Chân bị cước thì phải làm sao

Triệu chứng của bệnh cước chân là gì? Cước chân liệu có gây ra các biến chứng nghiêm trọng không? Và cách xử trí thế nào? Bài viết dưới đây của Thầy Thuốc Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên!

Nội dung bài viêt

  • Biểu hiện của cước chân
  • Cước tay chân nguy hiểm như thế nào?
  • Cách chữa cước tay chân
    • Khi bị cước tay chân dùng thuốc gì?
    • Các bài thuốc y học cổ truyền chữa cước tay chân
    • Cách chữa cước tay chân không dùng thuốc

Biểu hiện của cước chân

Bệnh cước chân, tay có một số triệu chứng cơ bản như sau:

  • Đầu ngón tay, ngón chân sưng đỏ, da ngứa như bị kim châm, đau và phồng rộp, có khi tê buốt không cảm giác gì. Khi bóp mạnh cũng không có cảm giác
  • Chỗ bị cước nóng rát, sưng, da chuyển từ đỏ sang xanh đậm.

Chân bị cước thì phải làm sao
Chỗ cước bị nóng rát, sưng phồng và có thể mưng mủ

  • Trong trường hợp nặng có thể mưng mủ, bong tróc, loét.
  • Khi bị cước mà là da bị hoại tử: lúc này toàn bộ lớp da bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn là các bắp thịt, nặng hơn là hoại tử tay chân.

Cước tay chân nguy hiểm như thế nào?

Cước chân sau 3-5 ngày sẽ xuất hiện bị mụn nước, màu vùng da bị cước sẽ chuyển sang màu tím sẫm, xung quanh sưng đau. Khi đến 7 ngày thì vùng bị cước không cảm thấy đau xuất hiện hoại tử khô. Từ 2-3 tuần sau mô hoại tử tổn thương do bị cước và mô bình thường phân ly. Lúc này nếu bị cảm nhiễm độc có thể chuyển sang hoại tử ướt, bệnh nhân toàn thân bị sốt và sợ lạnh.

Chân bị cước thì phải làm sao
Biến chứng của cước chân có thể gây hoại tử vô cùng nguy hiểm

Trường hợp nặng hơn nếu bị cước toàn thân, ban đầu sẽ thấy lạnh rùng mình, đờ người, mất sức dẫn đến buồn ngủ. Nhiệt độ cơ thể bị giảm xuống, mạch đập yếu, thậm chí tim ngừng đập dẫn đến tử vong.

Cách chữa cước tay chân

Khi bị cước tay chân dùng thuốc gì?

Khi bị cước tay chân, việc dùng thuốc chủ yếu chỉ với mục đích điều trị triệu chứng, hạn chế biến chứng mà không có thuốc đặc hiệu điều trị căn nguyên gây bệnh. 

  • Corticoid: được sử dụng đường bôi với tác dụng giảm viêm, giảm sưng nề tại chỗ.
  • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng đường uống hoặc tiêm trong các trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng tùy vào tình trạng từng bệnh nhân.
  • Một số thuốc được dùng với tác dụng giãn mạch (Nifedipine) có mang lại hiệu quả nhưng cần được chỉ định bởi bác sỹ có chuyên môn.

Các bài thuốc y học cổ truyền chữa cước tay chân

Quế chi, Nhục quế, Can khương,… là những vị thuốc đông y có tác dụng trong việc điều trị cước tay chân. Có thể áp dụng một số trong các bài thuốc Đông y sau:

  • Ngâm ớt và gừng tươi mỗi loại 60 gam trong 300ml rượu 95%, khoảng nửa tháng sau có thể dùng được. Lấy bông tẩm dịch thuốc bôi vào chỗ bị cước 2 lần mỗi ngày.
  • Cho 60 gam quế chi và 1 lít nước vào nồi đất đun lửa nhỏ, sau khi sôi 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị cước vào chậu, kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần từ 5-15 phút.
  • Cho ít gừng giã nhỏ vào nước nóng ấm có hòa loãng với muối. Ngâm chân trước khi đi ngủ mỗi ngày khoảng 15-30 phút giúp mạch máu lưu thông tốt.
  • Dùng một ít lá lốt, rắc ít muối lên, ngâm chân trong nhiều ngày giúp giảm dần triệu chứng cước tay chân và khỏi hẳn.

Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu sử dụng cần được chọn lọc, có nguồn gốc an toàn. Không bôi đắp tùy tiện vào chỗ cước tay chân lở loét hoặc có biểu hiện nhiễm trùng.

Cách chữa cước tay chân không dùng thuốc

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp chân tay với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa.
  • Tắm với nước ấm, sau khi tắm hãy ngâm tay chân vào nước ấm gừng và muối từ 5-10 phút. Giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp lưu thông máu. Bên cạnh đó, có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước. Mỗi ngày làm một đến 2 lần liên tục trong vòng một tuần
  • Không gãi khi bị cước: bởi nếu bạn gãi sẽ khiến vùng da này bị tổn thương gây lở loét, bong tróc, nhiễm trùng da. Chỉ nên xoa nhẹ trên bề mặt da.

Chân bị cước thì phải làm sao
Gãi sẽ khiến vùng da bị cước tổn thương, gây lở loét

  • Không nên tự ý bôi thuốc, cần đến bác sỹ chuyên khoa để điều trị đúng cách nếu tay chân tay bị nứt do gãi vì cước.
  • Uống nhiều nước: Mùa đông, thời tiết khô hanh, cơ thể mất nhiều nước hơn. Nên cần phải có lượng nước ổn định để duy trì và giữ độ ẩm cho da. Một ngày, các bạn nên bổ sung khoảng 2 lít nước là tốt nhất.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt giữ ấm tay, chân bằng cách đi găng tay và giày đủ ấm để không bị lạnh trước thời tiết giá buốt. Không tiếp xúc với nước lạnh nhiều. Nếu phải tiếp xúc bạn nên đeo găng tay để ngăn da tiếp xúc với nước lạnh.
  • Tập thể dục tại nhà: nên rèn luyện cơ thể để tăng khả năng chịu lạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh cước.