Cách rèn cho trẻ sơ sinh ngủ đêm

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cách tập cho trẻ sơ sinh ngủ đêm là dạy con phân biệt ngày đêm, không bế và rung lắc con, ngủ ngày đủ giấc, rèn trẻ tự ngủ. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Muốn tập cho trẻ sơ sinh ngủ đêm, mẹ cần hiểu nhu cầu ngủ của trẻ
  • Mẹ cần làm gì để giúp con ngủ thẳng giấc?

Muốn tập cho trẻ sơ sinh ngủ đêm, mẹ cần hiểu nhu cầu ngủ của trẻ

Trong những tháng đầu đời, bé yêu ngủ từ 5-6 giấc mỗi ngày. Sau khoảng thời gian này, giấc ngủ ban đêm của bé sẽ dài hơn và bé sẽ thức nhiều hơn vào ban ngày.

Muốn biết cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, ba mẹ cần biết nhu cầu ngủ của bé. Trẻ sơ sinh cần ngủ tối thiểu 8 tiếng ban ngày [chia làm 3 giấc] và khoảng 8 tiếng rưỡi mỗi đêm.

  • Giai đoạn 1 tháng tuổi: 6-7 tiếng ban ngày [chia làm 3 giấc] và khoảng 8-9 tiếng vào ban đêm.
  • 3 tháng tuổi: bé cần ngủ 4-5 tiếng ban ngày [3 giấc] và khoảng 10-11 tiếng ban đêm.
  • 6 tháng tuổi: 3 giấc ngủ ngắn mỗi giấc khoảng 1 tiếng đồng hồ, ban đêm bé cần ngủ khoảng 11 tiếng.
  • 9 tháng tuổi: Ban ngày bé sẽ ngủ khoảng 2 giấc ngủ ngắn với tổng thời gian khoảng 2 tiếng rưỡi trong khi vẫn duy trì nhu cầu ngủ 11 tiếng mỗi đêm.
  • Trẻ 1 tuổi: Nhu cầu ngủ của bé sẽ giống bé 9 tháng tuổi, 2 tiếng rưỡi ban ngày với 2 giấc ngủ ngắn và 11 tiếng ban đêm.

Đừng bỏ lỡ:

Mẹ cần làm gì để giúp con ngủ thẳng giấc?

Dạy trẻ sơ sinh cách phân biệt ngày/đêm

Bé khi còn là bào thai đã thích hoạt động nhiều vào ban đêm hơn ban ngày. Đến khi chào đời bé vẫn còn thói quen này, Mẹ nên tập cho bé cách phân biệt ban ngày và ban đêm từ sớm.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Vào ban ngày, mẹ nên mở rèm cửa, chơi đùa cùng bé. Gia đình vẫn giữ nếp sinh hoạt bình thường chỉ cần giảm các tiếng ồn quá lớn. Ban ngày trẻ sơ sinh vẫn có những giấc ngủ ngắn, mẹ đừng giữ cho bé thức sẽ làm bé cáu gắt.

Vào ban đêm, sau khi bé đã bú no và thay tã mới, mẹ cần tắt đèn và giữ yên lặng. Bé sẽ dễ vào giấc hơn. Mẹ chỉ nên dùng ánh đèn sáng dịu để dễ chăm sóc bé, không nên bật đèn sáng làm bé thức giấc.

Đừng bỏ lỡ:

Mẹ đừng bế ru và rung lắc bé

Nhiều mẹ thường bế con trên tay ru ngủ và đi quanh nhà. Các chuyên gia cho rằng mẹ đừng nên làm vậy. Mẹ cần ngồi hoặc nằm để bé bú mẹ hoặc bình. Lúc cho bé bú, mẹ đừng dỗ dành và rung lắc vì đây là gây tổn thương não, tạo thói quen chỉ ngủ khi được vỗ.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, hội chứng rung lắc ở trẻ em nguy hiểm đến mức được so sánh tương tự với trường hợp người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não vì tai nạn xe.

