếu [8/2020], tăng cường trung gian, hòa giải [10/2020], tăng cường tham gia của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình [3/2021], bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình trước nguy cơ thiết bị nổ tự chế [3/2021], tăng cường tiếp cận về giới về các vấn đề an ninh khu vực Sahel [6/2021], tác động của COVID-19 đối với chống khủng bố [6/2021]. Mời báo cáo viên về tình hình nhân đạo liên quan Palestine [4/2021].

Đồng bảo trợ 5 nghị quyết về An ninh, an toàn của lực lượng gìn giữ hòa bình [3/2020], Vaccine COVID-19 [2/2021], Các hành vi phạm tội nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình [8/2021], Chuyển đổi các phái bộ gìn giữ hòa bình [9/2021], Giáo dục trong xung đột [10/2021]. Có 12 phát biểu chung Việt Nam –Indonesia tại HĐBA [2020], Chủ tịch Hội thảo hàng năm E10-I5 [11/2020], tham gia Nhóm nòng cốt về Biến đổi khí hậu, cùng giới thiệu dự thảo nghị quyết về biến đổi khí hậu, tổ chức chuyến Chủ tịch Ủy ban về Nam Sudan thăm thực địa [11/2021].

Phát huy vị thế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên,Việt Nam đã đề xuất và chủ trì soạn thảo và thương lượng để Đại hội đồng thông qua Nghị quyết thành lập Ngày 27/12 là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh; trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam cũng chủ trì xây dựng và thương lượng để Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết về hợp tác ASEAN-LHQ với số nước đồng bảo trợ cao nhất kể từ khi nghị quyết này được thông qua 2 năm một lần tại Đại hội đồng; Việt Nam cũng đã đồng sáng kiến, chủ trì vận động thành lập Nhóm bạn bè về Luật biển 1982 [GOF UNCLOS] với số thành viên tham gia đông đảo nhất trong số các Nhóm bạn bè tại LHQ./.

Hai năm qua là thời gian hết sức khó khó khăn với thế giới nói chung và Hội đồng Bảo an [HĐBA] nói riêng do những chuyển biến phức tạp khó lường, chưa có tiền lệ của cục diện quốc tế; cạnh tranh, xung đột, bất ổn vẫn diễn ra ở nhiều khu vực, thậm chí bùng phát ở nhiều điểm mới trên thế giới; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, hành vi chính trị cường quyền, không tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế… làm cản trở các nỗ lực xử lý các thách thức chung. Trong khi đó, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, khủng bố… ngày càng phức tạp. Đặc biệt, tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19 khiến nhiều nước phải điều chỉnh ưu tiên cả về đối nội và đối ngoại để ứng phó với phục hồi và phát triẻn kinh tế. Bản thân Liên Hợp Quốc cũng phải đóng cửa và chuyển sang hoạt động trực tuyến trong một thời gian dài.

Trong bối cảnh như vậy, HĐBA đã thích ứng rất nhanh, duy trì tốt các hoạt động và phát huy vai trò là cơ chế quan trọng hàng đầu, không thể thay thế trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì một phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trong 2 năm HĐBA đã có hơn 840 cuộc họp cấp đại sứ trở lên và hàng nghìn cuộc tham vấn các cấp, đã thông qua được 254 văn kiện dưới các hình thức khác nhau.

HĐBA đã có chương trình nghị sự phong phú, nội dung rộng khắp, bao quát tất cả các châu lục, nhiều điểm nóng và vấn đề quốc tế quan tâm từ Covid-19 đến biến đổi khí hậu, an ninh biển, hoạt động gìn giữ hòa bình, bảo vệ thường dân, chống khủng bố đến tình hình xung đột bất ổn ở Libya, Yemen, Israel Palestin, Ethiopia, Myanmar…

HĐBA cũng ngày càng tranh thủ tốt hơn vai trò của các tổ chức khu vực trong đó có EU, AU, đặc biệt là ASEAN.

Tại họp báo chiều 17/1, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam hết sức coi trọng việc tham gia HĐBA với mong muốn đóng góp tiếng nói của mình để thúc đẩy công việc của HĐBA nói chung, vì lợi ích chung của các quốc gia thành viên LHQ, đồng thời góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Với thông điệp xuyên suốt “Đối tác vì hòa bình và bền vững”, Việt Nam tham gia vào HĐBA với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm, đề xuất nhiều sáng kiến, đóng góp thực chất vào công việc của HĐBA, phát huy vai trò của HĐBA trong việc tìm kiếm các giải pháp ngăn ngừa, xử lý xung đột, ứng phó với các thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế trên cơ sở tuân thủ hiến chương Liên Hợp Quốc [LHQ] và luật pháp quốc tế.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Việt Nam đã hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021 với nhiều dấu ấn.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp báo chiều 17/1.

