Chiến lược kết hợp ichimoku và đường trung bình năm 2024

Trước khi vào chi tiết, chúng ta cần biết một vài thông tin cơ bản. Trước hết dùng khung thời gian Daily [D1]. Điều đó không có nghĩa là Ichimoku chỉ hoạt động với D1. Ngày nay Ichimoku có thể được sử dụng ở mức tick, 1 phút, 3 hay 5 phút,… Chúng ta dùng D1 để làm mọi thứ chậm đi để có thể nhìn rõ. Trước khi có thể tung hoành trên chart 5 phút thì cũng cần phải thuần thục chart D1.

Câu hỏi tiếp: chúng ta có cần xem các time frame nhỏ hơn D1 không? Để trả lời, ta cần biết 3 kiểu trade sau:

  1. Theo trend: giá đi theo 1 hướng trong thời gian dài. Trong suốt thời gian trend thì time frame lớn ảnh hưởng lên time frame nhỏ và time frame nhỏ hỗ trợ time frame lớn.
  2. Ngược trend: giá đã đi theo 1 hướng trong thời gian dài. Bây giờ các traders tin rằng trend đã hết và muốn trade ngược lại. Đây là lúc mà time frame nhỏ không hỗ trợ time frame lớn.
  3. Lình xình: giá không đi theo hướng nào hết. Nó chỉ dao động lên xuống giữa mức hỗ trợ và kháng cự.

Hệ thống Ichimoku gồm 5 thành phần [đường]. 5 đường này kết hợp với nhau để vẽ nên 1 bức tranh Ichimoku tổng thể.

  1. Tenkan-sen: gọi là đường đảo chiều có công thức [Highest High + Lowest Low]/2 với chu kỳ, ví dụ là 9.
  2. Kijun-sen: gọi là đường tiêu chuẩn có công thức [Highest High + Lowest Low]/2 với chu kỳ, ví dụ là 26.
  3. Chikou Span: gọi là đường giá chậm, là đường giá hiện tại shift lui về trước 26 period.
  4. Senkou Span A: gọi là đường nhanh A có công thức [Tenkan-sen + Kijun-sen]/2 và được shift tiến về sau 26 period.
  5. Senkou Span B: gọi là đường nhanh B có công thức [Highest High + Lowest Low]/2 với chu kỳ, ví dụ 52.

Và 3 thông số cơ bản và mặc định: Tenkan-sen, Kijun-sen và Senkou Span B: 9, 26, 52.

Hình 1. Các thành phần Ichimoku

Hệ thống 5 thành phần Ichimoku được tin là sẽ cho biết câu chuyện phía sau chart. Nhiều người đã thử chỉ dùng 2 hoặc 3 thành phần nhưng thất bại. Mấu chốt ở đây là phải hiểu từng thành phần riêng rẽ và hiểu bằng cách nào và tại sao chúng lại hoạt động với nhau như vậy.

Hệ thống Ichimoku ngoài 5 thành phần dựa trên giá thì còn có 1 thành phần nữa dựa trên thời gian.

II. NĂM ĐƯỜNG TRONG HỆ THỐNG ICHIMOKU

2.1. Tenkan-sen

Nó mô phỏng sự chuyển động ngắn hạn của giá. Đa số trader sử dụng đường trung bình SMA-10 nhưng với Tenkan-sen, bằng cách sử dụng trung bình của Highest High và Lowest Low ta đo được mức độ dao động giữa các chu kỳ.

Nhìn hình dưới đây, để ý khi trend tăng, Tenkan-sen không bao giờ chạy cao hơn mức low của các cây nến, có 1 lần ngoại lệ, trong đó đường SMA 9 chọc thủng mức low đến hơn 3 lần. Như vậy Tenkan-sen diễn tả sự chuyển động ngắn hạn tốt hơn SMA [chỉ dùng giá close]. Thực tế, có thể dùng Tenkan-sen để đặt mức stoploss.

