Chủ đề vũ trụ và phi hành gia bài tập năm 2024

Lớp học trực tiếp đầu tiên từ trạm không gian của Trung Quốc được tổ chức chiều 9/12 bởi các thành viên phi hành đoàn Thần Châu 13, gồm Zhai Zhigang, Wang Yaping và Ye Guangfu, với các học sinh dưới Trái đất. Các phi hành gia Trung Quốc tạo ra bài giảng khoa học từ khoảng cách 400 km trên Trái đất khi họ quay quanh trạm vũ trụ Thiên Cung.

Chủ đề vũ trụ và phi hành gia bài tập năm 2024

Học sinh ở Macao đang theo dõi bài giảng thực hiện hôm 9/12 qua cuộc gọi video. Ảnh: Xinhua

Lớp học bắt đầu lúc 15h40 (giờ Bắc Kinh), với những hình ảnh cho thấy cách phi hành gia sống và làm việc trong trạm không gian. Nhóm cũng chứng minh nhiều hiện tượng vật lý trong môi trường vi trọng lực, như "lực nổi biến mất", "quả bóng nước", và trả lời câu hỏi của học sinh.

1.420 học sinh từ 5 lớp học khắp Trung Quốc tham dự. Lớp tiểu học được đặt tại Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Các lớp học khác cũng được bố trí ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, tỉnh Nam Ninh; huyện Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên và hai đặc khu hành chính Hong Kong, Macao. Một số em tham gia trò chuyện qua video cùng phi hành gia.

Hàng chục triệu học sinh tiểu học và trung học khắp Trung Quốc theo dõi sự kiện được truyền hình kéo dài hàng giờ này, do Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc, Bộ Giáo dục Trung Quốc cùng nhiều cơ quan chính phủ khác tổ chức.

Đây là bài giảng đầu tiên của Lớp học Thiên Cung nhằm phổ biến khoa học vũ trụ.

Chủ đề vũ trụ và phi hành gia bài tập năm 2024

Lớp học được đặt tại Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 9/12. Ảnh: Xinhua

Theo Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), nhiều bài giảng hơn nữa sẽ được tổ chức và được trình bày bởi các phi hành gia. Các hoạt động như vậy nhằm truyền bá kiến thức về tàu vũ trụ có người lái và khơi dậy lòng đam mê khoa học trong giới trẻ.

Shi Yi, Hiệu phó trường Trung học số 101 Bắc Kinh, cho biết bài giảng về không gian là một trải nghiệm mở mang tầm mắt, giúp khơi dậy niềm yêu thích khoa học của học sinh.

Wang Yihan, học sinh lớp 5 trường Yuxin thuộc Đại học Sư phạm Thủ đô, chia sẻ: "Các thí nghiệm của phi hành gia thực sự khiến cháu tò mò và ngạc nhiên. Cháu rất quan tâm đến du hành vũ trụ và muốn tham gia vào chương trình khám phá không gian của đất nước trong tương lai".

Vincent Wong Wai-shing, Hiệu phó trường Cao đẳng Pui Kiu ở Hong Kong, nhận xét sự kiện mang lại cho học sinh cơ hội giao tiếp với các phi hành gia đồng thời kích thích sự quan tâm của các em đối với không gian và khoa học.

"Nó cũng giúp nâng cao ý thức về bản sắc dân tộc của học sinh khi nhìn thấy sự phát triển nhanh chóng của công nghệ vũ trụ", Wai-shing nói.

Chủ đề vũ trụ và phi hành gia bài tập năm 2024

Học sinh trường Trung học số 27 ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, theo dõi bài giảng đặc biệt hôm 9/12. Ảnh: Xinhua

Tàu Thần Châu 13 của Trung Quốc rời khỏi Trái Đất ngày 15/10, chở phi hành đoàn 3 người lên trạm vũ trụ trong nhiệm vụ kéo dài 6 tháng. Thần Châu 13 sẽ là lần phóng tàu cuối cùng của CMSA trong năm nay để xây dựng trạm Thiên Cung.

Sống trong môi trường không có trọng lực, các phi hành gia phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khoẻ, vậy họ đã tập luyện thể thao như thế nào khi ở ngoài vũ trụ?

Những sứ mệnh khám phá không gian vũ trụ chưa bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi các phi hành gia phải đạt những điều kiện rất khắt khe mới có thể tồn tại trong điều kiện đặc biệt ngoài không gian.

Đối với những sứ mệnh kéo dài nhiều tháng, các phi hành gia phải chú ý luyện tập thể chất thường xuyên để ngăn chặn các mối nguy hiểm tiềm tàng về sức khỏe trong môi trường không trọng lực.

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-13 vào ngày 16/10 tại Trung tâm phóng vệ tinh ở sa mạc Gobi phía tây bắc Trung Quốc, chở theo 3 phi hành gia thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng – sứ mệnh dài nhất trong lịch sử với nhiệm vụ xây dựng trạm vũ trụ của Trung Quốc.

Do cơ thể con người không được cấu tạo để tồn tại trong không gian, nên các phi hành gia có nguy cơ mất đi khoáng chất trong xương, đồng thời chức năng phổi của họ cũng có thể bị cản trở bởi tình trạng không trọng lượng. Vì vậy, các phi hành gia cần phải tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giữ sức khỏe tốt. Việc luyện tập trong không gian cũng đòi hỏi những thiết bị thể thao chuyên dụng, không giống với bình thường.

Các phi hành gia ở trong không gian càng lâu thì tác hại của môi trường không trọng lực đối với cơ thể họ càng lớn. Do đó, các nhà khoa học hy vọng rằng dữ liệu thu thập được lần này có thể giúp họ giải quyết vấn đề và chuẩn bị tốt hơn cho những chuyến du hành không gian với thời lượng dài hơn trong tương lai.