Chạy 800m trong bao lâu

Những yếu tố chủ yếu quyết định đến thành tích thi đấu VĐV chạy cự ly trung bình tại Trung tâm HLTT quốc gia Đà Nẵng -HLV trưởng: Hồ Thị Từ Tâm

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Điền kinh là môn thể thao tổng hợp bao gồm nhiều nội dung khác nhau : nhảy, ném đẩy, các nội dung phối hợp và các nội dung chạy và đi bộ ,ngay trong chạy lại được chia thành nhiều cự ly khác nhau: chạy ngắn, chạy trung bình, chạy vượt chướng ngại vật, chạy dài và marathon.,mỗi cự ly thì có những đặc trưng khác nhau về công suất hoạt động về kỷ chiến thuật, về mức đóng góp hệ năng lượng

Ngày nay các kỷ lục của thể thao nói chung và chạy cự ly trung bình nói riêng không những chỉ còn là kết quả của huấn luyện viên và cá thể vận động viên mà nó còn có sự đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học, chyên môn trong tuyển chọn, những hổ trợ của các thực phẩm chức năng, các điều kiện tập luyện để nâng cao khả năng tích lũy thể lực của vận động viên.

Các nhà khoa học đã kết luận để cấu thành một thành tích thể thao bất kỳ, thì phải có sự đóng góp trên một trăm yếu tố tác động lên sự thành công đó.

Thành tích 800m-1500m Việt Nam trong những năm gần đây phát triển vượt bậc đang vô địch Đông Nam Á ,tốp 3 của Châu Á. Tuy nhiên để đảm bảo tiếp tục duy trì và phát triển cần xác định rõ các yếu tố cấu thành thành tích để tập trung huấn luyện cũng như đầu tư các mặt để đạt hiệu quả [ các điều kiện đảm bảo huấn luyện, dinh dưỡng ,biện pháp, khoa học cùng các điều kiện khác ngoài chuyên môn ].

Với thời gian dài huấn luyện đội tuyển điền kinh cự ly Trung bình qua năm kỳ Segames [ 2003- 2011] tôi xin xác định và trình bày các yếu tố quyết định quan trọng đến thành tích thi đấu của các vận động viên chạy cự ly trung bình tập huấn tại trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng

II/ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN THÀNH TÍCH THI ĐẤU CỦA VĐV CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH:

1/ Sơ đồ cấu trúc các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của VĐV chạy cự ly trung bình.

4 yếu tố chính.

- Sức bền chung

- Sức bền chuyên biệt

- Tốc độ tối đa

- Chiến thuật chạy.

2/ Xác địnhu yếu tố:

Theo [ MADER] thì tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong từng cự ly chạy của môn Điền kinh như sau:

Cự ly

Yếm khí không sinh axitlactic

Yếm khí sinh axitlactic

Ưa khí

%

%

%

30m

80

19

1

60m

55

43

2

100m

25

70

5

200m

15

60

25

400m

12

43

45

800m

10

30

60

1500m

8

20

72

3000m

5

15

80

5000m

4

10

86

10000m

3 2

12 - 8

85 - 90

42195m

0

5 - 2

95 - 98

Quan sát trên bảng ta thấy cự ly Trung bình mức độ ảnh hưởng của khả năng ưa khí của VĐV chiếm đến 60 72%. Do vậy trong huấn luyện cự ly Trung bình trong những năm qua tôi luôn xem các bài tập ưu khí là quan trọng cơ bản đầu tiên và là nền tảng để phát triển các tố chất vận động khác

