Chằng gây nghĩa là gì

Dây chằng đầu gối gồm những dải dây ngắn, dai, là những mô sợi cứng liên kết và cố định các xương, giúp các khớp chuyển động linh hoạt, ổn định. Chấn thương dây chằng đầu gối rất thường gặp ở những người chơi thể thao hoặc lao động chân tay nặng, gây ra những cơn đau nhức, sưng đỏ vùng xung quanh làm hạn chế vận động.

1. Tìm hiểu về các loại chấn thương dây chằng đầu gối

Tùy theo mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng, nghĩa là dây chằng đầu gối bị tổn thương một phần hoặc đứt 1 phần, đứt hoàn toàn mà triệu chứng và ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh sẽ khác nhau.

Chấn thương dây chằng đầu gối là một trong các loại chấn thương thường gặp

Nếu chỉ tổn thương nhẹ dây chằng đầu gối, người bệnh chỉ bị đau nhức, sưng vùng đầu gối không kéo dài và sẽ dần tự khỏi. Tuy nhiên, nếu đứt dây chằng đầu gối thì bắt buộc phải điều trị, nối lại dây chằng để đảm bảo hoạt động của các xương.

Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp có thể kể đến như:

1.1. Chấn thương dây chằng chéo trước

Loại chấn thương này xảy ra khi người bệnh bị trẹo đầu gối do dừng lại đột ngột, chuyển hướng quá nhanh, va chạm với lực mạnh hoặc tiếp đất không tốt sau khi nhảy. Trong tai nạn hàng ngày hoặc tai nạn giao thông, chấn thương dây chằng chéo trước khá thường gặp, kể cả các vận động viên luyện tập bài bản.

Có thể nhận biết chấn thương dây chằng đầu gối với triệu chứng như sau:

  • Tiếng kêu “rắc” phát ra từ vùng đầu gối khi bị chấn thương, ngay sau đó bạn cảm thấy vùng khớp đầu gối trở nên lỏng lẻo.

  • Sưng đau nghiêm trọng ở đầu gối, đặc biệt vùng gối trước trong vòng 24 giờ và kéo dài một thời gian.

  • Hạn chế vận động khớp gối.

  • Nghiêm trọng hơn thì chấn thương dây chằng đầu gối có thể dẫn đến teo cơ, yếu khớp gối.

Chấn thương dây chằng chéo sau khá nghiêm trọng, gây khó khăn trong di chuyển

1.2. Chấn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau đầu gối ít bị tổn thương hơn do dày và mạnh hơn, tuy nhiên nếu chấn thương xảy ra sẽ gây đau đớn nghiêm trọng và khó hồi phục. Tư thế có thể gây ra chấn thương loại này là lực tác động mạnh khiến cơ thể dồn lực lớn lên đầu gối dẫn đến quá tải và ngã khuỵu.

Chấn thương dây chằng chéo sau có thể chỉ khởi phát cấp tính, đột ngột nhưng nếu không nghỉ ngơi, điều trị tốt có thể gây đau mạn tính trong thời gian dài.

Những triệu chứng cho thấy dây chằng chéo sau của bạn đã bị chấn thương là:

  • Sưng đầu gối sau khoảng vài giờ kể từ khi chấn thương, ngay sau chấn thương thấy khớp gối lỏng.

  • Cảm thấy đau dữ dội ở vùng gối, gây khó khăn trong đi lại và kể cả những chuyển động nhẹ tác động đến.

  • Thoái hóa khớp gối khi chấn thương dây chằng chéo sau mãn tính không được điều trị tốt, khiến khớp gối ngày càng sưng phù, suy giảm chức năng.

  • Teo phần đùi và phần trên cẳng chân của bên bị chấn thương dây chằng chéo sau dẫn đến mất đối xứng hai bên đùi.

1.3. Chấn thương dây chằng giữa gối

Chấn thương này thường gặp ở những vận động viên chơi môn thể thao hay va chạm như: bóng chuyền, bóng đá,… Dây chằng giữa gối khá ít khi bị rách, trừ khi tác động mạnh trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối, khiến khớp mở ra quá mức.

Chấn thương dây chằng giữa gối thường gặp do va chạm trong thể thao

Khi chấn thương gây giãn hoặc đứt dây chằng giữa gối, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Khớp lỏng lẻo, bên trong khớp gối thấy có tiếng lạo xạo mỗi khi chuyển động.

