Chi phí bỏ ra cho 1 cửa hàng tạp hóa năm 2024

Kinh doanh tạp hóa là hướng đầu tư được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không ít chủ tiệm đang gặp phải khó khăn khi bắt đầu khởi nghiệp theo mô hình này. Làm thế nào để thu hút khách hàng và nhanh hồi vốn, sinh lợi nhuận cao? AFaDa sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa được đúc rút từ thực tế để bạn giải quyết hiệu quả những vấn đề này.

I. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa siêu lợi nhuận

1. Xác định đối tượng khách hàng

Tìm hiểu quanh khu vực muốn mở tạp hóa mật độ dân cư có đông không, nhóm dân cư nào là chủ yếu [nông dân, công nhân, dân văn phòng, học sinh, sinh viên,…]. Tùy từng nhóm đối tượng sẽ có những đặc điểm riêng như: mức thu nhập, nhu cầu, sở thích,… Khi đã nắm được tiêu chí này, việc lựa chọn mặt hàng chính để kinh doanh sẽ rất đơn giản.

Ví dụ:

Nhóm khách hàng là công nhân, học sinh, sinh viên [thu nhập không cao]: Bạn nên nhập những mặt hàng thông dụng, thiết yếu, có giá thành rẻ.

Nhóm khách hàng là công nhân viên chức, khu đô thị: Nên nhập những mặt hàng chất lượng, mẫu mã đẹp mắt,…

2. Đặt tên tiệm tạp hóa phải đơn giản

Việc đặt tên cửa hàng tạp hóa rất quan trọng vì đây là cách tiếp cận cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu một cách dễ dàng. Chủ tiệm nên chọn một cái tên ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ. Có thể lấy tên của bản thân hay đặc trưng của quán. Ví dụ: Dốc ga, Cây bàng, tạp hóa Sơn Hà, tạp hóa Nguyên Anh,…

3. Vị trí cửa hàng thuận tiện

Để mở cửa hàng tạp hóa, bạn có thể kinh doanh tại nhà [nếu nhà mặt ngõ, mặt đường] hoặc thuê mặt bằng. Tùy vào quy mô cửa hàng mà thuê diện tích lớn hay nhỏ. Cửa hàng tạp hóa quy mô vừa hoặc siêu thị mini thì mặt bằng cần tối thiểu là khoảng 30m2.

Bạn nên tìm thuê ở trục đường chính, lưu lượng qua lại đông hoặc ngõ đông dân cư, gần trường học,… giao thông đi lại thuận tiện. Bạn cần đánh giá khả năng chi trả của bản thân, tình trạng mặt bằng, khảo sát giá để thỏa thuận giá thuê trước khi ký hợp đồng. Thông thường, hợp đồng thuê mặt bằng bán tạp hóa kéo dài ít nhất là 5 năm

Đã xác định bán hàng tạp hóa là phải kinh doanh đa dạng các mặt hàng. Tùy vào số vốn ban đầu cũng như nhóm khách hàng mục tiêu để quyết định nguồn nhập hàng phù hợp. Nên khảo sát những tiệm tạp hóa trên thị trường xem họ đang bán những sản phẩm nào. Từ đó lên danh sách các hàng hóa mà bạn cần nhập.

Nếu cửa hàng tạp hóa nhỏ, nguồn vốn hạn chế thì nên bán các mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm khô, gia vị, hóa mỹ phẩm,… Với cửa hàng tạp hóa lớn hơn, khả năng xoay vòng vốn tốt hãy nhập các dòng sản phẩm chất lượng như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang, mỹ phẩm,…

Lưu ý: Do mới mở tiệm nên khách chưa đông, bạn có thể nhập số lượng ít nhưng phải đa dạng nhóm sản phẩm. Khi lượng khách ổn định thì bạn mới cần nhập nhiều hàng hóa về bán.

5. Tìm nguồn hàng uy tín

Bạn cần phải xác định số vốn [cả dự trù], khả năng xoay vòng vốn để lựa chọn nơi nhập hàng uy tín, phù hợp với tầm giá. Phần lớn các cửa hàng tạp hóa tại Việt Nam thường nhập hàng tại các nguồn sau đây:

Lấy hàng từ chợ đầu mối: Nguồn hàng ở đây giá thành khá rẻ, đa dạng nhưng cũng dễ bị trà trộn hàng giả hoặc kém chất lượng nên cần sáng suốt và tỉnh táo khi lựa chọn.

Làm đại lý phân phối cho các nhãn hàng lớn: Theo như kinh nghiệm mở tạp hóa từ những người trước chia sẻ thì khi mới kinh doanh nên lấy hàng từ nguồn này. Các nhãn hàng sẽ giao hàng tới tận nơi mà còn được hỗ trợ, chiết khấu cao.

Nhập hàng từ nước ngoài: Nhiều tiệm tạp hóa cũng nhập hàng từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,… về để bán. Các bạn có thể trực tiếp đi lấy hàng, đặt xách tay hoặc đặt qua các trạng mạng trực tuyến, mua qua trung gian,… đều được.

6. Dự toán ngân sách mở tiệm tạp hóa

Bạn cần lên dự toán ngân sách cho các hạng mục sau:

Chi phí nhập hàng hóa

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê nhân viên

Chi phí thiết kế cửa hàng, biển hiệu

Chi phí mua sắm trang thiết bị, vật tư và các phần mềm thanh toán, máy in hóa đơn, camera,…

Tùy theo quy mô và diện tích kinh doanh mà chi phí khác nhau. Thông thường với 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ, số vốn bỏ ra ban đầu khoảng 80 – 100 triệu. Với các cửa hàng có quy mô lớn hơn, nhiều mặt hàng hơn cần trên 200 triệu đồng.

7. Đầu tư trang thiết bị

Đặc thù của bán tạp hóa là có rất nhiều sản phẩm khác nhau từ lớn đến nhỏ nên bạn cần có các kệ đỡ, giá treo để phân loại, tiết kiệm diện tích. Với quy mô lớn thì hệ thống chiếu sáng, hút ẩm cũng rất quan trọng để bảo quản sản phẩm cũng như đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát. Như vậy, khi khách tới mua sắm sẽ có trải nghiệm thoải mái hơn.

Ngoài ra, nên trang bị hệ thống an ninh chuyên nghiệp như camera giám sát,…để tránh hiện tượng mất cắp hay thất thoát hàng hóa, tiền nong. Kể cả mở cửa hàng tạp hóa ở quê bạn cũng nên đặc biệt chú ý vấn đề này.

Bên cạnh đó, hãy lắp đặt phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa và các thiết bị như: PC/laptop, máy in mã vạch, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn để hỗ trợ việc thanh toán. Đây đều là các thiết bị quan trọng, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng khả năng quản lý của mình.

8. Thiết kế cửa hàng đẹp mắt

Bạn nên thiết kế cửa hàng tạp hóa sao cho ngăn nắp và đẹp mắt. Bạn cần đo đạc diện tích cửa tiệm, lên 1 bản vẽ sơ bộ và ghi chú bố trí trang thiết bị, đèn chiếu, máy lạnh, giá kệ ở đâu cho hợp lý nhất. Ngoài ra, bạn cần tập trung vào mặt tiền, bày biện những mặt hàng hot, bán chạy ở ngoài, cũng như đầu tư vào bảng hiệu, standee đặt trước cửa hàng cho thật thu hút.

9. Lựa chọn mở ở khu vực dễ cạnh tranh

Các cửa hàng tạp hóa hiện nay mở ở rất nhiều tuyến đường tại các thành phố lớn. Nếu bạn muốn mở một cửa hàng tạp hóa thì hãy tìm vị trí phù hợp cách xa đối thủ hoặc suy nghĩ đầu tư về những khu vực nông thôn để tránh cạnh tranh với những thương hiệu lớn.

Chủ Đề