a/ Huấn luyện sức bền:Sức bền là khả năng duy trì hoạt động kéo dài với cường độ trung bình, là dạng hoạt động ưa khí, do vậy các bài tập để phát triển sức bền là cả một quá trình dài, đòi hỏi sự cải tạo về tim mạch, về sức chịu đựng dẽo dai của các hệ cơ xương, các bài tập được chúng tôi chọn là các bài tập có cường độ trung bình và được thực hiện trong thời gian dài là các bài tập chạy việt dã, chạy lặp lại quảng nghĩ ngắn cường độ thấp, các bài tập đạp xe, chạy leo núi, chạy trên cát và tùy thuộc vào các giai đoạn huấn luyện và mục đích huấn luyện BHL sắp xếp các bài tập cụ thể. Sức bền được chia thành 2 loại là sức bền chung và sức bền chuyên môn nhưng muốn phát triển sức bền chuyên môn phải dựa trên nền tảng của sức bền chung và hãy luôn xem sức bền như là phân khối của một chiếc xe mô tô, nếu chiếc xe chỉ 50 phân khối thì không thể chạy với tốc độ 80km/ giờ và nếu ta cứ chạy với tốc độ quá với khả năng thì sẽ bị hỏng, vì thế mà trong quá trình huấn luyện các huấn luyện viên trẻ thiếu kinh nghiệm thường nôn nóng ít chú trọng đến phát triển sức bền muốn sớm có thành tích nên ảnh hưởng đến sự phát triển đỉnh cao của VĐV và tuổi thọ thể thao không dài . Chúng ta nên nhớ rằng để có thành tích của cự ly Trung bình tầm khu vực thì phải ít nhất có từ 5 đến 7 năm tập luyện.

Sức bền chuyên môn: là khả năng của con người duy trì hoạt động vận động có ưu thế về sức nhanh, sức mạnh có sự phối hợp phức tạp trong các điều kiện biến đổi liên tục đòi hỏi cơ thể VĐV hoạt động trong thời gian nợ dưỡng kéo dài vì thế trên cơ sở huấn luyện sức bền chung, sức bền chuyên môn cũng được huấn luyện cùng với các bài tập phát triển các tố chất mạnh và nhanh. Sức bền chuyên môn là yếu tố quan trọng để phát triển thành tích của cự ly trung bình ; các phương pháp huấn luyện thường là các bài tập chạy lặp lại phân đoạn dài hơn cự ly hoặc ngắn hơn cự ly với các quãng nghỉ khác nhau để đạt được mục đích của giai đoạn huấn luyện.

- Sử dụng chạy liên tục với mạch 150l/1 để tập luyện ưa khí.

- Sử dụng chạy mạch 160-180l/1 để tập luyện các bài hổn hợp.

- Sử dụng chạy với mạch 180-200l/1 để tập các bài tập yếm khí.

Để phát triển sức bền chuyên môn là tiền đề cho thi đấu nên giai đoạn này cần phải tập huấn trên vùng núi cao để tạo điều kiện cho cơ thể VĐV có thể phát huy hết khả năng chịu đựng , giai đoạn đầu thì tôi thường cho các VĐV chạy lặp lại các bài tập dài hơn cự ly và cự ly lặp lại ngắn dần đến cuối giai đoạn và cường độ yêu cầu tăng dần lên.

- 2000m x 8 lần [ yêu cầu : 110% của tốc độ VCR]

- 1000m x 15 lần

- 800m x 25 lần

Quãng nghỉ giữa các lần chạy khi lượng axit lác tíc trong máu xuống dưới 8mmol [ dùng que thử].

b/ Tốc độ:Là khả năng thực hiện động tác trong một thời gian ngắn , đây yếu tố quan trọng để VĐV đạt được mục tiêu đề ra, các bài tập tốc độ thường được chia làm 2 loại:

- Tốc độ gốc: Là tốc độ không sản sinh Axitlactic đó là các bài tập từ 10m 50m, những bài tập này được huấn luyện thường xuyên trong năm, tùy vào từng giai đoạn huấn luyện mà sắp xếp bài tập và thường xen kẻ vào đầu của các buổi tập các bài tập phát triển sức bền chuyên môn và các bài tập chạy tốc độ mục tiêu.