  • Khó khăn trong đi lại, cảm thấy kẹt khớp và đau nghiêm trọng.

  • Bầm tím ở khớp gối, kèm theo sưng đỏ. Kéo theo đó là những cơn đau âm ỉ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sinh hoạt vận động của người bệnh.

1.4. Chấn thương dây chằng bên ngoài

Dây chằng bên ngoài đầu gối có thể bị chấn thương nếu gặp lực ép lên đầu gối từ trong ra ngoài, trong các chấn thương do tai nạn giao thông hoặc va chạm thể thao. Chấn thương dây chằng bên ngoài khá ít gặp, tuy nhiên bệnh phức tạp và rất khó điều trị.

Triệu chứng nếu người bệnh gặp phải chấn thương này là khớp gối lỏng lẻo mất sự ổn định, sưng, đau khớp gối nhiều, căng cơ, khó khăn trong di chuyển,…

Nhận biết dây chằng đầu gối bị chấn thương và chấn thương ở mức độ nào là rất quan trọng để chủ động điều trị phục hồi. Không nên chủ quan bởi nếu chấn thương nặng gây đứt dây chằng đầu gối, người bệnh có thể mất khả năng vận động khớp gối sau này, teo chân,…

Cần điều trị chấn thương dây chằng đầu gối càng sớm càng tốt

2. Điều trị chấn thương dây chằng đầu gối như thế nào?

Nếu chấn thương dây chằng đầu gối nhẹ, chỉ giãn và sưng đau thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu là chấn thương nặng, đặc biệt bị đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng đầu gối thì bắt buộc cần đi khám và điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.

Nếu thấy cơn đau do chấn thương dây chằng đầu gối không quá nghiêm trọng, vẫn có thể di chuyển được thì hãy chăm sóc đúng cách như sau để khớp gối nhanh lành:

2.1. Chườm lạnh

Cần chườm lạnh lên vùng đầu gối từ 20 - 30 phút, thực hiện mỗi 3 - 4 giờ một lần để giảm sưng đau khớp gối. Sau 2 - 3 ngày chườm lạnh, sưng khớp gối sẽ giảm và dần dần người bệnh có thể đi lại bình thường.

2.2. Nghỉ ngơi

Khi đã bị chấn thương, bạn không nên quá cố di chuyển mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, giảm tác động lên đầu gối để giảm đau, phục hồi tổn thương.

2.3. Nâng cao đầu gối khi nằm

Khi nằm hoặc ngồi, để giảm đau, giảm áp lực cho đầu gối, bạn có thể kê chiếc gối nhỏ phía dưới.

2.4. Mang nẹp đầu gối

Việc đứt dây chằng đầu gối sẽ khiến khớp gối bị lỏng lẻo do mỗi dây chằng khớp gối đều có vai trò quan trọng giữ ổn định các xương. Vì thế, nếu vận động khó khăn, hỗ trợ giảm tác động xấu đến dây chằng, bạn có thể mang nẹp cố định đầu gối.

Mang nẹp đầu gối giúp giảm đau, tăng tốc độ phục hồi do chấn thương dây chằng đầu gối

2.5. Uống thuốc giảm đau, chống viêm

Dùng thuốc giảm đau trong chấn thương dây chằng đầu gối có thể là cần thiết, tuy nhiên nên dùng dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Nếu cơn đau nghiêm trọng và chấn thương nặng, dùng thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh hiểu nhầm về trạng thái bệnh.

Như vậy, khi bị chấn thương dây chằng đầu gối kéo dài, đau đớn nghiêm trọng, người bệnh nên chủ động đi khám chuyên khoa để chẩn đoán mức độ tổn thương, từ đó có thể điều trị hiệu quả.

Nếu cần hỗ trợ thêm về chăm sóc điều trị chấn thương dây chằng đầu gối, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

6.2. Điều trị phẫu thuật – Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo là phẫu thuật phổ biến hiện nay ở Việt nam và trên thế giới. Ưu điểm là vết mổ nhỏ, nhanh lành, thẫm mỹ, phục hồi nhanh.

– Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là sau 1 tuần kể từ khi bị chấn thương.

6.2.1. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối được chỉ định trong các trường hợp sau đây – Dây chằng chéo gối đã đứt hoàn toàn hoặc đứt một phần nhưng mất vững. – Đã trải qua chương trình tập phục hồi chức năng nhưng đầu gối vẫn chưa ổn định. – Có nhu cầu vận động cao như người hay chơi thể thao hoặc công việc đòi hỏi phải sử dụng đầu gối nhiều.

