Chỉnh màu bàn phím e dra

Khánh Duy 20/01 5 bình luận

Bàn phím cơ là loại bàn phím sử dụng công tắc cơ học [Switch] trên từng phím, tạo cảm giác gõ có độ nảy tốt, êm ái cùng độ phản hồi cao, bền bỉ và giảm thiểu chứng đau đầu ngón tay.

Đèn bàn phím cơ là dãy đèn LED được thiết kế nằm dưới bàn phím cơ, có chức năng phát sáng giúp người dùng dễ dàng thực hiện các thao tác trên bàn phím trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Có 2 loại là đèn LED đơn sắc và đèn LED RGB. Đèn LED đơn sắc chỉ thể hiện được một màu cố định còn đèn LED RGB có đến tận ba màu bao gồm đỏ, xanh lá và xanh dương nên đèn LED RGB sẽ có giá thành cao hơn đèn LED đơn sắc.

Ngoài ra, nó còn được phân loại là LED tròn, vuông dán. LED tròn là loại đèn phổ biến nhất, dễ thay thế và có giá thành rẻ. LED vuông thường được bán tại các cửa hàng chuyên dụng cho bàn phím cơ, nó có ánh sáng đẹp và giá cả đắt hơn LED tròn. Còn LED dán có giá cả đắt nhất, khó gỡ và khó thay thế nhưng có ưu điểm là nhỏ gọn.

Các bạn có thể thực hiện chỉnh đèn bàn phím cơ bằng cách nhấn tổ hợp phím Fn+1 đến Fn+8, chức năng của từng tổ hợp phím như sau:

Tổ hợp phím

Hiển thị

Ghi chú

Fn+1

Hiệu ứng LED đơn sắc

Nhấn nhiều Fn+1 để đổi màu

Fn+2

Đèn chuyển đổi liên tiếp 7 màu

Tốc độ chậm, các màu luân phiên nhau

Fn+3

Đổi màu theo ý thích

Không nhiều bàn phím hỗ trợ

Fn+4

7 màu sáng lên rồi mờ dần

Fn+5

Chọn màu yêu thích

Ấn nút nào thì nút đó mới sáng

Fn+6

Hiệu ứng ánh sao lấp lánh

Nhấn lại Fn+6 nếu muốn đổi màu

Fn+7

Hiệu ứng sóng vỗ

Fn+8

Hiệu ứng sóng dạt hai bên

Ngoài ra, đối với một số hãng, bộ hot key để chỉnh LED nền bàn phím chính là các phím mũi tên. Không chỉ bật, tắt đèn nền mà các phím này còn có chức năng chỉnh tốc độ đèn nhảy, cường độ sáng của đèn LED,...

Bước 1: Truy cập phần mềm và chọn biểu tượng bàn phím trong phần Devices.

Bước 2: Chọn Onboard Profiles và lần lượt xóa hết các slot mặc định như hình bên dưới.

Bước 3: Chọn Profiles > Tên profile có chữ HW [các profile không có chữ HW sẽ chỉ hoạt động khi phần mềm được mở] > Hardware Lighting > Thiết lập mặc định của app > Delete Effect.

Bước 4: Bấm biểu tượng dấu cộng để tạo profile mới, ở đây các bạn có thể thỏa thích tùy biến đèn bàn phím cơ. Có nhiều hiệu ứng có sẵn như Rainbow wave [màu cầu vồng], ở đây chúng ta chọn những hiệu ứng bên cột Custom để chỉnh sửa theo ý mình.

Một số hình ảnh những hiệu ứng của đèn bàn phím cơ.

Bước 5: Profiles > Tên profile bạn vừa chỉnh sửa > Onboard Profiles > Empty > Save.

Vậy là xong rồi, bạn đã hoàn thành tùy biến đèn bàn phím cơ siêu xinh rồi đó!

Trả lời: Đèn bàn phím laptop của bạn không sáng có thể là do tính năng bật đèn đã bị tắt hoặc do bạn chưa kích hoạt thành công tính năng bật đèn bàn phím hoặc phiên bản Driver đã cũ.

Đối với một số dòng laptop Asus được hỗ trợ đèn bàn phím, bạn hãy dùng phím tắt để bật đèn bàn phím: Tổ hợp phím Fn + A hoặc sử dụng Control Panel để bật. Còn ở những dòng laptop khác, hãy cập nhật Driver cho laptop của bạn.

Trả lời: Khi chọn mua bàn phím cơ, bạn nên dựa trên các tiêu chí về loại Switch, về kiểu dáng và kích thước bàn phím và về chất liệu keycap.

Ví dụ như bàn phím Razer Huntsman Tournament Edition có keycap được làm từ chất liệu PTB cứng cáp, có thể chống mài mòn và mờ kí tự. Hoặc bàn phím Gaming Razer BlackWidow sử dụng Green Mechanical Switch, khi nhấn sẽ có tiếng click, cảm giác nhấn khá êm và không cần dùng quá nhiều lực.