* Tập các động tác bổ trợ tần số như :

+ Chạy bước nhỏ

+ Chạy nâng cao đùi

+ Chạy đá chân trước sau

+ Chạy phối hợp tay chân

Tất cả phải thực hiện với tần số nhanh

Chạy lặp lại : 30m x 7lần x 3 tổ

Chạy lặp lại : 40m x 6 lần x 3 tổ

Hoặc chạy : 30m/40m/50m/60m/50m/40m/30m/ x 3tổ

Các bài tập này yêu cầu quảng nghí dài đủ để hồi phục của cơ [thường nghỉ giữa các lần chạy từ 3đến 5 và giữa tổ là 15]

- Tốc độ phục vụ cự ly: Đây là dạng tốc độ bền là khả năng làm cho VĐV duy trì được tốc độ chạy trong một thời gian dài hơn, cự ly dài hơn. Những bài tập này thường là chạy lặp lại với các bài tập phân đoạn từ đoạn 200m đến 600m với cự ly 800m.và từ 400m đến 1200m cho cự ly 1500m tất cả phải tập với tốc độ mục tiêu đề ra.

* Ví dụ: VĐV Trương Thanh Hằng muốn đạt được thành tích như bảng dưới đây thì tốc độ mục tiêu của các đoạn phải đạt được tương ứng

Thành tích 800m

Tốc độ mục tiêu của các đoạn

200m

300m

400m

500m

600m

700m

202

3050

4725

61

7625

1315

14675

201

3025

4537

6050

7563

13075

14587

200

30

45

60

75

130

145

Thường các bài tập này chúng tôi cho tập vào giai đoạn cuối của thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và đầu của giai đoạn chuẩn bị thi đấu ; và các bài tập này thường xử dụng kết hợp với chiến thuật chạy cho từng VĐV

c/ Sức mạnh:

Hiện nay xu thế hiện đại trên thế giới người ta chú trọng đến huấn luyện sức mạnh, vì chính sức mạnh là tiền đề của sự phát triển tốc độ và sức bền chuyên môn. Trong phát triển sức mạnh ta có 2 dạng đó là sức mạnh tối đa và sức mạnh bền.

* Sức mạnh tối đa:Trong tập luyện với các bài tập sức mạnh để phát triển sức mạnh tối đa có hai dạng cấu trúc của bài tập là:

* Sức mạnh phì đại cơ: tức là giai đoạn làm cho các bó cơ to lên, đó là xử dụng các bài tập gánh tạ 70 75% tối đa và lặp lại 10 12 lần ngồi ½, những bài tập này thường tập vào cuối của giai đoạn chuẩn bị chung và đầu của giai đoạn chuẩn bị chuyên môn.

* Sức mạnh thần kinh cơ: là dạng phát triển sức mạnh tối đa làm nhanh và linh hoạt hệ thống cơ, những bài tập này là VĐV gánh tối đa đến gần tối đa từ 95% đến 98% và thường xử dụng các bài tập gánh ngồi 1/3 làm nhanh 2 3 cái lặp lại 5 tổ. Bài tập này chúng ta tập trong thời kỳ chuẩn bị thi đấu và kết thúc trước thi đấu từ 12 đến 14 ngày.

- Sức mạnh bền: cũng có 2 dạng

* Sức mạnh bền chung: là những bài tập nâng dần sức mạnh của các nhóm cơ riêng lẻ, như các bài tập vòng tròn, tập các bài tập tại phòng máy ,các bài tập kéo căng cơ, các bài tập bậc nhảy những bài tập này thường chúng ta tập trong thời kỳ đầu của giai đoạn chuẩn bị chung, đến giữa và cuối giai đoạn chuẩn bị chung ta thường tập chạy việt dã dốc, chạy việt dã trên bờ cát biển.

* Sức mạnh bền chuyên biệt:Đây là dạng sức mạnh riêng biệt cho cự ly trung bình, thường là những bài tập chạy lên dốc , chạy lên dốc có góc độ khoảng 5 70 ban đầu thì góc độ lớn sau thì nhỏ dần và thực hiện bài tập chạy chuyên môn như chạy lặp lại : 600m x 3 lần

800m x 3l

1200m x3l. Nếu ta không muốn quy định theo quãng đường thì có thể quy định theo thời gian

Nghĩ giữa mỗi lần khi nồng độ axítláctic xuống dưới 4 mml [ dùng que thử] Các bài tập này chúng ta thường sử dụng vào thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và dừng tập trước 10 tuần thi đấu.