– Đứt dây chằng chéo khớp gối đã dẫn tới các tổn thương thứ phát là rách sụn chêm hoặc thoái hóa khớp.

6.2.3. Cách thức phẫu thuật? – Phẫu thuật viên có thể dùng mảnh ghép bằng gân khác thay thế dây chằng chéo trước khớp gối đã bị đứt, có thể là mảnh ghép tự thân hoặc đồng loại. Tuy nhiên do hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng mô chưa phát triển nên chủ yếu vẫn là dùng các mảnh ghép tự thân là chính. Các mảnh ghép tự thân hiện nay hay được sử dụng là: mảnh ghép gân hamstring, mảnh ghép gân bánh chè, mảnh ghép gân mác dài, mảnh ghép gân tứ đầu đùi,… – Việc sử dụng mảnh ghép nào là tùy theo sở thích và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên, tuy nhiên mảnh ghép hamstring vẫn là mảnh ghép được ưa thích và hay dùng hơn cả.

– Trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân được tê tủy sống hoặc mê nội khí quản.

6.2.4. Những tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật? Với bất kỳ phẫu thuật nào đều có tiềm ẩn một số nguy cơ. Đối với phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cũng sẽ đối mặt với một số ít rủi ro sau đây: – Tai biến của thuốc gây mê, gây tê trên hô hấp, tim mạch như: trụy tim mạch, suy hô hấp, sẽ được xử trí cấp cứu hỗ trợ tùy vào mức độ cụ thể. – Chảy máu vết mổ hoặc tê bì vùng da quanh vết mổ. – Huyết khối tĩnh mạch. – Lỏng gối. – Hạn chế biên độ vận động gối.

– Tổn thương sụn dẫn đến rối loại sự phát triển của xương.

6.2.5. Thời gian điều trị phẫu thuật mất bao lâu? – Bệnh nhân được nhập viện và thực hiện phẫu thuật ngay trong ngày [nếu tình trạng bệnh ổn định]. – Thời gian phẫu thuật mất khoảng 1 – 2 giờ, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ nằm hậu phẫu khoảng 2 giờ, sau khi tình trạng bệnh nhân ổn định sẽ được chuyển về lại khoa để theo dõi và điều trị tiếp.

– Sau phẫu thuật bệnh nhân cần nằm lại điều trị thuốc, chăm sóc vết thương và theo dõi thêm 5 – 7 ngày sẽ được xuất viện [nếu tình trạng ổn định].

7. Dự phòng chăm sóc – Tránh các hoạt động thể thao vận động mạnh khớp gối như: đá bóng, chạy nhảy,… – Phòng tránh các nguy cơ té ngã gây chấn thương trực tiếp lên khớp gối.

– Tập thể dục đều đặn tăng cường sự dẻo dai của khớp gối.

8. Hướng dẫn các bài tập phục hồi khớp gối sau phẫu thuật – Trước mổ, bệnh nhân nên chuẩn bị tối thiểu một đôi nạng và một nẹp gối [tốt nhất là nẹp khóa], phù hợp với chiều cao của bệnh nhân.

– Quy trình luyện tập chia thành 5 giai đoạn:

8.1. Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho đến hết 8 tuần
– Nẹp gối: + Tuần đầu: nẹp gối duỗi hoàn toàn, từ tuần 2 có thể tập gấp gối + Trước 4 tuần: luôn khóa nẹp khi đi lại. + Từ tuần 5: có thể không khóa nẹp khi đi lại.

– Đi nạng, tỳ chân:

+ 3 tuần đầu: không nên tỳ chân [đi hai nạng]. + Tuần 4-8: có thể tỳ chân một phần [đi một nạng hoặc hai nạng]. + Sau 8 tuần tỳ chân hoàn toàn [bỏ nạng].

– Gấp gối:

+ Tuần đầu tiên không gấp gối. + Từ tuần 2: gấp gối thụ động với biên độ tăng dần, tới tuần 8 có thể gấp đến 90 -100 độ.

– Chương trình tập luyện:


Bệnh nhân luyện tập theo các động tác sau, có thể tiến hành ngay ngày đầu sau mổ, mỗi động tác tập nên giữ trong 10 giây, làm 20-30 lần, ngày tập 3-5 đợt. Sau mỗi đợt tập nên chườm lạnh khoảng 15-30 phút.

Video liên quan

Chủ Đề