Chị út tịch quê ở đâu

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Chị Út Tịch là ai? Chị Út Tịch trong tác phẩm nào?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn

Trả lời câu hỏi: Chị Út Tịch là ai? Chị Út Tịch trong tác phẩm nào?

- Út Tịch[1931-1968] tên thật làNguyễn Thị Út. Quê quán:Xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Là một nữAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dâncủa Việt Nam.

- Chị Út Tịch trongtác phẩm “Người mẹ cầm súng” được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1999, nhà văn Nguyễn Thi đã mô tả hình ảnh một người mẹ cầm súng, tiêu biểu cho tinh thần cách mạng Việt Nam - Nguyễn ThịÚt.

Kiến thức tham khảo về chị Út Tịch và tác phẩm “Người mẹ cầm súng”

Nguyễn Thi là nhà văn đã từng gắn bó với nhân dân miền Nam và xứng đáng với danh hiệu là nhà văn của người dân Nam Bộ. Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung. Đó là yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và lủ tay sai, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất cao. Song song đó, tính chất Nam bộ thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, giàu tình nghĩa. Hầu hết những tác phẩm của ông được viết trong thời kì này chủ yếu là về những con người trong kháng chiến, đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ trong chiến đấu. Tác phẩm tiêu biểu nhất làNgười mẹ cầm súng.

Nhân vật chính trong truyện kíNgười mẹ cầm súnglà hình tượng nhân vật chị Út Tịch. Đây là người phụ nữ có thật trong cuộc đời thường nhưng qua bàn tay hư cấu của nhà văn, chị Út Tịch trở thành mẫu nhân vật lý tưởng trong tác phẩm.

Xuất thân là một cô gái nghèo được cách mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dày dạn kinh nghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công. Chị Út Tịch là nhân vật điển hình, tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của Nhân dân Trà Vinh nói riêng, Nhân dân miền Nam nói chung. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy cam go, khốc liệt tuy chỉ mới 14 tuổi nhưng chị đã biết rút ra một điều có ý nghĩa làm phương châm sống cho mình “đánh nó để nó không đánh được mình”. Lý tưởng cách mạng cũng như quyết tâm diệt ngoại xâm của chị được thể hiện qua câu nói giản dị mà khẳng khái “còn cái lai quần cũng đánh”.

Những nhân vật trong truyện ký “Người mẹ cầm súng”, ai cũng có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung là yêu nước mãnh liệt và căm thù bọn xâm lược sâu sắc. Bên cạnh đó, thành công khác của tác phẩm là đã tạo dựng nên thế giới nhân vật mang đậm nét tính cách Nam bộ như thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu tình nghĩa. Đấy chính là những yếu tố quan trọng giúp truyện ký “Người mẹ cầm súng” nhận được giải thưởng của Hội đồng Văn học nghệ thuật của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đó là Giải thưởng văn học, nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu [1960 - 1965].

Nhà văn Nguyễn Thi, tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ngày 15/5/1928. Ông còn một bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn.Nguyễn Thi quê ở xã Quần Phương thượng, nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ ông đã phải chịu vất vả, tủi cực; năm 1943, ông vào Sài Gòn, vừa đi làm vừa tự học. Năm 1945, ông tham gia cách mạng và sau đó vào lực lượng vũ trang, cầm súng chiến đấu. Năm 1954, Nguyễn Thi tập kết ra Bắc, công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ quân đội, được một thời gian, ông tình nguyện vào Nam đánh giặc. Ông hy sinh anh dũng trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968.

Cuộc đời nhiều bất hạnh, hoàn cảnh éo le đã tạo nên ở Nguyễn Thi một tâm hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Ông đặc biệt gắn bó với Nhân dân miền Nam bằng tình cảm thủy chung, ân nghĩa mà ông muốn trút cả vào những trang viết của mình. Có thể nói Nguyễn Thi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt: Hồn nhiên, vui đời, bộc trực nhưng căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước - những con người vô cùng gan góc, dường như sinh ra để cầm súng giết giặc, sẵn sàng chết vì quê hương mình, vì đồng bào mình. Nguyễn Thi là cây bút có biệt tài phân tích tâm lý con người, có khả năng nhập sâu vào nội tâm nhân vật của mình, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ tình vừa đầy chất sống hiện thực, với những hình tượng, những tính cách gân guốc, có cá tính mãnh liệt.

Đi dọc chiều dài lịch sử dân tộc, không đâu là không thấy bóng của người phụ nữ Việt Nam. Và cũng chạy theo chiều dài lịch sử thơ văn, không đâu là không thấy bóng những con người đảm đang, bất khuất. Chị Út Tịch trong tác phẩm của Nguyễn Thi là nét son chói lọi về người phụ nữ Việt Nam thương con và yêu nước tha thiết.
Truyện kýNgười mẹ cầm súngcủa Nguyễn Thi là bản án đanh thép tố cáo chế độ Mỹ - Ngụy dã man, cùng với đó là một cuộc đấu tranh của những người nông dân Nam bộ, đặc biệt là người phụ nữ được khắc họa bằng những nét điển hình đẹp đẽ, dân tộc mà rất hiện đại phù hợp với yêu cầu của cách mạng. Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thi đã góp vào văn học cách mạng miền Nam một hương sắc riêng độc đáo.

