Tại sao uống bia đỏ mặt

Trái với suy nghĩ của nhiều người, hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu, bia không đồng nghĩa với việc người đối diện bạn có tửu lượng kém hoặc đã ngà ngà say. Được biết đến với tên gọi Alcoholic flush reaction trong tiếng Anh, đây thực chất là cơ chế dị ứng với các thành phần trong cồn do thiếu sót một enzyme trong cơ thể.

Ở các nước phương Tây, hội chứng này thường phổ biến với những người gốc Á, vì vậy nó còn được biết đến với tên gọi Asian flush. Series phim truyền hình “Fresh off the Boat” của đài ABC [Mỹ], vốn dựa trên hồi ký của đầu bếp người Mỹ gốc Đài Loan Eddie Huang về trải nghiệm của anh khi lớn lên tại Mỹ, từng dành cả một tập phim nhằm khai thác những tình huống dở khóc dở cười xoanh quanh hội chứng trên.

Trong tập phim này, Louis – bố của nhân vật chính Eddie – đã giải thích cho cậu bé về những món “bảo bối” trong chiếc túi “Flush Pack” mà ông hay mang theo khi đi uống với các người bạn da trắng, gồm thuốc Pepcid AC, bình xịt định liều, thuốc nhỏ mắt, và viên nhai dạ dày Tums.

Tại Việt Nam, hội chứng đỏ mặt khi uống rượu, bia vốn khá là phổ biến. Chúng tôi đã trò chuyện cùng các chuyên gia y tế tại Jio Health để tìm hiểu rõ hơn về nguyên lý khoa học đằng sau hiện tượng ảnh hưởng khoảng 36% dân số tại các nước Đông Á.

Lý giải về hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia

Như đã bàn đến ở trên, hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu, bia được biết đến với tên gọi “Alcohol flush reaction” trong thuật ngữ y khoa, nhằm ám chỉ triệu chứng dị ứng với tác nhân từ việc uống rượu. Thông thường, làn da thường tấy đỏ khi mạch máu dưới da giãn nở, và rượu chỉ là một trong nhiều tác nhân gây ra hiện tượng này. Đây là một phần thuộc cơ chế miễn dịch của cơ thể, gây ra những triệu chứng phụ như da tấy đỏ, nhức đầu, tăng nhịp tim, và buồn nôn. Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu, bia là hiện tượng di truyền, và không có phương pháp điều trị dứt điểm.

Hệ thống enzyme aldehyde dehydrogenase [ADH] đóng vai trò phân giải các phân tử cồn và loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Tuy nhiên, phần đông mọi người – trong đó đa số là những người mang dòng dõi châu Á – thường không tự sản xuất enzyme này trong cơ thể. Nguyên nhân bắt nguồn từ một loại gen đột biến tiến hóa theo thời gian. Vì thế, cơ thể của những ai sở hữu loại gen này sẽ tích tụ lượng acetaldehyde nhiều gấp 6 lần người khác – vốn cực kỳ độc hại – dẫn đến hiện tượng đỏ mặt.

Dù xuất hiện nhiều trong các phương tiện truyền thông đại chúng với mục đích pha trò và gây cười, hiện tượng trên thực chất là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu mới của Đại học Cambridge, hội chứng dị ứng này có nguy cơ gây tổn hại chromosome và gây đột biến tế bào gốc.

Những nguy cơ sức khỏe đi kèm hội chứng

Business Insider cũng cảnh bảo nguy cơ sức khỏe do hội chứng đỏ mặt khi uống rượu, bia gây ra, rằng lượng acetaldehyde tích tụ cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư vòm họng và khoang miệng cao hơn. Trước tác hại khôn lường này, việc tiêu thụ cồn cần được cân nhắc một cách nghiêm túc và cẩn trọng hơn.

