Tóm tắt môn sinh lớp 8 filetype pdf

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

26
298 KB
61
587

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Bài 1: Giới thiệu chung về thế giới sống của các cấp tổ chức của cơ thể sống I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG SỐNG Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ. Tính từ thấp đến cao, thế giới sống được phân chia như sau: phân tử => bào quan => tế bào => mô => cơ quan => hệ cơ quan => cơ thể => quần thể, quần xã => hệ sinh thái => sinh quyển. Trong đó tế bào là đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng cơ bản 1. Tế bào: Tế bào được cấu tạo từ các cấp tổ chức thấp hơn như phân tử [phân tử nước, muối vô cơ, axít amin…] đại phân tử [prôtêin, axít nuclêic…], bào quan [ribôxôm, ti thể…]. Tế bào là cấp tổ chức cơ bản nhất của hệ thống sống. Vì: mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra ở tế bào 2. Cơ thể: Cơ thể sinh vật có thể được cấu tạo từ một tế bào [cơ thể đơn bào] hoặc nhiều tế bào đã phân hoá [cơ thể đa bào] Ở cơ thể đa bào, hoạt động sống của cơ thể phụ thuộc vào mối tương tác trong hoạt động sống của các mô, cơ quan, hệ cơ quan. Các mô, cơ quan, hệ cơ quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức cơ thể toàn vẹn. Cơ thể đa bào là khối thống nhất các mô, cơ quan, hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với nhau nhờ có sự điều hoà và điều chỉnh chung. 3. Quần thể – loài 3.1. Quần thể Là một tổ chức của các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định ở vào một thời điểm xác định. Trong tổ chức quần thể, các nhóm cá thể đực – cái, non – trưởng thành – già tập hợp với nhau trong mối quan hệ sinh sản. Quần thể là đơn vị cơ sở của quá trình tiến hoá dưới tác động của chọn lọc tự nhiên 3.2. Loài – đơn vị phân loại cơ sở của sinh giới Loài gồm các cá thể có chung những đặc điểm hình thái, sinh lý và hoạt động sống. Ở loài giao phối, các cá thể có thể giao phối với nhau, sinh sản ra con lai hữu thụ và cách li sinh sản với các cá thể của loài khác 4. Quần xã Quần xã gồm nhiều quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. Trong tổ chức quần xã, ngoài mối quan hệ sinh sản giữa các sinh vật cùng loài còn nổi lên mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật khác loài. Ở cấp quần xã, các sinh vật giữ được được cân bằng trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại 5. Hệ sinh thái – Sinh quyển 5.1. Hệ sinh thái Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và nơi sống của chúng [sinh cảnh]. Sự tác động qua lại giữa quần xã với sinh cảnh tạo nên các mối quan hệ sinh thái thông qua các chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng 5.2. Sinh quyển Bao gồm tất cả các hệ sinh thái trong khí quyển, địa quyển và thuỷ quyển của Trái đất. Là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỔ CHỨC SỐNG 1. Được tổ chức theo nguyên tắc thứ, bậc: Cấp thấp làm nền tảng để xây dựng cấp cao hơn, hoạt động của cấp cao phụ thuộc vào mối tương tác trong hoạt động của các cấp cấu thành. Mỗi cấp tổ chức đều có những đặc điểm riêng, cấp cao gồm đặc điểm của cấp thấp liền kề và những đặc điểm nổi trội do sự tập hợp, sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành mà cấp trước không có được. 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh Mọi cấp tổ chức sống đều là hệ mở, chúng không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường, chịu sự tác động của môi trường, đồng thời góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh, do đó duy trì được sự cân bằng cần thiết để tồn tại. 3. Liên tục tiến hoá Nhờ cơ chế truyền thông tin trên phân tử ADN từ thế hệ này sang thế hệ khác mà sự sống được tiếp diễn liên tục. Mỗi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng duy trì ổn định các đặc điểm đó qua các thế hệ. Tuy nhiên, dưới tác động của các nhân tố đột biến của môi trường, mỗi cấp độ tổ chức sống sẽ không ngừng bị biến đổi và tiến hoá, tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng, nhưng lại thống nhất Bài 2: Các giới sinh vật I. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH GIỚI 1. Khái niệm giới. Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Các bậc phân loại chính từ nhỏ đến lớn lệ thuộc nhau là: Loài chi họ bộ lớp ngành giới. Trong đó, loài là bậc phân loại cơ sở, bất kỳ một sinh vật nào cũng được xếp vào một loài. 2. Hệ thống phân chia sinh giới. 2.1. Hệ thống phân chia 5 giới. a. Các tiêu chí cơ bản của hệ thống năm giới sinh vật - Loại tế bào cấu tạo nên sinh vật là nhân sơ hay nhân thực. - Tổ chức cơ thể sinh vật là đơn bào hay đa bào. - Kiểu dinh dưỡng của sinh vật là tự dưỡng hay dị dưỡng [dị dưỡng kiểu hấp thụ hay kiểu nuốt thức ăn] b. Hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker: + Giới Khởi sinh [Monera], + Giới Nguyên sinh [Protista], + Giới Thực vật [Plantae], + Giới Nấm [Fungi], + Giới Động vật [Animalia]. II. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI. Giới Khởi sinh Thực vật Nguyên sinh [Protista] Nấm [Fungi] Đặc điểm [Monera] Loại tế bào Nhân sơ Nhân thật Cấu tạo cơ Đơn bào Đa bào thể Kiểu dinh dưỡng Đại diện - Dị dưỡng - Dị dưỡng - Tự dưỡng - Tự dưỡng Vi khuẩn [Plantae] Dị dưỡng hoại sinh - Tự dưỡng quang hợp - Sống cố định - Sống cố định Động vật đơn bào, Tảo, Nấm Nấm nhầy Thực vật Bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước I. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 1. Thành phần nguyên tố cấu tạo tế bào Tế bào được cấu tạo từ khoảng 25 nguyên tố hoá học. Trong đó các bon là nguyên tố quan trọng nhất trong việc tạo ra các vật chất hữu cơ. Động vật [Animalia] Dị dưỡng Sống di động Động vật Các nguyên tố hoá học trong tế bào được chia làm 2 nhóm: + Nguyên tố đa lượng: có tỷ lệ lớn hơn 0,01% khối lượng tế bào. + Nguyên tố vi lượng: có tỷ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng tế bào. 2. Các dạng tồn tại của các nguyên tố hoá học trong tế bào - Dạng tự do [chủ yếu là dạng các anion và cation]. - Dạng liên kết bề mặt. - Dạng liên kết chặt với các hợp chất hữu cơ khác. 3. Chức năng cơ bản của các nguyên tố hoá học. - Tạo ra môi trường trong của tế bào, của cơ thể. - Qui định áp suất thẩm thấu của tế bào. - Tham gia vào cấu tạo nhiều hợp chất hữu cơ khác – cấu trúc tế bào. II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG TẾ BÀO 1. Cấu tạo và đặc tính lý hoá của nước - Công thức cấu tạo: H-O- H - Các phân tử nước có tính phân cực - Nhiệt dung riêng của nước lớn. - Trong tự nhiên nước tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. 2. Vai trò của nước đối với tế bào. - Nước là dung môi hoà tan nhiều chất sống. - Thành phần chính cấu tạo nên tế bào [70 – 98%]. - Tạo môi trường cho các phản ứng sinh hoá. - Cung cấp nguyên liệu cho các phản ứng, cho hoạt động sống. - Điều hoà thân nhiệt. II. . Các đặc điểm chung của tổ chức sống. Trong lịch sử tiến hoá của sinh vật, sự sống xuất hiện đâùa tiên là ở trong moi trường nước và tồn ại trog môi trường nước, sau này mới có một số loài sinh vật chuyển hoá từ đời sống dưới nước lên cạn. Tuy vậy, các tế bào của mỗi cơ thể ở cạn vẫn phải tràn ngập trong môi trường nước, có như vậy mới có thể trao đổi chất với môi trường. Nói chung ở động vật có vú nước chiếm khoảng 2/3 khối luợng cơ thể, ở động vật thuỷ sinh nước chiếm khoảng 98%. Hàm lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, và sự hoạt động trao đổi chất của tế bào – cơ thể, nhìn chung giai đoạn còn non các tế bào hoạt động trao đổi chất và sinh sảnh càng mạnh thì tỷ lệ nước càng cao và ngược lại. 1. Tính chất vật lý của nước Nước là một hợp chất vô cơ không mùi, không màu không vị, trong tự nhiên tồn tại ở cả 3 trạng thái: lỏng, rắn, khí. Nhiệt độ sôi 100 0C, nhiệt độ đóng băng tạo thành cấu trúc tinh thể chuẩn là dưới 4 0C. Có được những đặc tính độc dáo đó của nước là do tính chất phân cực của nước. ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn cácphân tử nước liên kết với nhau bởi các liên kết H2. Liên kết hydro mạnh khi chúng nằm trên đường thẳng qua trục OH của phân tử nước bên cạnh. Liên kết hydro yếu khi chúng nằm lệch trục. Khi các phân tử nước ở trạng thái đóng băng thì tất cả các liên kết đều ở trạng thái cực đại. Làm cho nước ở dạng tinh thể chuẩn, khi đó tất cả các lien kết hidrô đều ở trạng thái đẳng trục. Trong khi đó nước lỏng có tới 80% phân tử có liên kết hydro ở dạng liên kết đồng trục. Sự sắp xếp ngẫu nhiên của các phân tử nước tự do trong nước lỏng làm cho chúng xếp gần nhau hơn so với trong cấu trúc mạng do đó nước đá các phân tử có cấu trúc thưa hơn và nổi trên mặt nước lỏng. 2. Vai trò của nước. Ở trong tế bào nước tự do chiếm khoảng 95% và nước liên kết chiếm khoảng 5%. Nước tự do có vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của tế bào và gữ tế bào với môi trường. Một số lớn các chất hoà tan trong môi trường nước. Các phân tử các ion tan trong nước phân phối đều vào nước. Các chất khí khi hoà tan vào trong nước các ion được bao bọc bằng các phân tử nước do đó các ion đó không tập trung lại với nhau được. Nước là dung môi phổ biến nhất của muối khoáng và các hợp chất hữu cơ. Nước là môi trường phân tán và phản ứng của các hợp chất hoá học. Giúp cho cơ thể vận chuyển dễ dàng các chất từ nơi này đến nơi khác trong từng tế bào. Đảm bảo tính thống nhất trong nội bộ tế bào và giữa cơ thể và môi trường. Nước không phải là một chất trơ. Do có khả năng dẫn nhiệt toả nhiệt và bốc hơi cao nên có vai trò điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ví dụ: Một cầu thủ bóng đá có thể trọng 100 kg trong 90 phút thải ra ngoài môi trường 2 lít mồ hôi và phóng ra môi trường: 574 ´2 = 1148 kcal. Nếu không thải mồ hôi ra môi trường thì nhiệt độ cơ thể tăng 11,5°C. Bài 4: Các bohiđrat và Lipit Hợp chất hữu cơ là những hợp chất chứa các bon [trừ CO, CO2, và cácbonát là các hợp chất vô cơ chứa các bon]. Ví dụ: glucôzơ, xenlulôzơ, axít nuclêic, lipít, phốtpho lipít . Trong tế bào có rất nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau, chúng được chia làm 4 nhóm cơ bản: Các bohyđrát [gluxít]; lipít; prôtêin và axít nuclêic. I. CACBOHIĐRAT Là những hợp chất hữu cơ cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố là: C, H, O. Các loại đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các bohidrat là: glucôzơ, fructôzơ và galactôzơ. Căn cứ vào số đơn phân cấu tạo người ta chia chúng ra thành loại: mônô saccarit, đi saccarit và poly saccarit. Đặc điểm Mônosacacrit [đường đơn] + Pentôzơ [5 C] : Ribôzơ, Đêôxiribôzơ Các đại + Hexôzơ [6 C]: diện Glucôzơ, Đisacarit Polisacacrit [đường đôi] [đường đa] -Saccarôzơ [đường mía] - Glicôgen[ở động vật] - Lactôzơ [đường sữa] - Tinh bột [ở thực vật] -Mantôzơ [đường mạch - Xenlulôzơ [thực vật] nha] Fructôzơ, Galactôzơ - Kitin Có 3 đến 7 nguyên tử Gồm 2 phân tử hexôzơ - Là đa phân tử gồm Cấu tạo các bon liên kết với nhau liên kết với nhau bằng nhiều đơn phân liên kết phân tử tạo mạch thẳng hoặc liên kết glicôzit với nhau bởi các liên kết mạch vòng. glicôzit. Là các hợp chất không màu, tan tốt trong nước và Không tan trong nước Tính chất không tan trong dung môi hữu cơ. - Nguồn dự trữ, cung cấp năng lượng chính cho tế bào và cơ thể. Chức năng - Nguyên