Một ngày cuối năm 2009, tôi tìm về xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè [Trà Vinh] để tìm gặp mấy người con của nữ anh hùng Út Tịch.

Suốt con đường dài trên 60 km từ Vũng Liêm [Vĩnh Long] xuôi về Cầu Kè, tự dưng tôi lại nhớ cái anh Hiển ngọng–nhân vật đặc biệt ấn tượng trong “Người mẹ cầm súng”. “Thằng Hiển, hai tuổi rưỡi, ôm súng của mẹ, ngọng líu hát:

Anh eng ta như ạn con ùi...

Nhà Lâm Thanh Hiển ở đối diện cổng nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè và đây cũng là nơi hai vợ chồng Nguyễn Thị Út- Lâm Văn Tịch an nghỉ vĩnh hằng.

…Ngồi trước mặt tôi là “thằng Hiển ngọng” bằng da, bằng thịt giờ đã là một trung niên ngấp nghé tuổi 50. Màu da ngăm đen sạm nắng, rất ấn tượng, lại thêm khuôn mặt hơi lạnh lầm lì ít nói, khác hẳn với “thằng Hiển ngọng” líu ngày xưa từng khiến người đọc cười rũ rượi.

Tôi phục anh Hiển sát đất vì thuộc làu làu đoạn nói về cha mẹ cưới nhau trong tác phẩm Người mẹ cầm súng: “Một buổi sáng, Út có dè đâu, chú Chín dắt một anh bộ đội mặt mũi hiền khô đến nhà nói với má:

- Con Út nó đã lớn. Tôi lựa được thằng nầy tướng tá coi cũng được, chị gả cho nó đi. Út chạy một hơi ra bờ sông, ngồi. Anh bộ đội đó tên là Tịch, người Khơ-me. Sau đó cả tiểu đội anh Tịch đến đóng nhà Út, Út rủ bạn gái tới nhảy cò, nhảy u, đánh banh, vật lộn cho anh Tịch chê, vì đàn bà con gái mà chơi những trò đó thì quá lắm! Nhưng anh Tịch vẫn không chê”.

Năm 1961, người con thứ năm là Lâm Thanh Hiển ra đời.

Kể cũng lạ, một phụ nữ gan dạ, như chị Út Tịch vừa đánh giặc vừa đẻ con sòn sòn đúng là xưa nay hiếm. Cô con gái lớn nhất là Lâm Thị Bé [Bé Ba]- nhân vật chính, thay mẹ ẵm  bồng, chăm sóc cho một đám em, từng công tác tại Quân y viện 121, giờ là bà chủ khách sạn ở thành phố Vĩnh Long. Cô kế Lâm Thị Mỹ Thanh sống ở TX Trà Vinh kinh doanh buôn bán. Cô Lâm Thị Kim Anh sinh sống ở Hòa Ân –Cầu Kè quê nội. Trước đây, Kim Anh từng công tác ở Hội phụ nữ huyện Cầu Kè.

Em của Hiển có Lâm Thanh Hùng và cô út Lâm Thị Xuân Hồng. Còn có một cô Lâm Thị Đồng Xuân đã mất từ nhỏ. Vợ của Hùng là cô Phạm Thị Rết, cô chủ đưa đò qua sông Rạch Lá nối bến Bà Mi với ấp Ngãi Nhì- Tam Ngãi.

Chính tại bến Bà Mi năm xưa, mẹ chồng cô đã viết nên những kỳ tích lịch sử. Nhìn thấy cô Rết đưa đò, lại nhớ đến hình ảnh những con sóng như con bò chồm lên,  Út Tịch bị đắm đò, tay nắm đứa con nhỏ đưa lên cao, tay đẩy xuồng cho hai đứa lớn bám vào. Lên bờ còn chọc lét cho con cười…

Hai vợ chồng Hùng có hơn sào đất trồng bưởi, cam, nuôi cá và chạy thêm xe ôm nên cuộc sống cũng tạm ổn. Căn nhà anh đang ở là nhà tình nghĩa, di ảnh của ba mẹ, mấy chị em ai cũng thờ không riêng gì Hùng.

Nếu như ngày xưa, Bé Ba thay mẹ ẵm bồng các em, rồi còn đi giao liên thì ngày nay, cũng chính Bé Ba là người “đỡ đầu” cho các em và cháu là con của Hiển, Hùng, Kim Anh làm việc tại Vĩnh Long.