Trong một nghiên cứu khác của tạp chí khoa học Nature, Anya Topiwala – nhà nghiên cứu y khoa cấp cao của Đại học Oxford – khẳng định rằng những ai có triệu chứng đỏ mặt khi uống rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn. “Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng trực tiếp giúp củng cố tính xác thực của suy đoán rằng cồn ẩn chứa những tác hại nghiêm trọng hơn với những ai mắc phải hội chứng trên,” Anya lý giải.

Alcohol Consumption In Vietnam: Three Worrying Facts
South Korea is the only country in Asia that drinks more than Vietnam. Since 2010 alcohol consumption in Vietnam has risen a staggering 40%.
Posted by Vietcetera on Tuesday, 29 May 2018

4 cách xử lý hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia

Có một vài phương pháp để bạn có thể giảm thiểu tác động của hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia. Một trong số những biện pháp thông dụng nhất là uống Pepcid AC 20 phút trước khi tiêu thụ cồn nhằm giảm thiểu triệu chứng đỏ mặt.

Trong quá trình uống rượu bia, Jio Health gợi ý rằng việc uống 2 cốc nước lọc trước khi tham gia cuộc vui sẽ giúp bão hòa tốt lượng cồn thâm nhập vào cơ thể. Để chắc ăn hơn, các chuyên gia y tế cũng đề xuất rằng sau mỗi ly thức uống có cồn được tiêu thụ, bạn nên uống một cốc nước lọc để giảm thiểu nguy cơ các triệu chứng dị ứng bộc phát.

Loại thức uống có cồn mà bạn tiêu thụ cũng quan trọng không kém. Ví dụ như vang trắng và champagne là những loại cồn ít gây ra triệu chứng đỏ mặt hơn các loại thức uống khác.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm trên thị trường cũng được bày bán nhằm giúp bạn đối phó với những triệu chứng phụ mà hội chứng này gây ra. Nổi bật trong số đó là Before Elixir, một loại nước uống tonic giúp ngăn ngừa việc đỏ mặt và những cơn “hangover” nặng, với thành phần bao gồm vitamin, chiết xuất thảo dược, và các loại amino a-xít giúp hạn chế quá trình tích tụ các loại acetaldehyde độc hại trong gan.

Một sự lựa chọn khác là Sunset, một loại thuốc dạng viên giúp hỗ trợ quá trình phân giải acetaldehyde trước khi triệu chứng đỏ mặt xuất hiện. Nó cũng đóng vai trò ngăn chặn một loại amin tên histamine, từ đó giúp ngăn chặn những phản ứng của cơ thể với các chất độc toxin chưa hoàn toàn bị loại bỏ trong hệ thống.

Nguy cơ đi kèm việc lạm dụng thuốc để ngăn ngừa hội chứng

Mặc dù việc dùng các loại thuốc như Pepcid AC để phòng ngừa triệu chứng đỏ mặt khi uống rượu bia khá là thông dụng, một số nghiên cứu lại cho thấy nếu kéo dài lâu, việc kết hợp chúng với hoạt động tiêu thụ cồn có thể gây ra những tác hại sức khỏe khôn lường.

đã chia sẻ với chúng tôi một bài viết do Daryl Davis, Giám đốc của Phòng nghiên cứu và thí nghiệm về Não bộ và Thức uống có cồn – soạn thảo, giúp cung cấp bằng chứng khoa học ủng hộ cho nghiên cứu trên. “Dùng các loại thuốc ngăn chặn histamine để giảm thiểu hội chứng đỏ mặt có thể dẫn đến nguy cơ tiêu thụ cồn cao hơn, từ đó gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư thực quản, và ung thư biểu mô tế bào vảy,” theo lời Davis.

Xem thêm:

[Bài viết] Tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam: Những thực trạng và biện pháp khắc phục

[Bài viết] Lạm dụng kháng sinh ở Việt Nam & Cách phòng tránh Jio Health

Làm thế nào để không đỏ mặt khi uống rượu bia?

