Khám tiêu chảy ở đâu tốt

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng không kể tuổi tác, giới tính. Những trường hợp mắc bệnh dạng nhẹ sẽ khỏi trong vòng 1 - 2 ngày. Thế nhưng bệnh có thể diễn biến nặng khi triệu chứng kéo dài. Đây là vấn đề đáng lưu ý mà nhiều người vẫn thường chủ quan.

1. Tiêu chảy là gì?

Thức ăn khi được đưa vào cơ thể sau thời gian 2 - 3 ngày sẽ được hấp thụ hoàn toàn nước và chất dinh dưỡng sau đó chất cặn bã sẽ thải ra khỏi cơ thể. Thế nên, ở người bình thường sẽ đi đại tiện khoảng 1 - 2 lần/ngày và phân có khuôn, không lỏng hay nát.

Tiêu chảy là tình trạng đi đại tiện có phân lỏng hơn 3 lần/ngày. Bệnh này được phân thành 2 loại dựa theo mức độ của bệnh và thời gian diễn ra như sau:

Tiêu chảy là tình trạng bệnh nhân đi ngoài có phân lỏng khoảng 3 lần mỗi ngày

  • Thể cấp tính: xuất hiện khi cơ thể mắc dị ứng với thức ăn hay nhiễm khuẩn E.coli, tả,… hoặc gây ra bởi virus Rota,… Tình trạng này thường diễn ra dưới 14 ngày.

  • Thể mạn tính: tình trạng này diễn ra hơn 14 ngày, trong đó không có 2 ngày liền ngừng tiêu chảy. Cơ thể bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguyên nhân được xác định là thủ phạm gây ra tiêu chảy như:

2.1. Do các tác nhân: Virus, vi trùng, ký sinh trùng

Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này. Nhiễm khuẩn xảy ra khi bạn ăn uống không hợp vệ sinh, thực phẩm có chứa Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu,… khiến bạn bị ngộ độc. Mầm bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể sau đó kích thích các mô ở hệ tiêu hóa gây nên viêm nhiễm và đau.

Ngoài ra, việc ăn thực phẩm sống như rau, gỏi, đồ tái sống,… được tưới bằng loại nước bẩn hay dùng phân tươi sẽ làm lây truyền vi khuẩn E.coli, giun, sán. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước ô nhiễm cũng là nguy cơ bùng phát dịch bệnh như tả, lỵ,…

Việc giữ vệ sinh không kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

2.2. Rối loạn vi sinh đường ruột

Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ khiến những vi khuẩn có lợi bị triệt tiêu làm mất cân bằng hệ vi sinh của đường ruột giúp vi khuẩn có hại phát triển gây ra rối loạn hệ tiêu hóa. Hệ quả là đi đại tiện nhiều lần dạng phân lỏng, không có dạng khuôn hay phân sống.

2.3. Kém hấp thụ đường

Một số trường hợp cơ thể của họ không thể dung nạp được nhiều loại đường như fructozo, lactozo có trong trái cây, mật ong, sữa,…

Vì thế khi họ sử dụng những thực phẩm có chứa những loại đường này dễ gây ra tình trạng mắc bệnh kéo dài. Ngoài ra, cơ thể thiếu hụt men như lactase,… là yếu tố gây ra bệnh.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì tiêu chảy có thể là một dấu hiệu báo động những vấn đề dưới đây:

2.4. Ngộ độc thực phẩm

Do bệnh nhân ăn thực phẩm đã bị ôi thiu, có chất độc hay các chất phụ gia gây hại. Lúc ấy bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần sau khi ăn, nôn mửa, tiêu chảy và sốt cao,… Có thể xuất hiện co giật và tử vong nếu không đưa đến bệnh viện lập tức.

Nếu có biểu hiện tiêu chảy có thể bạn đã bị ngộ độc thực phẩm

3. Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?

Đối với những trường hợp mức độ nhẹ, bệnh có thể được xử lý ở nhà mà không cần đến bệnh viện. Thế nhưng những trường hợp mức độ nặng và nghiêm trọng cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị sớm.

3.1. Đối với trẻ em

Trường hợp tiêu chảy ở trẻ nhỏ bố mẹ phải hết sức lưu ý. Bệnh có thể gây ra tình trạng mất nước gây đe dọa tính mạng của trẻ. Bố mẹ phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức khi có những dấu hiệu sau đây:

  • Đi tiểu rất ít.

  • Nhức đầu và thường buồn ngủ.

  • Miệng và da có biểu hiện khô.

  • Chân tay lạnh và da dẻ tái xanh nhợt nhạt.