Xuân Hồng [đã có gia đình ở tại Cầu Kè], là cô bé út sinh ra được 14 ngày, thì mẹ hy sinh tại Gò Quao- Kiên Giang do bom B.52 Mỹ ném ngày 27-11-1968.

Anh Hiển cùng Hùng với hai con gái

Năm 1970,  Hiển và Kim Anh được Quân khu 9 bí mật đưa ra Hà Nội. Trước khi đi hai chị em không hề biết gì cả, mãi đến khi tập trung tại trường học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo, mới gặp nhau.

Ngày 14-5-1974, huyện đội phó Cầu Kè, anh Lâm Văn Tịch hy sinh tại quê nhà- hai con của anh đang ở Hà Nội được Đảng và Nhà nước cho sang Liên Xô để học không hay tin cha mất. Còn các người con khác ở quê nhà, gởi tứ tán các cơ sở nuôi nên cũng không hay biết tin cha hy sinh.

Anh  Hùng kể lại: Từ khi sinh ra, má tui “như mèo tha con đi gởi” khắp nơi. Có gần hai chục nơi tôi đã ở, nửa đêm thức dậy có người đưa xuống xuồng đi nơi khác. Trong đầu lúc nào cũng nhớ câu mấy cô chú dặn: “đây là ba, đây là mẹ, đây là bà ngoại, ông nội… nuôi”.

Tui có đến mấy chục ba má, ông bà không thể nào nhớ hết được. Sau ngày giải phóng, tìm được có mấy nhà ba má nuôi, còn lại không tìm ra nổi.

Một lần đang ở nhà một gia đình nuôi, ba tui ghé thăm, bồng ôm một cái, ba  khóc, còn tui thì hỏi ba má nuôi tại sao anh bộ đội khóc! Tui không biết đó là ba mình.

Anh Hiển là nhân vật “kè kè bên má” mà anh ví như “băng đạn quấn quanh thắt lưng má Út”. Anh kể lại : Má tui thường để cho con ngủ say vùi nửa đêm, mới lén xuống vỏ lãi chạy đi đánh giặc.

“Kỷ niệm sâu sắc nhất về má trong đời tôi cũng là kỷ niệm cuối cùng mà không bao giờ tôi quên được:  Lần đó, hai má con ngủ chung đến nửa đêm, má lén dậy hun tui một cái rồi nhẹ nhàng lấy đai thắt lưng, cắp súng nhảy xuống vỏ lãi. Tôi tỉnh dậy, chạy băng băng theo bờ kinh đón đầu. Đến cây cầu khỉ, tui nắm hai tay vào thanh cầu, thả người thòng xuống kinh, thế nào má tui thấy cũng dừng lại.

Quả nhiên khi vỏ lãi băng qua, nghe tiếng khóc kêu của con trai, Út Tịch dừng lại, bế con chạy quay trở lại nhà. Hai mẹ con ôm nhau khóc suốt, rồi  dỗ dành, năn nỉ con ngủ để mẹ đi đánh giặc, mấy hôm lại về. Ai ngờ đó cũng là lần cuối cùng, mẹ ra đi vĩnh viễn không bao giờ về nữa…” kể đến đây, đôi mắt của Hiển đỏ hoe.

Tháng 9-1975,  Kim Anh và  Hiển từ Liên Xô trở về, mấy chị em gom nhau lại vì có người chưa nhớ, chưa biết mặt nhau bao giờ. Bỗng dưng nhớ lại câu nói của Hùng: má tui như mèo tha con gởi khắp nơi… mà thấy đắng lòng.

Cuộc đời của nữ Anh hùng Út Tịch đi đánh giặc triền miên, đàn con tứ tán, tìm hơi ấm trong vòng tay những đồng chí, đồng đội.

Năm 1977, Hiển và Hùng tiếp tục học trường Thiếu sinh quân Quân khu 9. Rời trường Thiếu sinh quân, Hiển làm việc ở Thuế vụ tỉnh Cửu Long cũ, rồi làm cảnh sát giao thông  đến khi tách tỉnh anh nghỉ việc.  

Căn nhà Hiển đang ở là chỗ tạm, vợ anh Hiển là Nguyễn Thị Mỹ Thu bán nước giải khát và kinh doanh mấy cái phòng trọ kế bên nhà. Anh Hiển bảo: Thu nhập gia đình đủ nuôi mấy đứa con qua ngày.

Đã có dự án Khu tưởng niệm chiến tích oai hùng của nữ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Út và Đảng bộ nhân dân Tam Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Tam Ngãi, Cầu Kè.

Công trình dự kiến xây dựng trên diện tích 14.300m2 với 15 hạng mục với tổng kinh phí 12,6 tỷ đồng.

Thế nhưng đến nay, dự án vẫn còn nằm trên giấy.

Và câu chuyện về mấy người con của anh hùng Út Tịch mỗi người, mỗi cảnh cứ chung chiêng như chiếc vỏ lãi trên sông nước thuở nào.

Video liên quan

Chủ Đề