Trẻ chỉ cần bị rung lắc trong 5 giây là đã có thể gặp nguy hiểm. Những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến với trẻ là:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Tụ máu dưới màng cứng
  • Tụ máu dưới nhện
  • Bề mặt não bị chấn thương vì não đạp vào mặt trong của bản sọ
  • Các nhánh tế bào thần kinh bị đứt gãy, xé rách và cấu trúc sâu của não bị phá hủy

Cho bé ngủ ngày đủ thời gian cần thiết

Một số mẹ sẽ cố gắng ngăn con ngủ ngày để ngủ đêm sâu giấc hơn. Đây là việc không nên làm vì sẽ gây tác dụng ngược. Bé khó ngủ sẽ cáu gắt và gắt ngủ hơn.

Rèn cho bé tự ngủ

Đây là cách tập cho trẻ sơ sinh ngủ đêm quan trọng. Một số phương pháp luyện cho bé tự ngủ như phương pháp không khóc [No cry/No tears], bế lên đặt xuống [Pick up put down], để con khóc [Cry it out], khóc có kiểm soát [Controlled crying]. Mỗi phương pháp đều có đặc điểm khác nhau, mẹ có thể tham khảo để chọn được phương pháp phù hợp.

Khi bé tỉnh giấc về đêm, mẹ cần xem giờ ăn trước đó của bé. Nếu con mới ăn cách đấy không lâu thì nghĩa là bé không dậy vì đói mà chỉ do chu kỳ ngủ của bé.

Mẹ có thể chờ đợi để bé tự đưa mình vào giấc hoặc trợ giúp con bằng cách vỗ mông, cho bé một thú bông nhỏ hoặc sử dụng ti giả tùy theo nhu cầu của bé.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nguồn thông tin: Hội chứng rung lắc ở trẻ em: Những điều cần biết - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Rèn cho trẻ sơ sinh ngủ đêm là “trận chiến” trường kỳ suốt những tháng đầu của các mẹ sau sinh. Thế nhưng chỉ với những bí quyết dưới đây, mẹ sẽ không còn lo lắng thêm nữa!

Mặc dù con trai mới được 1 tháng, nhưng bé Tin nhà chị Duyên vẫn lại không giống những đứa bé “thức ngày cày đêm” khác. Cu con nhà chị được mẹ cho ăn no là ngủ khì một mạch đến sáng không khóc lóc gì. Đem thắc mắc hỏi, chị Duyên cười xòa rồi nói:

“Vì đây là lần thứ 2 mình sinh con nên có rút ra được chút kinh nghiệm từ bé đầu. Hồi đó con hay khóc đêm lắm, dù đã sang tháng thứ 3 nhưng mình và chồng vẫn phải thay nhau thức dậy dỗ con ngủ. Phần vì thức khuya nhiều khiến mình trở nên hay cáu gắt, phần áp lực vì con quấy khóc đêm khiến bà khó ngủ rầy la nên mình chỉ biết cố gắng thích nghi.

Lúc nào chịu không nổi lại đem trút hết cho đứa bạn thân. Nó cũng từng sinh nở nên hiểu, lại còn bày chỉ cho nhiều cái mà mà mình không biết. Áp dụng thử cách của nó thì chưa đầy một tuần sau con vào “nếp”, không còn cảnh nửa đêm thức dậy chơi đến tận 4,5h nữa, bé ngủ thẳng liền mạch đến sáng. Giờ bé thứ hai, mình áp dụng y như vậy, con cũng chẳng quấy khóc đêm, nuôi bé cũng thấy nhàn hẳn ra”.

Chị Duyên chia sẻ, để bé chuyển từ ngủ ngày sang ngủ đêm bắt buộc phải trải qua một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn của người mẹ, đồng thời chấp nhận mang tiếng ác bỏ mặc con khi con khóc.

Làm thế nào để thay đổi thời gian ngủ của trẻ?

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm, nên khi chào đời trẻ vẫn giữ nguyên thói quen này.

Việc mẹ cần làm là giữ bình tĩnh, giúp trẻ phân biệt ngày và đêm bằng cách:

– Hạn chế cho trẻ ngủ vào ban ngày: Vào ban ngày mẹ nên mở tất cả những cửa rèm trong phòng và thường xuyên chơi đùa cùng trẻ lúc trẻ thức. Nếu trẻ buồn ngủ, nên cho trẻ ngủ những giấc ngắn, nhiều hơn 1 giờ, khoảng 2 – 3 lần/ngày.