liệu cấu trúc cho tế bào II. LIPIT 1. Khái niệm Lipít là tập hợp đa dạng nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau được cấu tạo từ 3 nguyên tố C.H.O; có tính chất chung là không tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ [este, benzen, clorofooc, rượu nóng… ] 2. Phân loại a] Lipit đơn giản:dầu, mỡ và các phân tử phốtpho lipít. b] Lipit phức tạp: colesterôn, prôgesterôn, vitamin A, D, E, K… c] Chức năng: - Nguyên liệu cấu trúc màng và các bộ phận khác của tế bào. - Nhu mô đệm cho cơ thể, chống mất nhiệt, điều hoà nhiệt độ cơ thể. - Bảo vệ cơ thể [sáp, cutin….] - Cung cấp năng lượng cho tế bào. - Cấu tạo nên các cofactơ trợ giúp hoạt động xúc tác của các enzim - Yếu tố nhũ hoá, điều tiết sinh trưởng [hoocmon] ….. Bài 5: Protêin Prôtêin là một polyme sinh học, được cấu tạo từ khoảng 20 loại L – axít aimin khác nhau [ở sinh vật nhân sơ còn có cả D- axít amin]. Các axít amin liên kết với nhau bởi liên kết péptít. Trong cơ thể, prôtêin chiếm khoảng 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào, là “công cụ” điều khiển các hoạt động sống của tế bào, cơ thể. Prôtêin trong tế bào có 4 bậc cấu trúc : bậc 1, 2, 3 và 4. Trong các đại phân tử sinh học thì prôtêin có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất như: cấu tạo; xúc tác; vận chuyển; vận động; bảo vệ; điều hoà; nhận biết thông tin; dự trữ axít amin. Prôtêin cùng với axít nuclêic được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CƠ BẢN Prôtêin là một polyme sinh học, được cấu tạo từ khoảng 20 loại L – axít aimin khác nhau [ở sinh vật nhân sơ còn có cả D- axít amin]. Các axít amin liên kết với nhau bởi liên kết péptít. Trong cơ thể, prôtêin chiếm khoảng 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào, là “công cụ” điều khiển các hoạt động sống của tế bào, cơ thể. Prôtêin trong tế bào có 4 bậc cấu trúc : bậc 1, 2, 3 và 4. Trong các đại phân tử sinh học thì prôtêin có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất như: cấu tạo; xúc tác; vận chuyển; vận động; bảo vệ; điều hoà; nhận biết thông tin; dự trữ axít amin. Prôtêin cùng với axít nuclêic được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống. Các axít amin không thay thế. Trong số 20 loại axít amin thường gặp trong phân tử prôtein có một số axít amin mà cơ thể người, động vật, không thể tự tổng hợp được phải lấy từ nguồn nguyên liệu thức ăn gọi là axít amin không thay thế. Khi thiếu [có thể chỉ cần thiếu một loại] thì xảy ra quá trình phân giải prôtein nhiều hơn quá trình tổng hợp kết quả là làm cho cân bằng Nitơ âm. Các axít amin không thay thế nó thuộc vào những điều kiện riêng biệt như loài, lứa tuổi… Tám axít amin không thay thế ở người là : Val, Luc, Izoluc, Mđ, Thr, Phe- Tip, lys, [Trong một số tài liệu thì cả: arg, His, Cys cũng được coi là axít không thay thế] Trong cách đánh giá giá trị prôtein thì hàm lượng các axít amin không thay thế và tỷ lệ giữa chúng là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá. Khi nghiên cứu nhìn prôtein tan trong nước, prôtein có hoạt tính xúc tác cho thấy chúng thường có dạng hình cầu trong đó các gốc kỵ nước quay vào trong các gốc ưa nước quay ra ngoài. Khi phá vỡ lực liên kết Vandecvan, liên kết hydro khử cầu S – S, phân tử prôtein bị duỗi ra đồng thời làm thay đổi một số tính chất hoá học của nó. Ví dụ: Enzim Ribonucleaz, phân tử prôtein cấu trúc lên nó có một chuỗi poly peptit bao gồm 124aa, trong đó có 4 cầu – S – S – được tạo thành giữa các gốc Xistein ở các vị trí sau: 26 – 84, 40- 95, 58-110, 65- 72. Trong môi trường có ure hoặc Guanidin clorua làm phá vỡ các liên kết hoá trị khác. Sau đó dùng Micaptoetanol ở nồng độ dư thừa có thể khử tất cả 4 cầu disunphua tạo thành 8 nhóm – SH, tự do trong phân