d/ Chiến thuật:

Ngoài các tố chất thể lực trên chúng ta còn thấy thành tích của các VĐV Trung bình còn phụ thuộc vào chiến thuật chạy rất lớn. Chiến thuật là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao, nói đến chiến thuật cho VĐV là nói đến 2 công việc liên quan với nhau: một là lập kế hoạch thi đấu hợp lý có tính đến khả năng của từng VĐV , đặc điểm của đối phương[ các mặt mạnh ,yếu trên cùng sự chuẩn bị] và điều kiện cụ thể của cuộc thi đấu ; hai là thực hiện kế hoạch chạy cụ thể đã được chuẩn bị từ trước, các thủ đoạn chiến thuật dẫn ,núp và bứt phálà tổng hợp những hành động của VĐV trong thi đấu và được biểu hiện qua diễn biến tốc độ chạy trên các đoạn và trên toàn bộ cự ly thi đấu; là sự phối hợp cách chạy của 2 VĐV đồng đội với nhau. Đây là phương án quan trọng mà HLV cần phải vạch ra và thực hiện ngay trước khi thực hiện các bài tập chuyên môn trong suốt giai đoạn chuẩn bị thi đấu. Các VĐV chạy cự ly Trung bìnhnếu ai có chiến thuật tốt, có sự đeo bám và vượt đúng thì dẫn đến thành công và việc đó phụ thuộc rất lớn ở việc am hiểu đánh giá chính xác trình độ của các đối thủ. Sự chấp hành và biết hy sinh cho mục đích lớn

Trong thực tế tại Segames 25 tổ chức ở Lào ,nội dung chạy cự ly 800m và 1500m ,BHL sau khi cân nhắc phân tích đối thủ ,suốt 2 năm 2008 và 2009 tại các giải vô địch Châu Á .Giải Grad prix ,các giải mở ,các VĐV nam của Malaixia đều mạnh hơn ta về mọi mặc như lực lượng trẻ hơn ,đều hơn và được đầu tư đi tập huấn dài hạn , phía ta VĐV Nguyễn Đình Cương đã 27 tuổi độ tuổi chỉ duy trì thành tích ,VĐV thứ 2 là Mai Văn Vân mới được bổ sung ,lần đầu tiên tham gia cuộc thi đấu lớn ,nhưng cuối cùng ta đã chiến thắng giành cả 2 HCV bởi:

- Ta có sự thống nhất chiến thuật dẫn và bứt phá rỏ ràng, phía bạn do cả 2 VĐV đều mạnh nên đều mong muốn đạt huy chương vàng cho cá nhân mình nên thiếu sự hổ trợ lẫn nhau .

- Ta biết lực lượng yếu hơn bạn nhưng nhờ vào kinh nghiệm thi đấu qua 4 kỳ Seagames của VĐV Nguyễn Đình Cương kèm chặt và luôn tạo cho mình một vị trí thuận lợi cho sự bứt phá về đích.

e/ Trang thiết bị: Hiện nay, các phương tiện huấn luyện mới ngày càng được áp dụng rộng rãi : phương tiện kỹ thuật, các dụng cụ và thiết bị chuyên môn tạo điều kiện để phát huy đầy đủ hơn những khả năng chức năng của cơ thể vận động viên, các thiết bị tập luyện khác nhau bảo đảm phát triển đồng thời các tố chất thể lực và hoàn thiện ký chiến thuật tốt hơn. Các trang thiết bị phục vụ cho tập luyện và thi đấu cũng đóng vai trò quan trọng không nhỏ đến thành tích thi đấu của các VĐV chạy cự ly Trung bình. Trang thiết bị tập luyện tốt như: Sân tập chuẩn đúng độ mềm của mặt sân, có những địa hình tự nhiên như chạy lên núi, hoặc có những dụng cụ tập bổ trợ như: phòng tập tạ tốt, an toàn, có những đôi giày tập luyện, thi đấu đúng tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện các bài tập trong tập luyện cũng như thành tích trong thi đấu.

f/ Những điều kiện hổ trợ: Xu hướng sử dụng các phương tiện phi truyền thống để khai thác tối đa khả năng tiềm ẩn của cơ thể VĐV, những phương tiện kỹ thuật, những thực phẩm chức năng, dùng thuốc không cấm, không có hại cho VĐV giúp cho quá trình hồi phục được nhanh hơn. Trong cự ly Trung bình và Dài xu hướng hiện đại là tổ chức tập luyện trên vùng núi cao, vì tập luyện trên vùng núi cao sẽ phát huy mạnh mẽ cải thiện vai trò hô hấp, vì khi ở trên độ cao không khí loãng hơn do vậy VĐV phải hít thở nhiều để bù ôxy cho cơ thể và nó có tác dụng kích thích và hoàn thiện dần cơ quan hô hấp và thực tế trong những năm từ 2003 đến nay tôi đã thành công.

g/ Động lực thành tích:Người HLV phải xác định cho VĐV có động cơ tập luyện đúng đắn và cao đẹp, luôn gợi ý và phát huy những chí hướng để VĐV tự giác tập luyện để đạt đến mục đích là đem vinh quang về cho Tổ Quốc ,luôn để lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân, và muốn đạt được mục đích thì các em phải rèn luyện bản lĩnh vượt qua gian khổ, quyết tâm khắc phục những hạn chế của bản thân, không ngừng hoàn thiện năng lưc cá nhân để phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Luôn hướng cho các em biết rằng hoa hồng thì luôn có gai nhưng trên gai luôn có hoa hồng .

III/ KẾT LUẬN:

Huấn luyện thực chất là một quá trình cải tạo về mọi mặt tác động lên đối tượng VĐV, mà VĐV là một cá thể riêng biệt do vậy người HLV cần phải nắm bắt những điểm mạnh ,yếu của từng em,đặc điểm cá biệt trong tổ để điều chỉnh KHHL cho phù hợp

Để phát triển và có thành tích ở bất kỳ một môn ,một nội dung thể thao nào thì phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố như trình bày trên, nên đòi hỏi phải có thời gian dài để huấn luyện và thích nghi, nhưng người HLV cần phải biết yếu tố nào quan trọng cho từng giai đoạn , chu kỳ huấn luyện cụ thể cho từng lứa tuổi để soạn thảo một chương trình giáo án phù hợp để đạt được mụch đích lâu dài,

Cần có sự đánh giá phân tích kỷ lực lượng của ta và đối phương để có một kế hoạch phối hợp chiến thuật chạy cho đồng đội với một tinh thần lợi ích Quốc Gia là trên cả

Cần có sự hổ trợ giúp đở của lãnh đạo các cấp, phối hợp của các phòng chức năng để tạo điều kiện cho BHL hoàn thành KHHL

IV/ KIẾN NGHỊ:

Quy hoạch và đào tạo HLV, VĐV theo hệ thống xuyên suốt từ trung ương đến địa phương để tạo nguồn cung cấp HLV, VĐV đủ tài năng thực hiện nhiệm vụ.

Đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn theo kế hoạch huấn luyện đã được thông qua từ đầu năm. Đảm bảo tập huấn trong nước ,ngoài nước theo yêu cầu của HLV

Cần có lực lượng VĐV tập cùng, theo đề nghị của BHL để phát triển lâu dài và thực hiện được chiến thuật cho các cuộc thi đấu lớn

Cần có sự hổ trợ của y học và khoa học trong khâu tuyển chọn ban đầu để định hướng huấn luyện và có sự kiểm tra định kỳ cụ thể cho từng môn từng nội dung để tránh lãng phí trong công tác đào tạo.

Đề nghị lãnh đạo cần có định hướng xây dựng khu tập luyện hiện đại tại các địa điểm trên vùng núi cao để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng cho việc luyện tập của VĐV.

Cần sớm có quy hoạch đào tạo đội ngũ huấn luyện viên chuyên sâu cho từng môn, mời chuyên gia giỏi về huấn luyện và mở những lớp học liên tục để HLV sớm cập nhật được những phương pháp huấn luyện mới hiện đại.

****************************************

Video liên quan

Chủ Đề