  • Sốt cao kéo dài và không tỉnh táo.

  • Đi ngoài có kèm máu và mủ.

  • Đi ngoài kèm sốt và nôn nhiều.

3.2. Đối với người lớn

Tuy rằng, bệnh xảy ra ở người lớn không nguy hiểm bằng trẻ nhỏ thế nhưng bạn vẫn cần phải đi khám khi bệnh kéo dài và có những biểu hiện sau đây:

  • Phân đen kèm theo máu.

  • Nôn ói.

  • Mất nước nghiêm trọng.

  • Sút cân nhanh chóng.

Cho dù ở độ tuổi nào bệnh nhân cũng không được chủ quan mà phải đến bệnh viện để được kiểm tra chắc chắn

Tùy theo cơ địa mỗi người mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được tình trạng bệnh của mình và có cách xử lý thích hợp.

4. Những điều cần lưu ý cho bệnh nhân tiêu chảy

4.1. Hình thành chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tiêu chảy và kết quả điều trị của bệnh nhân. Những chuyên gia y tế thường khuyến cáo bệnh nhân nên ăn thực phẩm dạng lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa gồm cháo, súp,… Những thức ăn này giúp cơ thể được bù nước và tiêu hóa dễ dàng, đi ngoài tạo khuôn phân như bình thường.

Khi những triệu chứng của bệnh thuyên giảm, có thể bổ sung cho bệnh nhân thịt nạc xay, canh rau,… giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Mặt khác, để giảm thiểu những triệu chứng của bệnh cần hạn chế dùng những loại thực phẩm sống, chưa được nấu chín, thực phẩm có nhiều đường,… Đặc biệt, bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, nước uống có ga sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

Chế độ ăn uống tác động mạnh mẽ đến tình trạng bệnh của bạn

4.2. Dành thời gian nghỉ ngơi

Việc tập luyện thể dục thể thao sẽ làm cho cơ thể bị mất nước nhiều hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần nhiều thời gian cho cơ thể được nghỉ ngơi. Người bệnh có thể sinh hoạt như thường ngày nhưng cần hạn chế những hoạt động làm tiêu hao năng lượng.

4.3. Giữ vệ sinh cá nhân và ăn uống cẩn thận

Cần tuân thủ ăn chín uống sôi, sử dụng thức ăn đảm bảo vệ sinh. Cần vệ sinh thật kỹ dụng cụ nấu ăn trước khi nấu và che đậy kỹ thức ăn không để ruồi nhặng bâu vào.

Đặc biệt, đối với trẻ em bố mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc mua bên ngoài mà phải có sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời luôn vệ sinh kỹ càng, rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa.

Khi tiếp xúc với gia cầm hoặc gia súc bị bệnh cần phải mặc đồ bảo hộ. Chất thải của chúng phải được xử lý triệt để và cách xa khu vực sinh sống. Không nên ôm ấp hoặc tiếp xúc gần gũi với thú cưng nếu chúng bị bệnh.

Khi mắc bệnh tiêu chảy dạng nhẹ có thể bù nước điện giải và nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh nặng cần đưa đến bệnh viện để kiểm tra ngay để ngăn ngừa những tình huống nguy hiểm.

Ngoài chức năng tiêu hóa, hệ tiêu hóa của cơ thể còn có tác động trực tiếp đến hoạt động của não bộ, tâm trí và sức khỏe thể chất. Thế nhưng, theo thống kê, có đến 62% dân số thế giới gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày. Chất lượng cuộc sống suy giảm một phần là do hệ tiêu hóa của bạn đang “gặp rắc rối”. Vậy nên khám tiêu hóa ở đâu để cải thiện tình trạng trên? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời! 

1. Đối tượng nên sử dụng gói khám tiêu hóa 

Bất kỳ độ tuổi và ngành nghề nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa. Theo khảo sát, nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa cao thường rơi vào những người có:

Thói quen:

  • Có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá …
  • Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm
  • Ăn nhiều thực phẩm cay
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học
  • Thường xuyên căng thẳng thần kinh
  • Mất ngủ kéo dài

Triệu chứng: 

  • Đau bụng âm ỉ, có lúc chuyển sang đau dữ dội
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Rối loạn đại tiện: tiêu chảy, táo bón, tiêu ra máu đỏ/nâu, tiêu phân màu đen
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Mệt mỏi, chán ăn

Nếu bạn đã và đang có những thói quen trên, hoặc đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng của bệnh tiêu hóa, thì đừng nên chủ quan hãy đến ngay bệnh viện để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu vẫn còn đang phân vân không biết khám tiêu hóa ở đâu, thì Bệnh viện Gia An 115 với chất lượng cao – chi phí hợp lý là địa chỉ uy tín mà bạn có thể tin tưởng.  