tử. Kết quả là phân tử Enzim bị duỗi ra và mất hoạt tính xúc tác. Trong 4 bậc cấu trúc trên thì nghiên cứu cấu trúc bậc I của prôtein là hết sức quan trọng vì: - Là bước đầu tiên quan trọng để xác định cơ sở phân tử hoạt tính sinh hcọ và tính chất lý, hoá của prôtein. - Là cơ sở xác định cấu trúc không gian của prôtein dựa vào các vị trí của cầu disunfua… - Là yếu tố góp phần quan trọng trong nghiên cứu bệnh lý phân tử thực tiễn cho thấy sự thay đổi một hoặc vài aa trong chuỗi poly peptit có thể làm thay đổi hoạt tính sinh học, chức năng sinh lý của tế bào, prôtein . - Cấu trúc bậc 1 là bản dịch mã di truyền do vậy có thể căn cứ vào sự sai khác giữa các loại prôtein cùng loại để tìm mối liên hệ họ hàng và lịch sử tiến hoá. Việc xác định được cấu trúc bậc 1 là cơ sở để tổng hợp nhân tạo prôtein bằng phương pháp hoá học hay công nghệ sinh học. Bài 6: Axit Nuclêic Axít nuclêic là các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtít. Các nuclêôtít liên kết với nhau bởi các liên kết phốt pho dieste theo chiều từ 5’P => 3’OH tạo thành chuỗi polinuclêôtit, ngoài ra các đơn phân còn cơ thể liên kết với nhau bởi các mối liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch đơn [ADN] hoặc trên 1 mạch đơn [tARN và rARN] A=T[U] ; G = X. Phân loại, cấu tạo ADN Đơn phân Chức năng cấu tạo A [xoắn kép vòng] T ADN ADN [xoắn kép G không vòng] X Axit m ARN [xoắn nuclêi đơn không tạo c A thuỳ] t ARN U ARN [xoắn đơn tạo thuỳ] G r ARN X [xoắn đơn cuộn lại] Vị trí tồn tại chủ yếu trong tế bào Lưu trữ, bảo quản và truyền Nhân hoặc vùng đạt thông tin di truyền cho chất nhân các thế hệ tế bào và cơ thể. Sao chép TTDT từ gen để làm khuôn mẫu tổng hợp prôtêin Vận chuyển axit amin tham gia giải mã di truyền ở Tế bào chất ribôxôm. [ngoại chất] Cấu tạo ribôxôm, nơi giải mã di truyền. Bài 7: Tế bào nhân sơ I. TẾ BÀO NHÂN SƠ 1. Kích thước: từ 01 đến 10 micromet. 2. Hình dạng: rất đa dạng. 3. Cấu tạo rất đơn giản: + Ngoài cùng là màng sinh chất + Khối chất tế bào không có các bào quan được bao bọc bởi màng, chỉ có ribôxôm, chất nhân chưa có màng bao bọc. II. TẾ BÀO VI KHUẨN Tế bào nhân sơ là đặc trưng cho đa số vi khuẩn và có các thành phần cấu trúc như sau: TT 1 2 3 4 CẤU TRÚC BẮT BUỘC Thành tế bào [peptdoglycan] Màng sinh chất. Chất tế bào. Ribôxôm. CẤU TRÚC KHÔNG BẮT BUỘC Màng nhày Lông. Roi. Hạt dự trữ 5 6 Vùng chất nhân [chứa ADN trần]. Lớp màng ngoài Plasmit Thể mang màu và không bào khí Bài 8: Tế bào nhân thực 1. Đặc điểm chung. Đặc điểm nổi bật của tế bào nhân thật là có các bào quan được bao bọc bởi cấu trúc màng như: ti thể, golgi, lưới nội chất, nhân…. 2. Sự khác nhau giữa tế bào thực vật, nấm và động vật. + ở tế bào động vật có trung thể và lông, roi. + ở tế bào thực vật có lục lạp, không bào, thành xenlulozơ. + ở nấm thành tế bào được cấu tạo từ chất kitin. + Chất dự trữ: tinh bột [thực vật], Glycogen [nấm và động vật] Sự giống và khác nhau đó đã chứng tỏ tế bào thực vật, thực vật và nấm có chung 1 nguồn gốc tiến hoá, nhưng tiến hoá theo các hướng khác nhau. B. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC I. NHÂN TẾ BÀO Thành phần Cấu tạo Màng nhân Cấu trúc màng kép Dịch nhân Nhân con Vai trò Ngăn cách nhân vơi tế bào chất, kiểm soát các chất vào ra nhân Chứa nhiều chất hoà tan enzim, ion… Nơi tổng hợp r ARN Chất nhân Chất nhiễm sắc Chứa đựng, bảo quản, truyền TTDT ð Điều khiển hoạt động của tế bào II. LƯỚI NỘI CHẤT Gồm 1 hệ thống xoang và ống phân nhánh, phân bố khắp chất tế bào, có chức năng tổng hợp và vận chuyển các chất trong tế bào. + Lưới nội chất hạt là nơi tổng hợp prôtêin tiết. + Lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ các chất độc. III. RIBÔXÔM

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề