Quả phật thủ như thế nào là đẹp năm 2024

Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc họ cam chanh. Bề ngoài của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật do đó nhiều người cho rằng loại quả này là quả linh thiêng và thường dùng để thờ cúng. Phật thủ có vỏ ngoài sần sùi và tinh dầu thơm tương tự bòng bưởi. Bên trong có cùi xốp như bưởi nhưng không có múi.

Phật thủ là trái cây được gọi tên vì hình dáng của chúng như bàn tay Phật.

Trong thờ cúng phật thủ là trái cây được nhiều người ưa chuộng vì hình dáng tay Phật, trong khi đó nhiều người Việt hướng theo phật giáo. Phật thủ cũng được xem là trái cây mang lại may mắn, yêu thương che chở cho gia chủ. Phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.

Quả phật thủ có ăn được không?

Phật thủ là trái cây có nguồn gốc từ Ấn độ. Nhiều người mua về thắp hương rồi để héo và bỏ và nghĩ chúng không ăn được.

Nhưng ít biết rằng, quả phật thủ không thể ăn trực tiếp được, nhưng bạn có thể dùng để làm nguyên liệu chế biến các bài thuốc quý.

Cách chọn và bày trái phật thủ khi thắp hương

Phật thủ có trái to nhỏ và có từng phần ngọn chĩa ra như tay phật. Có gia đình thích quả phật thủ có tay hướng ra ngoài, xòe rộng thu hút tài lộc, có gia đình thích tay phật phủ uốn vào trong biểu trưng cho việc ôm ấp che chở.

Phật thủ khi thắp hương nên chọn trái có màu xanh vàng hoặc vàng mơ, tránh trái quá xanh hoặc đã chín quá vàng. Tuyệt đối tránh quả bị non quá. Nên chọn quả không bị rám nắng, tay phật thủ đều nhau trông sẽ đẹp và nhiều tay, tay dài đẹp hơn tay ngắn.

Khi đặt phật thủ lên thắp hương có thể đặt thành một đĩa riêng hoặc đặt trong mâm ngũ quả thì nên đặt trái phật thủ lên cao nhất. Nếu có 1 trái phật thủ và muốn thắp hương lâu thì có thể cắp vào cốc nước để cho cành ngập vào nước nhưng thân quả không được dính nước. Trái phật thủ cắm vào nước sẽ mọc rễ và hút nước tươi lâu vài tháng.

Cách để phật thủ tươi lâu

Bí quyết giữ được quả phật thủ tươi lâu, màu đẹp người ta thường dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả trước khi thắp hương, tránh rửa nước lạnh. Nếu đặt trên bàn thờ có thể đặt thêm bát nước và một vài viên B1, đặt đoạn cành quả phật thủ xuống bát nước đó, một thời gian sau cành sẽ ra rễ và có tác dụng hút nước nuôi quả.

Ngoài cúng Tết, quả phật thủ còn được người dân dùng trong những dịp như mừng thọ, khai trương, khánh thành, tân gia…; trưng bày tại văn phòng, cơ quan hành chính hay cả ở phòng họp. Sở hữu 1 cây phật thủ trong gia đình, nơi làm việc giúp cho quý vị có nhiều may mắn, mạnh khỏe và một niềm tin vào năm mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Tết Nguyên đán đang đến thật gần, nhiều nơi đã rục rịch bày bán các loại quả đẹp để bày biện vào ngày Tết. Trong đó, chẳng thể thiếu được mâm ngũ quả tươm tất, đủ đầy. Bên cạnh những loại quả như bưởi, chuối, dưa hấu, táo, mãng cầu, cam quýt,... thì quả phật thủ cũng góp phần tạo nên mâm ngũ quả đẹp để thưởng Tết.

Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loại quả này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh như những ngón tay của Phật. Quả phật thủ còn được gọi là cam bergamot, thanh yên năm ngón, quýt hoa.

Cây phật thủ chủ yếu được trồng để lấy quả làm thuốc và làm cảnh.

Quả có múi thuôn dài, đỉnh lồi dạng nhú, xẻ như các ngón tay. Khi chín có màu vàng chanh, vỏ dày có gân, có mùi thơm. Thịt quả màu vàng nhạt đến trắng. Cây phật thủ ra hoa vụ đầu từ mùa xuân đến tiết Thanh minh, thường nhiều hoa đực, quả nhỏ. Vụ khác vào đầu hè, quả chín vào tầm tháng 9, tháng 10.

Hoa phật thủ màu trắng, mặt ngoài màu tím mọc thành chùm ở nách lá.

Chính vì hình dạng quả đặc biệt lại có mùi thơm đặc biệt dễ chịu nên người ta tin rằng loại quả này mang lại may mắn. Những "ngón tay" của quả phật thủ thuôn dài rất đẹp, dáng như tay Phật nên nhiều người coi đây là loại quả linh thiêng, thường dâng lên bàn thờ để tỏ lòng thành kính, cũng như để không gian có mùi thơm dễ chịu.

Nên mua phật thủ già, căng mọng và vỏ nhẵn để có mùi thơm đặc trưng nhất.

Vậy chọn mua quả phật thủ như thế nào cho chuẩn và bày biện trên mâm ngũ quả sao cho đúng? Chị em hãy nhớ những mẹo này nhé!

1. Chọn phật thủ theo giống cây, hình dáng

Những người trồng phật thủ lâu năm cho biết, hiện trên thị trường có 2 giống cây là hoa trắng tím và hoa xanh. Loại hoa trắng tím cho quả to và nhanh được thu hoạch hơn. Tuy nhiên đến khi chín thì loại có hoa xanh lại đẹp hơn.

Chọn phật thủ dáng khum hay xòe phụ thuộc vào sở thích mỗi người.

Khi chọn phật thủ, chị em nên tìm quả to, các "ngón tay" trên quả nở đều, nhiều và mập. Các ngón chụm khum vào nhau thì đẹp hơn. Nhiều người cho rằng, khi chọn những quả phật thủ như vậy sẽ có ngụ ý nhận được sự bảo vệ, che chở may mắn, tài lộc cho cả nhà.

Không nên chọn phật thủ còn non vì chúng không có mùi thơm và nhanh héo.

Bên cạnh đó, nhiều chị em cũng thích dáng quả xòe dài, các ngón tay ở quả tạo hình bàn tay đều tượng trưng cho sự phát triển lớn mạnh. Bởi vậy, chọn dáng quả nào là tùy thuộc vào sở thích và ngụ ý bày biện của mỗi người.

2. Nhìn màu sắc để mua phật thủ đẹp

Chị em nên mua những quả phật thủ còn tươi mới, lành lặn, không méo mó, sâu đầu hoặc bị héo, dập xước. Những quả phật thủ vỏ trơn, màu vàng mờ là quả đã già để được lâu. Chọn quả có đầu ngón còn xanh thì để được lâu. Phần thân quả vàng chút cũng không vấn đề gì. Còn nếu mua quả xanh toàn bộ thì không có mùi thơm.

Chọn quả phật thủ xanh hoàn toàn sẽ ít mùi thơm hơn.

Những quả phật thủ non sẽ không để được lâu và mùi cũng không thơm bằng quả già. Bạn nên tránh mua loại quả này.

3. Chọn quả phật thủ theo nguyên tắc "Sinh - Lão - Bệnh - Tử"

Chắc hẳn nhiều chị em chưa nghe đến nguyên tắc này. Khi mua phật thủ, chị em áp dụng nguyên tắc theo số lẻ, đếm số lượng ngón tay trên quả tuân theo quy luật "Sinh - Lão - Bệnh - Tử" và số đếm kết thúc bằng "Sinh" là được.

Ngoài ra, nhiều người còn áp dụng quy tắc "Thịnh - Suy -Bĩ - Thái", khi số ngón tay dừng ở "Thịnh", "Bĩ", "Thái" đều thể hiện sự may mắn, tài lộc.

Khi mua quả phật thủ, nên đếm số "ngón tay" trên quả để chọn được quả may mắn nhất.

Bảo quản quả phật thủ thế nào cho đúng?

- Khi mua phật thủ về, chị em không nên ngâm nước hoặc nước muối lâu kẻo sẽ hỏng quả. Cũng không rửa mạnh tay làm xước quả dễ bị thối.

- Phật thủ nên được lau bằng giấy hoặc khăn ẩm nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bặm và các chất bẩn khác.

Thông thường, khi bày phật thủ trên mâm ngũ quả, nhiều người bày cùng bưởi ở chính giữa. Tuy nhiên, nếu chị em bày quả phật thủ kích thước to vào chính giữa thì sẽ không dùng bưởi nữa. Còn nếu dùng bưởi, thì nên chọn những quả phật thủ nhỏ để cài xung quanh.

Quả phật thủ tỏa mùi thơm rất lâu, phần cùi được tận dụng làm mứt hoặc si rô.

Khi hết thời gian trưng quả phật thủ, nhiều người cắm phía cuống quả vào nước để quả mọc rễ chơi được lâu hơn. Bên trong quả phật thủ là phần cùi xốp trắng, ăn đắng nhưng nhiều người tận dụng để chế biến thì lại trở thành nhiều món ăn vặt ngon lành, chẳng hạn như mứt phật thủ, si rô phật thủ.

Chủ Đề