Trả lời: Switch là bộ phận có dạng công tắc nằm dưới mỗi phím bấm. Mỗi chiếc công tắc switch được tạo thành từ nhiều phần chuyển động, dùng lò xo để tạo đàn hồi và có 2 [hoặc nhiều] chân tiếp xúc bằng kim loại.

Một số mẫu Bàn phím đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chỉnh, đổi màu đèn bàn phím cơ đơn giản, chi tiết. Cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn một ngày tốt lành!

Danh sách phím tắt: Mình đang sử dụng bàn phím này và có bổ sung như sau: FN + F1 = Mở phần mềm Window Media Player FN + F2 = Giảm âm lượng FN + F3= Tăng âm lượng FN + F4= Tắt âm thanh Mute FN + F9= Mở phần mềm Mail Outlook FN + F10= Mở trình duyệt Web

FN + F11= Mở Calculator

Song was used in this video: Song: LiQWYD – Do It Music provided by Vlog No Copyright Music. Creative Commons – Attribution 3.0 Unported Video Link: Song: MBB – Do It Music provided by Vlog No Copyright Music. Creative Commons – Attribution-ShareAlike – CC BY-SA Video Link: Tag: cách đổi màu bàn phím cơ, [vid_tags]

Xem thêm: //blogtinhoc.org/category/chia-se

Nguồn: //blogtinhoc.org

Danh sách phím tắt: Mình đang sử dụng bàn phím này và có bổ sung như sau: FN + F1 = Mở phần mềm Window Media Player FN + F2 = Giảm âm lượng FN + F3= Tăng âm lượng FN + F4= Tắt âm thanh Mute FN + F9= Mở phần mềm Mail Outlook FN + F10= Mở trình duyệt Web

FN + F11= Mở Calculator

Song was used in this video: Song: LiQWYD – Do It Music provided by Vlog No Copyright Music. Creative Commons – Attribution 3.0 Unported Video Link: Song: MBB – Do It Music provided by Vlog No Copyright Music. Creative Commons – Attribution-ShareAlike – CC BY-SA Video Link: Tag: [vid_tags]

Xem thêm bài viết Công Nghệ khác: //phát.vn/category/cong-nghe

More: //phát.vn

Những sản phẩm bàn phím cơ trong phân khúc giá rẻ hiện tại trên thị trường không phải là một điều hiếm có gì, chỉ cần dạo quanh vài trang web, gõ vài từ khoá là bạn đã có thể tìm thấy hàng loạt mẫu bàn phím cơ có nhiều kiểu dáng đa dạng khác nhau rồi. E-DRA EK387 cũng không phải là một ngoại lệ, là một chiếc bàn phím cơ có mức giá rất rẻ, chỉ với 590.000Đ nhưng lại có rất nhiều điểm nổi bật so với các đối thủ của hãng khác.

MỞ HỘP SẢN PHẨM

Vỏ hộp của EK387 được hãng làm rất chăm chút, logo Rồng Đỏ làm chúng ta liên tưởng tới hãng laptop MSI nổi tiếng trên thị trường ^_^, phần logo này được làm rất nổi bật so với nền đen của vỏ hộp, các thông tin phụ thiết yếu như thời gian bảo hành lên tới 2 năm và kiểu switch cũng được hãng đưa lên vỏ hộp.

Một điểm hơi thiếu sót của hãng E-DRA đó là việc không kèm theo một chiếc nhổ keycap để người sử dụng dễ dàng tháo lắp vệ sinh cũng như thay thế keycap hơn. Và vì không có phụ kiện gì đi kèm nên chúng ta sẽ đi thẳng vào phần ngoại hình của chiếc EK387 này luôn.

Cảm nhận đầu tiên về ngoại hình của chiếc EK387 của mình đó là việc sử dụng thiết kế cổ điển với phần lớp vỏ che phủ hoàn toàn switch để tạo sự chắc chắn và cứng cáp. EK387 sẽ thuộc kiểu bàn phím TKL để thêm phần gọn gàng hơn cho người sử dụng dễ dàng mang đi lại, có thể là đi chơi hoặc làm việc, một cách dễ dàng.

EK387 có độ dốc bàn phím vừa phải, dễ dàng sử dụng với kiểu gõ thông thường mà không cần thêm một tấm kê tay, tuy nhiên nếu các bạn cảm thấy vẫn chưa đủ độ cao thì hãng cũng đã có ngay chân chống tăng độ dốc với hai nấc để tuỳ chỉnh theo ý thích của riêng mình.

Ở mặt sau của bàn phím thì ngoài chân tăng độ cao thì hãng cũng đã trang bị các rãnh để người dùng đi dây một cách gọn gàng hơn.

Chất liệu keycap vẫn sẽ là ABS Doubleshot xuyên LED phổ thông với bề mặt được làm hơi nhám và hơi sần một chút cho cảm giác gõ tiếp xúc ngón tay thích hơn. Font chữ trên các ký tự bàn phím tuy chưa thực sự cao cấp nhưng so với những chiếc bàn phím cơ rẻ tiền khác mà mình từng dùng qua thì EK387 đã làm khá tốt ở khoản này, ký tự rõ ràng, xuyên LED tốt và đồng đều.