– Không để bé ngủ sau 3-4 giờ chiều: Nếu cho trẻ ngủ sau 3-4 giờ chiều sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ sâu và ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm. Lúc này mẹ nên bế trẻ đi dạo xung quanh nhà, mở cửa cho ánh nắng tràn vào nhà [nhưng đừng để nắng chiếu thẳng vào mắt bé].

Lưu ý: Mẹ không nên bế và rung lắc khi ngủ mà chỉ ngồi hoặc nằm để bé bú. Trong khi bé bú mẹ không nên dỗ dành, sẽ tạo thói quen xấu khiến bé chỉ ngủ khi được vỗ về. Đặc biệt, tránh rung lắc mạnh sẽ gây tổn thương não cho trẻ.

Thời gian tốt nhất cho trẻ ngủ

Dù đang tập cho trẻ ngủ đêm thức ngày nhưng mẹ cũng nên đảm bảo thời gian ngủ của trẻ vì giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng.

Tùy vào thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo độ tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc.

Thông thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 8 – 9 giờ vào ban ngày, khoảng 8 giờ vào ban đêm. Trẻ dưới 1 tháng tuổi thường ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy khi cảm thấy đói, do thể tích dạ dày nhỏ nên trẻ sẽ tự thức dậy đòi bú sau 2 – 3 giờ. Vì thế mẹ không cần phải đӓɴʜ thức trẻ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành 3 giai đoạn:

+ Từ 8-22 giờ trẻ sẽ ngủ giấc sâu;

+ Khoảng 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng, trẻ “ngủ nông”, có thể nằm mơ, giật mình thức dậy và lặp lại vài lần.

+ Gần sáng trẻ sẽ ngủ sâu trở lại.

Bí quyết để trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon

Khi trẻ ngủ, mọi người buộc phải yên lặng, bởi hệ thần kinh của trẻ lúc này còn yếu, chỉ cần một tiếng động nhỏ, một va chạm nhẹ cũng khiến trẻ thức giấc. Trẻ sẽ ngủ lại rất nhanh sau đó nếu không còn tiếng ồn nữa. Nếu trẻ quấy khóc, mẹ hãy làm bé dịu lại bằng cách ôm bé vào lòng hoặc hát ru và tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc như đói bụng, muỗi chích, nóng bức…Ngoài ra mẹ cũng cần để ý những chi tiết nhỏ để giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.

Những điều cần lưu ý để trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon

– Điều chỉnh ánh sáng của phòng ngủ: Sau khi con đã no sữa và ngủ, mẹ nên tắt bớt đèn. Nếu cần chăm sóc bé ban đêm, mẹ bật một chiếc đèn có ánh sáng dịu, không nên để ánh sáng quá chói trên đầu bé hoặc chiếu thẳng vào mắt bé.

– Không gian yên lặng: Giảm những chuyển động của mọi thứ gây tiếng ồn trong nhà như máy sấy, tiếng tivi… Nếu bạn phải thường xuyên đi qua phòng ngủ, hãy đóng cửa hoặc cửa ra vào để giảm bớt những tiếng động đột ngột. Tuy nhiên, quá yên tĩnh cũng không phải là điều tốt nhất. Một số trẻ đặc biệt vào giấc ngon hơn với những tiếng ồn trắng, chẳng hạn như tiếng mưa rơi rào rào nhẹ nhàng.

– Cho trẻ tắm nước ấm và massage trước khi ngủ: Trẻ sơ sinh sẽ ngủ ngon hơn nếu được tắm nước ấm và massage nhẹ nhàng trước lúc ngủ. Khi Mӓц được lưu thông, cơ thể được làm ấm lên, trẻ sẽ khoan khoái, mát mẻ và ngủ ngon hơn.

– Duy trì thói quen thay tã và cho con bú vào một thời gian nhất định: Việc lặp đi lặp lại những hoạt động chuẩn bị trước khi đi ngủ sẽ giúp bé dần điều chỉnh được đồng hồ sinh lý của cơ thể mình. Ngoài ra, trong đêm, ngay khi bé vừa ọ ọe, mẹ nên nhẹ nhàng cho con bú rồi tiếp tục nằm xuống bên cạnh, bé sẽ dần đi vào giấc ngủ. Khi trẻ đã lớn hơn, mẹ có thể tập cho con tự ngủ.

Video liên quan

Chủ Đề