Hình 2. Tenkan-sen

Có vài điều cần ghi nhớ:

  • Xu hướng
    • Tăng giá: Nếu giá nằm trên Tenkan-sen.
    • Giảm giá: Nếu giá nằm dưới Tenkan-sen.
  • Tenkan-sen hướng cùng với trend. Độ dốc càng lớn thì trend càng mạnh
  • Tenkan-sen đi ngang nó cho biết giá đang lình xình trong ngắn hạn, giá có thể sớm đảo chiều.
  • Tenkan-sen là mức hỗ trợ/kháng cự ngắn hạn.
  • Khi trend đang chạy, nếu giá cắt Tenkan-sen theo hướng ngược với trend thì có 3 kịch bản sẽ xảy ra:
    • Trend hồi nhỏ, ngắn hạn: khi giá cắt Tenkan-sen nhưng không cắt được Kijun-sen và sẽ nhanh chóng tiếp tục trend ban đầu.
    • Trend hồi mạnh: giá sẽ cắt cả Tenkan-sen và Kijun-sen theo hướng ngược trend, sau đó sẽ tiếp tục trend.
    • Đảo chiều: giống kịch bản hồi mạnh nhưng giá sẽ không tiếp tục trend nữa. Giá sẽ hoặc là lình xình hoặc là tạo trend mới.
  • Tenkan-sen rất gần với giá, nếu giá và Tenkan-sen gần nhau thì trend đó chậm, ít bị nhiễu. Nếu giá chạy xa khỏi Tenkan-sen thì nó sẽ hầu như quay lại gặp Tenkan-sen để cân bằng. Đôi khi giá chạy mạnh và xa tới Kijun-sen tạo nên 1 cú hồi mạnh hay có thể đảo chiều luôn. Vì vậy hãy cẩn thận khi giá không cân bằng với Tenkan-sen.

2.2. Kijun-sen

Nó mô phỏng sự chuyển động giá trong trung hạn. Cũng giống như Tenkan-sen nhưng thay vì dùng 9 chu kỳ thì nó dùng 26 chu kỳ. Với chart Daily thì Kijun-sen tương ứng 1 tháng [26 ngày giao dịch], còn Tenkan-sen ứng với 1 tuần rưỡi [9 ngày]. Các ghi nhớ về Kijun-sen:

  • Xu hướng
    • Tăng giá: nếu giá nằm trên Kijun-sen
    • Giảm giá: nếu giá nằm dưới Kijun-sen
  • Kijun-sen hướng cùng với trend. Độ dốc càng lớn thì trend càng mạnh. Không giống Tenkan-sen, giá cần phải chạy nhiều thì mới bắt đầu ảnh hưởng đến Kijun-sen. Khi dùng Kijun-sen, ta sẽ lỡ đoạn đầu của trend vì phải đợi trend tự hình thành. Khi Kijun-sen đi ngang, nó phản ánh giá đang lình xình.
  • Kijun-sen là mức hỗ trợ/kháng cự quan trọng.
  • Khi giá cắt Kijun-sen, trend có thể thay đổi. Hồi mạnh hay đảo chiều chưa thể xảy ra nếu giá chưa cắt Kijun-sen.
  • Khi giá cắt Kijun-sen, thì cũng có 3 kịch bản tương tự như khi cắt Tenkan-sen.
    Hình 3. Kijun-sen làm vùng hỗ trợ

Giá thường có xu hướng di chuyển ra xa rồi quay lại Kijun-sen theo 1 chu kỳ nào đó vì Kijun-sen giống như 1 mức cân bằng. Khi momentum tăng và giá dịch chuyển lên hoặc xuống nhanh thì Kijun-sen sẽ hút giá về vị trí cần bằng như 1 dây cao su.

Hình 4. Giá bị Kijun-sen hút về thế cân bằng

Cả Tenkan-sen và Kijun-sen đều đo trend ngắn hạn. Tenkan-sen nhanh hơn Kijun-sen vì nó dùng 9 thay vì 26. Vì độ tin cậy của nó không cao như các thành phần khác của Ichimoku. Tuy nhiên nếu giá cắt Tenkan-sen thì có thể đó là báo hiệu trend đổi chiều sớm và cần được xác nhận bởi các thành phần khác của Ichimoku trước khi trade.

Nếu Tenkan-sen nằm trên Kijun-sen thì đó là dấu hiệu tăng giá và nằm dưới là dấu hiệu giảm giá.

2.3. Chikou Span

Nó biểu hiện quán tính hay động lượng [momentum] của giá. Nó đơn giản chỉ là giá hiện tại shift về trước 26 chu kỳ nhưng hầu như mọi người không thể hiểu nó. Các điểm cần ghi nhớ:

  • Xu hướng:
    • Tăng giá: nếu Chikou Span nằm trên giá từ 26 period phía trước
    • Giảm giá: nếu Chikou Span nằm dưới giá từ 26 period phía trước
    • Lình xình: nếu Chikou Span nằm rất gần giá từ 26 chu kỳ trước
      Hình 5. Chikou Span
  • Chikou Span biểu diễn momentum.
    • Cách để đánh giá momentum là cố đoán xem Chikou Span có thể sẽ đâm vào giá không sau vài period nữa. Nếu có thể thì sẽ không có momentum đủ lớn để trend chạy.
    • Khi đánh giá momentum thông qua Chikou Span, phải nhìn cả trục tung và trục hoành của chart khi Chikou Span sẽ đâm vào giá. Nếu giá tăng hay giảm từ 5-10% thì nó có đâm vào giá hay không? Nếu giá lình xình 5-10 period thì nó có đâm vào giá hay không?
  • Các đỉnh đáy của Chikou là các mức hỗ trợ và kháng cự mạnh.

2.4. Senkou Span A, Senkou Span B

Senkou Span A, B khác các đường còn lại của Ichimoku. Chúng cho biết nhiều thông tin. Chúng hợp với nhau tạo thành 1 “đám mây” gọi là Kumo. Đám mây này là phần giữa Senkou Span A và Senkou Span B. Nếu Senkou Span A lớn hơn Senkou Span B thì đám mây có màu khác với khi Senkou Span B lớn hơn Senkou Span A.

Hình 6. Senkou Span A, Senkou Span B

Có 2 loại mây:

  1. Mây Kumo: là mây nằm trên hoặc dưới đường giá.
  2. Mây tương lai: là mây nằm trong vùng 26 period về phía sau giá.

Senkou Span A

[Tenkan-sen + Kijun-sen]/2 và đẩy về sau 26 period

Khi quan sát Senkou Span A, phải để ý 2 thứ, đó là phần hiện tại và phần tương lai của nó. Phần hiện tại là trung bình của Tenkan-sen và Kijun-sen ở 26 period về trước. Phần tương lai là trung bình của Tenkan-sen và Kijun-sen hiện tại. Khi đó sự di chuyển hiện tại của giá sẽ ảnh hưởng đến tương lai.

Senkou Span B

[Đỉnh cao nhất + Đáy thấp nhất]/2 trong 52 kỳ đẩy về sau 26 chu kỳ

Senkou Span B cũng có 2 phần như Senkou Span A nhưng nó uy lực hơn vì dùng nhiều dữ liệu quá khứ hơn.

III. MÂY KUMO

Mây Kumo là trái tim và linh hồn của hệ thống Ichimoku. Đây là thành phần dễ nhìn thấy nhất, cung cấp 1 cái nhìn toàn cảnh về trend và mối liên hệ giữa giá so với trend đó.

Một trong những khả năng của mây Kumo là cung cấp góc nhìn tin cậy hơn về các mức hỗ trợ và kháng cự. Không chỉ cung cấp các mức hỗ trợ/kháng cự đơn lẻ, mây Kumo mở rộng và thu hẹp cùng với biến động giá tạo góc nhìn đa chiều về hỗ trợ và kháng cự.

Hình 7. Mây Kumo

Độ dày của mây Kumo thay đổi rất nhanh. Độ dày [độ sâu] này là 1 chỉ báo về mức dao động của market, mây càng dày thì mức dao động càng cao và ngược lại. Mây càng dày thì mức độ hỗ trợ hoặc kháng cự của nó càng mạnh.

Các ghi nhớ:

  • Xu hướng hiện tại:
    • Tăng giá: giá nằm trên mây Kumo
    • Giảm giá: giá nằm dưới mây Kumo
    • Lình xình: giá nằm trong mây Kumo
  • Xu hướng tương lai:
    • Tăng giá: Senkou Span A nằm trên Senkou Span B
    • Giảm giá: Senkou Span A nằm dưới Senkou Span B
    • Lình xình: Senkou Span A bằng Senkou Span B
  • Sức mạnh của mây Kumo tương lai được xác định bởi Senkou Span A tương lai và Senkou Span B tương lai. Có các kịch bản như sau:
    • Tăng giá mạnh: mây Kumo tương lai tăng và cả Senkou Span A và Senkou Span B đều hướng lên.
    • Tăng giá vừa: mây Kumo tương lai tăng, Senkou Span A tương lai hướng lên và Senkou Span B tương lai đi ngang.
    • Tăng giá yếu: mây Kumo tương lai tăng, Senkou Span A tương lai hướng xuống, Senkou Span B tương lai đi ngang. Lúc này có thể xảy ra hồi mạnh hoặc đảo chiều.
    • Giảm giá mạnh: mây Kumo tương lai giảm và cả Senkou Span A và Senkou Span B đều hướng xuống.
    • Giảm giá vừa: mây Kumo tương lai giảm, Senkou Span A tương lai hướng xuống và Senkou Span B tương lai đi ngang.
    • Giảm giá yếu: mây Kumo tương lai giảm, Senkou Span A tương lai hướng lên, Senkou Span B tương lai đi ngang. Lúc này có thể xảy ra hồi mạnh hoặc đảo chiều.
  • Phần nằm ngang của Senkou Span B là mức hỗ trợ và kháng cự mạnh. Phần nằm ngang này càng dài thì mức hỗ trợ và kháng cự càng mạnh.
  • Đỉnh/đáy của Senkou Span A là các mức hỗ trợ và kháng cự mạnh.

Khoảng không gian giữa Senkou Span A và Senkou Span B của mây Kumo tương lai cho biết mức độ dao động hiện tại. Nó càng dày thì hiện tại giá càng lình xình. Khi trend lớn xuất hiện thì mây Kumo tương lai sẽ mỏng với cả Senkou Span A và Senkou Span B đều hướng về xu hướng của mây Kumo.

4.1. Tenkan-sen cắt Kijun-sen

Đây là chiến thuật truyền thống trong hệ thống Ichimoku. Tín hiệu của chiến thuật này là khi Tenkan-sen cắt Kijun-sen. Nếu cắt lên thì là tín hiệu tăng giá, cắt xuống là tín hiệu giảm giá. Giống như các chiến thuật khác, khi sử dụng hệ thống Ichimoku, việc cắt nhau giữa Tenkan-sen và Kijun-sen phải được xem xét trong bức tranh Ichimoku toàn cảnh trước khi ra quyết định trade.

Chiến thuật cắt nhau giữa Tenkan-sen và Kijun-sen có thể chia làm 3 dạng chính: mạnh, trung bình và yếu.

a] Mạnh

  • BUY khi Tenkan-sen cắt lên Kijun-sen ở bên trên mây Kumo
  • SELL khi Tenkan-sen cắt xuống Kijun-sen ở bên dưới mây Kumo

b] Trung bình

  • BUY khi Tenkan-sen cắt lên Kijun-sen ở bên trong mây Kumo
  • SELL khi Tenkan-sen cắt xuống Kijun-sen ở bên trong mây Kumo

c] Yếu

  • BUY khi Tenkan-sen cắt lên Kijun-sen ở bên dưới mây Kumo
  • SELL khi Tenkan-sen cắt xuống Kijun-sen ở bên trên mây Kumo
    Hình 8. Tenkan-sen cắt Kijun-sen

Chúng ta có thể thêm vào 1 chút sau khi chia làm 3 loại: đó là Chikou Span. Chikou Span có thể là người phân xử hay quan tòa cuối cùng để quyết định xu hướng trong bất cứ chiến thuật nào của hệ thống Ichimoku. Các trường hợp cắt nhau của Tenkan-sen và Kijun-sen có thể được phân loại kỹ hơn dựa vào mối liên hệ giữa Chikou spa và giá vào thời điểm cắt.

  • Nếu cắt là BUY và nếu Chikou Span nằm trên giá thì tín hiệu BUY đó càng mạnh
  • Nếu cắt là SELL và nếu Chikou Span nằm dưới giá thì tín hiệu SELL đó càng mạnh.
  • Nếu vị trí của Chikou Span nằm không thuận với tín hiệu cắt Tenkan-sen và Kijun-sen thì làm tín hiệu yếu hơn.

Ví dụ

Hình 9. Chiến lược TK Cross

Tenkan-sen cắt Kijun-sen ở điểm A trong mây Kumo nên tín hiệu đó trung bình. Chúng ta đợi giá thoát ra và đóng dưới mây Kumo để xác nhận trước khi SELL. Tại B ta vào lệnh SELL với Stoploss đặt tại biên bên kia của mây Kumo là C. Giá chạy tới D thì Tenkan-sen cắt Kijun-sen. Ta thoát lệnh và có được khoảng 50 lợi nhuận.

Để tối ưu việc quản lý rủi ro, ta có thể dời stoploss theo Kijun-sen, cách trên nó khoảng 5-10 pips.

4.2. Giá cắt Kijun-sen

Chiến thuật này khá uy lực và tin cậy. Nó có thể dùng ở mọi khung thời gian nhưng ít tin cậy ở khung thời gian nhỏ hơn. Tín hiệu vào lệnh xuất hiện khi giá cắt Kijun-sen. Nếu cắt từ dưới lên thì đó là tín hiệu tăng giá, cắt từ trên xuống là tín hiệu giảm giá. Dĩ nhiên, giống với các chiến thuật khác, tín hiệu này cần được đánh giá trong bức tranh Ichimoku toàn cảnh trước khi vào lệnh.

a] Mạnh

  • BUY khi cắt trên mây Kumo
  • SELL khi cắt dưới mây Kumo

b] Trung bình

  • BUY khi cắt trong mây Kumo
  • SELL khi cắt trong mây Kumo

c] Yếu

  • BUY khi cắt dưới mây Kumo
  • SELL khi cắt trên mây Kumo
    Hình 10. Giá cắt Kijun-sen

Có thể xem xét Chikou Span để tăng độ tin cậy tương tự như đối với chiến thuật Tenkan-sen cắt Kijun-sen

Ví dụ

Hình 11. Chiến lược Giá cắt Kijun-sen

Giá cắt lên Kijun-sen tại A nhưng nằm dưới mây Kumo nên tín hiệu yếu. Tại B, giá nằm trên mây Kumo đồng thời Tenkan-sen cũng cắt Kijun-sen nên tín hiệu mạnh. BUY và stoploss dưới Kijun-sen 10 pips. Tại C, giá cắt xuống Kijun-sen nên thoát lệnh.

4.3. Breakout Mây Kumo

Chiến thuật này có thể dùng trên mọi time frame nhưng thường được sử dụng trên time frame lớn như D, W, Monthly. Đây là kỹ thuật trade theo trend thuần túy nhất trong hệ thống Ichimoku vì nó chỉ dùng mỗi mây Kumo và liên hệ nó và giá để ra tín hiệu. BUY khi giá đóng trên mây và SELL khi giá đóng dưới mây.

hình 12. Breakout Mây Kumo

Có thể kết hợp xu hướng của mây Kumo để xác nhận tín hiệu. Nếu mây Kumo là tăng và giá nằm trên mây thì đó là tín hiệu BUY mạnh và ngược lại. Nếu xu hướng của mây Kumo ngược với vị trí giá so với mây thì ta nên đợi mây thuận với giá để vào lệnh.

Ví dụ

Hình 13. Chiến lược Breakout Mây Kumo

Giá breakout mây Kumo tại A nhưng xu hướng mây chưa thuận nên chờ tới B. Vào lệnh tại B và stoplos tại bên kia của mây Kumo là C. Thoát lệnh tại D khi giá cắt qua mây Kumo.