Logo nhận diện thương hiệu sẽ chỉ có duy nhất ở mặt này của phím, điều này cũng góp phần cho tính gọn gàng của chiếc bàn phím này tốt hơn nữa, vì chẳng hạn nếu có quá nhiều logo hoặc chữ ở phần cụm phím mũi tên sẽ hơi rối mắt đối với một số người dùng, chúng ta có thể nhìn thấy ngay được ví dụ ở chiếc Fuhlen M87s, sau nhiều lần thay đổi ngoại hình đã quyết định loại bỏ hoàn toàn logo rồng quen thuộc ở cụm mũi tên để cho sản phẩm được gọn gàng hơn.

Và có lẽ nhà sản xuất muốn giữ được nguyên hướng thiết kế tinh tế, đơn giản này nên ở những phím chức năng như Insert, Home, End v.v... hoặc cụm phím mũi tên để điều khiến đèn LED hay tăng giảm độ sáng đều sẽ không có kí hiệu ở dưới mỗi kí tự. 

Về cụ thể thì chiếc EK387 sẽ có một số tổ hợp phím cần chú ý như sau:

+Thay đổi đèn LED theo từng cụm:

+Thay đổi hiệu ứng LED toàn bàn phím:

  • FN + Insert
  • FN + Home
  • FN + PageUp/PageDown
  • FN + Delete
  • FN + End

+Tăng giảm độ sáng:

Có khá nhiều hiệu ứng bắt mắt để bạn có thể thử trực tiếp qua các tổ hợp phím trên mà không cần cài phần mềm điều khiển, điều này cũng khá tiện cho những ai hay mang bàn phím đi lại ở quán Cyber Game chẳng hạn.

THỰC TẾ TRẢI NGHIỆM

Điểm cộng đầu tiên cho EK387 đó chính là chất lượng build toàn bộ của bàn phím rất chắc chắn, cầm chiếc bàn phím lên đã thấy đầm tay rồi, thêm nữa là vẻ bề ngoài nhìn rất sang trọng, trau chuốt, không hề có chút gì gọi là một chiếc bàn phím rẻ tiền.

Phiên bản mà mình sử dụng ở đây sẽ là bản Brown Switch, nếu như các bạn nào thích Blue hoặc Red thì EK387 vẫn sẽ cung cấp đầy đủ các loại switch phổ thông nhất để chọn lựa dễ dàng hơn, ngoài ra thì loại switch được sử dụng trên chiếc EK387 sẽ là Outemu và có tuổi thọ lên tới 50 triệu lần nhấn, khá là bền bỉ.

Về cảm giác gõ thực tế, đối với switch Brown mà mình dùng thì các cảm nhận trong lúc viết bài đánh giá này sẽ như sau: cảm giác gõ đầm, có độ nặng tốt, các nút khi gõ đều chắc chắn và không bị xọc xạch, và vì là Brown Switch nên sẽ không hề có độ ồn cao, khá hợp với môi trường làm văn phòng và chơi game buổi đêm, không sợ bị gia đình gank. Các nút dài được trang bị Stab theo dạng Cherry Stab nên gõ rất cân bằng và đều, không bị quá nặng khi giữ chặt, điển hình là ở nút Shift. Độ cao của nút Space cũng khá là vừa tầm, không cao và sắc quá nên ngón cái khi sử dụng không bị cạ vào thành phím gây khó chịu.

Có điểm cộng thì đương nhiên sẽ có điểm trừ: về đèn LED, EK387 chỉ được trang bị dải LED dạng rainbow 7 màu theo vùng và có chiều dọc chứ không được RGB nhiều màu như những đối thủ sừng sỏ khác là Fuhlen M87s hoặc DareU DK880 tuy nhiên thì với một chiếc bàn phím có chất lượng build chắc chắn, cảm giác gõ tốt cùng mức giá rất rẻ thế này thì chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều được. EK387 vẫn có rất nhiều hiệu ứng đèn LED mà bạn có thể chuyển đổi theo ý thích như đã nêu ở trên.

Thử kiểm tra qua khả năng nhận nhiều phím cùng một lúc, EK387 đáp ứng hoàn toàn tốt ở điểm này.

TỔNG KẾT

Với mức giá rất rẻ, chỉ 590.000đ thế nhưng E-DRA EK387 lại là một chiếc bàn phím cơ có chất lượng không hề rẻ tiền một chút nào, giữ nguyên kiểu dáng thiết kế cổ điển cùng cảm giác gõ tốt, chất lượng build tốt, nhiều loại switch khác nhau để các bạn có thể chọn lựa một cách dễ dàng, đồng thời hệ thống đèn LED đa dạng về hiệu ứng, trừ một số điểm như chưa kèm cây nhổ keycap, đèn LED chưa được RGB per-key thì EK387 là một lựa chọn sáng giá cho những game thủ có mức đầu tư vừa phải.

----------

⭐Tham khảo sản phẩm tại đây:

[Products:35268,35474,35473]

⭐Sản phẩm phù hợp với E-DRA EK387

▶Chuột Gaming:

[Products:27209,35448]

▶Tai nghe Gaming:

[Products:31744,31909]

Video liên quan

Chủ Đề