10 dấu ấn của Việt Nam

Thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Trên cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020, Việt Nam chủ trì thảo luận mở và thúc đẩy HĐBA thông qua Tuyên bố Chủ tịch và Hiến chương LHQ, góp phần đề cao giá trị dài hạn và các nguyên tắc lớn bảo đảm thống nhất hành động của HĐBA, LHQ và cộng đồng quốc tế. Phiên thảo luận có sự tham dự và phát biểu của 111 đại diện các nước, các tổ chức quốc tế, một con số kỷ lục đối với một cuộc họp của HĐBA, cho thấy quan tâm của Việt Nam có sự hài hòa, đồng điệu với quan tâm, lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột, từ ngăn ngừa, kiềm chế, đến giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, xử lý hậu quả xung đột, trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết hòa bình tranh chấp, tính đến lợi ích chính đáng của các bên, thúc đẩy cứu trợ nhân đạo, bảo vệ thường dân, đối thoại, thương lượng vì hoà bình và sự phát triển lâu dài của các quốc gia.

Tăng cường hành động nhân đạo, bảo vệ thường dân trong xung đột một cách thực chất. Việt Nam đã chủ trì thúc đẩy thông qua Nghị quyết 2573 - Nghị quyết riêng đầu tiên của HĐBA về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân trong xung đột, khẳng định các hành động tấn công nhằm vào trường học, bệnh viện, hạ tầng điện nước... là vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Đây cũng là một trong số rất ít các Nghị quyết được tất cả 15 nước thành viên HĐBA đồng bảo trợ, phản ánh đồng thuận cao của HĐBA.

Làm nổi bật hơn và hướng sự quan tâm của HĐBA và cộng đồng quốc tế đến những hậu quả lâu dài của xung đột, chiến tranh đối với cuộc sống của người dân và an ninh, phát triển của các quốc gia, trong đó có vấn đề bom mìn còn sót lại sau xung đột. Trong vai trò Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021, Việt Nam đã thúc đẩy thông qua Tuyên bố Chủ tịch của HĐBA nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế để chung tay giải quyết những hệ lụy nhức nhối của bom mìn sau chiến tranh đối với an toàn và sinh kế bền vững của người dân, cộng đồng.

Làm cầu nối và nỗ lực thúc đẩy thực chất việc tăng cường hợp tác giữa LHQ, HĐBA với các tổ chức khu vực trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, nổi bật là việc tổ chức Phiên thảo luận đầu tiên của HĐBA về hợp tác giữa LHQ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] cũng như thúc đẩy vai trò trung tâm và sự hiện diện của ASEAN tại HĐBA trong giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Myanmar.

Thúc đẩy sự quan tâm và giải pháp chính sách hướng tới các nhóm dễ bị tổn thương trong xung đột, nhất là phụ nữ và trẻ em, trong đó có việc tổ chức Hội nghị và thông qua Cam kết hành động Hà Nội về phụ nữ, hòa bình, an ninh [tháng 12/2020], tổ chức Phiên thảo luận mở về tình trạng bạo lực tình dục trong xung đột đối với phụ nữ và trẻ em gái [tháng 4/2021], và tổ chức Phiên họp theo thể thức Arria đầu tiên về vấn đề trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ trong xung đột [tháng 12/2021].

Tích cực thúc đẩy hành động chung về các vấn đề an ninh phi truyền thống bức thiết với cộng đồng quốc tế, như ứng phó với đại dịch COVID-19, an ninh biển và nhất là về biến đổi khí hậu, trong đó có việc tích cực tham gia Nhóm nòng cốt của các nước thành viên HĐBA về biến đổi khí hậu [LMG] và Nhóm chuyên gia không chính thức của HĐBA về biến đổi khí hậu [IEG].

Thể hiện sự cân bằng, minh bạch, trách nhiệm trong điều hành, xử lý các công việc chung, góp phần giảm thiểu khác biệt, thúc đẩy đối thoại, hợp tác, nhất là trong vai trò Chủ tịch HĐBA [tháng 1/2020 và 4/2021] và Chủ tịch Ủy ban về Nam Sudan, Chủ tịch Nhóm làm việc về các vấn đề tồn đọng liên quan đến các tòa án hình sự quốc tế, trong đó có việc chủ trì xây dựng NQ gia hạn định kỳ 2 năm/lần đối với cơ chế này.

Góp phần đề cao tiếng nói của các nước Uỷ viên không thường trực HĐBA là đại diện cho tất cả các nước thành viên LHQ, nổi bật là đã chủ trị tổ chức phiên họp hàng năm [tháng 11/2020] giữa 10 nước Uỷ viên không thường trực [E10] và 5 nước mới được bầu làm thành viên HDBA nhiệm kỷ 2021-2022 để trao đổi thông tin, phối hợp công việc.

Trong vai trò UVKTT HĐBA, đóng góp thiết thực cho công việc chung của LHQ thông qua việc tăng cường cử lực lượng làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ, chủ trì Nghị quyết định kỳ về hợp tác LHQ ASEAN; đề xuất sáng kiến về Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ về Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, khởi xưởng thành lập Nhóm Bạn bè của Công ước Luật biển UNCLOS 1982./.

Video liên quan

Chủ Đề