4.4. Senkou Span cắt nhau

Đây là chiến thuật ít phổ biến trong hệ thống Ichimoku. Nó thường được dùng để xác nhận kèm với các chiến thuật khác hơn là dùng riêng một mình. BUY khi Senkou Span A cắt lên Senkou Span B và SELL khi Senkou Span A cắt xuống Senkou Span B. Dĩ nhiên nó cũng cần phối hợp với bức tranh toàn cảnh của toàn bộ hệ thống Ichimoku.

Điểm khác biệt cần ghi nhớ là tín hiệu này xảy ra trước giá 26 period do Senkou Span a và Senkou Span B đã được đẩy về sau 26 period.

Tín hiệu có thể chia làm 3 dạng chính: mạnh, trung bình, yếu

a] Mạnh

BUY

Hình 14. Tín hiệu MUA Mạnh khi Senkou Span cắt nhau

Senkou Span A cắt lên Senkou Span B tại A. Giá hiện tại đang chạy tại B và nằm trên mây Kumo nên A là tín hiệu BUY mạnh.

SELL

Hình 15. Tín hiệu BÁN Mạnh khi Senkou Span cắt nhau

Senkou Span A cắt xuống Senkou Span B tại C. Giá hiện tại đang ở D và nằm dưới mây Kumo nên C là tín hiệu SELL mạnh

b] Trung bình

Hình 16. Tín hiệu MUA Trung bình khi Senkou Span cắt nhau

Senkou Span A cắt lên Senkou Span B tại E. Giá hiện tại đang ở F trong mây Kumo nên E là tín hiệu BUY trung bình.

Tín hiệu Senkou Span cắt nhau khá đơn giản nên cần chú trọng đến trend của time frame lớn hơn trước khi vào lệnh. Khi đã xác định được trend trên time frame lớn, ta cần chờ tín hiệu cắt Senkou Span cùng chiều được giá đóng xác nhận trên time frame vào lệnh.

Ví dụ

Hình 17. Ví dụ chiến lược Senkou Span cắt nhau

Senkou Span A cắt xuống Senkou Span B tại A. Giá hiện tại đang ở B nằm dưới mây Kumo nên đây là tín hiệu SELL mạnh. SELL và stoploss ở biên kia của mây Kumo là C. Giá chạy tới E thì Senkou Span A cắt Senkou Span B tại D nên thoát lệnh.

4.5. Giá cắt Chikou Span

Đây cũng là chiến thuật ít dùng trong hệ thống. Giá cắt Chikou Span chủ yếu dùng để xác nhận trước khi vào lệnh. Nếu Chikou Span cắt lên giá thì đó là dấu hiệu tăng giá, còn cắt xuống là dấu hiệu giảm giá.

Chikou Span cắt giá có thể chia làm 3 dạng chính: mạnh trung bình, yếu

a] Yếu

Hình 18. Tín hiệu SELL Yếu khi Giá cắt Chikou Span

Khu giá hiện tại đang ở A thì Chikou Span đã cắt xuống tại B. Vì A nằm trên mây nên tín hiệu A là tín hiệu SELL yếu.

b] Mạnh

Hình 19. Tín hiệu BUY Mạnh khi Giá cắt Chikou Span

Khi giá hiện tại ở C thì Chikou Span đã cắt lên tại D. Vì C nằm trên mây nên tín hiệu C là tín hiệu BUY mạnh.

c] Trung bình

Hình 20. Tín hiệu BUY Trung bình khi Giá cắt Chikou Span

Khi giá hiện tại ở E thì Chikou Span đã cắt lên tại F. Vì E nằm trong mây nên tín hiệu E là tín hiệu BUY trung bình.

Ví dụ

Hình 21. Ví dụ chiến lược Giá cắt Chikou Span

Khi giá đang ở A thì Chikou Span đã cắt xuống tại B nên A là tín hiệu SELL mạnh. SELL và stoploss cách Kijun-sen 5-10 pips tại C. Giá chạy đến D thì Chikou Span cắt lên giá tại E nên thoát lệnh.

Chủ Đề