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia là tình trạng mặt, cổ, vai, thậm chí toàn bộ cơ thể trở nên đỏ bừng hoặc nổi ban đỏ sau khi uống đồ uống có cồn. Khoa học chỉ ra rằng, hội chứng đỏ mặt khi uống rượu xuất hiện ở những người có rối loạn di truyền dẫn đến thiếu hụt enzyme ALDH2.

Khi uống rượu bia chứa ethanol, cơ thể chúng ta hấp thu chủ yếu ở ruột non và trải qua hai bước chuyển hóa ở gan trước khi vào tuần hoàn chung đến các cơ quan khác. Trước hết, enzyme ADH chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Tiếp theo, enzyme ALDH2 chuyển hóa acetaldehyde thành acetate [hay là acid axetic, thành phần chủ yếu trong giấm ăn].

Acetaldehyde được xem là một chất có hại, khi tích tụ trong máu sẽ gây giãn mạch dẫn đến đỏ mặt, cơ thể nóng bừng, đau đầu, nôn mửa và nhịp tim nhanh.

Người thiếu hụt enzyme ALDH2 đỏ mặt, thậm chí đỏ khắp người khi uống rượu bia

Có thể nói, tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia không phải yếu tố quyết định “tửu lượng” của bạn. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, hội chứng này có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ ung thư vòm họng, tăng huyết áp và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Giảm đỏ mặt khi uống rượu bia bằng cách nào?

Hiện tượng mặt đỏ có thể đi kèm với nhịp tim nhanh, trong trường hợp nặng có thể là buồn nôn, đau đầu. Vì những hiệu ứng đi kèm này, người mắc hội chứng đỏ mặt thường không thể uống được nhiều rượu bia.

Mặc dù không có cách nào thay đổi việc thiếu hụt enzyme ALDH2, một số bí quyết sau đây giúp bạn giảm đỏ mặt, tự tin hơn khi uống rượu bia:

Đặt ra giới hạn cho bản thân

Không nên cố uống rượu bia khi bạn thấy dấu hiệu đỏ mặt

Hiện tượng đỏ mặt xuất hiện khi nồng độ acetaldehyde tăng cao bất thường, là dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng uống. Uống quá nhiều rượu bia sẽ khiến cơ thể bạn không chuyển hóa kịp thời ethanol. Nếu bạn thường bị đỏ mặt, buồn nôn, nhức đầu khi uống rượu bia, hãy đặt ra giới hạn cho bản thân và cố gắng không “quá chén” trong những buổi tiệc vui.

Lót dạ trước khi uống

Khi dạ dày trống rỗng, ethanol trong rượu, bia sẽ dễ dàng hấp thu vào bên trong cơ thể, thấm ngay vào máu và tạo cảm giác say nhanh hơn. Bên cạnh đó, uống rượu bia khi đói còn gây ra nhiều vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày. Do đó, bạn nên ăn nhẹ một số món ăn như trứng, khoai tây... trước khi tham gia vào tiệc rượu.

Uống chậm

Uống chậm, dành thời gian trò chuyện để hạn chế tình trạng đỏ mặt

Để không đỏ mặt khi uống rượu bia, bạn nên kéo dài thời gian nhâm nhi một ly đồ uống có cồn từ 30 phút đến 1 giờ. Đây là khoảng thời gian gan cần để đưa hết chất cồn ra khỏi cơ thể.

Bạn tuyệt đối không pha trộn đồ uống có cồn với đồ uống chứa caffeine hoặc nước tăng lực. Sự kết hợp của những thức uống này có thể làm ethanol ngấm qua dạ dày nhanh hơn, khiến bạn dễ bị đỏ mặt hơn.

Uống nước sau khi uống bia

Nước có tác dụng pha loãng và thúc đẩy đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Do đó, để giảm tình trạng đỏ mặt, bạn có thể uống thêm nước lọc, nước hoa quả sau khi uống bia rượu. Những thức uống này cũng làm chậm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày.

Video liên quan

Chủ Đề