Đến bệnh viện kiểm tra ngay khi xuất hiện dấu hiệu bệnh tiêu hóa [Ảnh minh họa]

2. Quy trình khám tiêu hóa tại Bệnh viện Gia An 115

Tùy vào tình trạng hiện tại của bạn mà bác sĩ xác định quy trình khám và các xét nghiệm có liên quan. Về cơ bản, bao gồm 3 bước sau:

Bước 1: Khám tổng quát

Khi bạn đến khám tại Bệnh viện Gia An 115, đầu tiên bạn sẽ được các bác sĩ tại đây khám tổng quát chung để đánh giá tình trạng sức khỏe [cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh..]. Sau đó, sẽ đưa ra quyết định bạn có cần thiết phải nội soi để kiểm tra thêm hay không.

Bước 2: Chuẩn bị nội soi

Nội soi dạ dày: bạn cần nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ để đảm bảo không còn thức ăn trong dạ dày.Nội soi trực tràng: bạn được thụt thuốc xổ thông qua đường hậu môn trước khi tiến hành nội soi.

Nội soi đại tràng: bạn sẽ được hướng dẫn uống thuốc xổ vào đêm hôm trước và đi ngoài nhiều lần cho đến khi ruột đã sạch hoàn toàn.

Bước 3: Nội soi

Đây là bước quan trọng nhất để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại của bạn. Bác sĩ tiến hành nội soi và quan sát đường tiêu hóa, nếu thấy bất thường cần xử lý thì bác sĩ sẽ đưa dụng cụ luồn qua ống nội soi vào cơ thể để xử lý.Khám tiêu hóa ở đâu bạn cũng sẽ trải qua 4 3 bước trên. Mọi người vẫn luôn rùng mình khi nhắc đến nội soi. Nhưng khi bạn thực hiện khám tiêu hóa nội soi ở Bệnh viện Gia An 115, với phương pháp nội soi gây mê cùng với đó là tay nghề cao của đội ngũ y bác sĩ, chúng tôi sẽ giúp bạn xóa bỏ “ nỗi ám ảnh” trên.  

Bệnh nhân vui vẻ tới khám tại Bệnh viện Gia An 115

Lưu ý trước khi khám tiêu hóa

Để giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí cũng như có được kết quả chính xác nhất, khi bạn khám tiêu hóa ở Bệnh viện Gia An 115 hay khám tiêu hóa ở đâu thì cũng cần lưu ý một số điểm sau đây: 

  • Nhịn ăn 6 - 8 tiếng trước nội soi
  • Nhịn uống 2 – 3 tiếng trước khi nội soi để tránh gây hít sặc lên đường thở trong quá trình nội soi
  • Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo bác sĩ
  • Đối với phụ nữ: Báo bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

3. Lợi ích khi khám tầm soát tại Bệnh viện Gia An 115

Tham gia gói khám tầm soát tại Bệnh viện Gia An 115, bạn sẽ được hưởng 2 trong 1:

  • Tầm soát bệnh lý
  • Tư vấn lộ trình điều trị

Khi bạn khám tiêu hóa ở bất kỳ đâu, cũng chỉ dừng lại ở việc tầm soát bệnh lý, nhưng riêng đối với Bệnh viện Gia An 115, các bác sĩ chuyên khoa sẽ vấn cho bạn lộ trình điều trị phù hợp nhất với hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bên cạnh đó, là bệnh viện được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế [do Kume Asia – Nhật Bản thiết kế, Global health services network – Hoa Kỳ tư vấn]. Khi đến với Bệnh viện Gia An 115, bạn sẽ được:

  • Đội ngũ chuyên gia y tế phục vụ tận tình  
  • Hỗ trợ điều trị bởi các trang thiết bị y tế hiện đại 
  • Quy trình khám bệnh chuyên nghiệp 
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng thân thiện và hiệu quả 
  • Dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý

Bệnh tiêu hóa ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng của bạn. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời. Với tiêu chí  “Chất lượng kiến tạo niềm tin”, Bạn sẽ không còn phải đau đầu suy nghĩ xem nên khám tiêu hóa ở đâu tốt nhất. Bệnh viện Gia An 115 chính là địa chỉ khám bệnh uy tín của mọi nhà, mọi người mà bạn hoàn toàn có thể đặt niềm tin.

Video liên quan

Chủ Đề