Cách rặn đẻ như thế nào

Đau đẻ là nỗi ám ảnh thường gặp của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu biết cách rặn đẻ dễ dàng và hít thở đúng cách, quá trình vượt cạn có thể diễn ra nhanh chóng, bình yên và ít đau đớn hơn.

Sau khi kết thúc quá trình chuyển dạ, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai của quá trình vượt cạn, đó là rặn đẻ và sinh con. Có thể nói, lúc này, bạn gần như đã đi được ⅓ chặng đường, chỉ cần rặn đẻ đúng cách và đẩy bé cưng ra ngoài, cuộc vượt cạn sẽ kết thúc và bạn sẽ được ôm bé cưng trong vòng tay.

Mẹ đã biết cách rặn đẻ dễ dàng để vượt cạn nhanh? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để có thêm một số thông tin hữu ích!

Thời gian rặn đẻ kéo dài bao lâu?

Giai đoạn rặn đẻ và sinh con sẽ bắt đầu khi cổ tử cung mở khoảng 10cm và kết thúc khi bé chào đời. Bạn có thể biết mình đã vào giai đoạn rặn đẻ thông qua những dấu hiệu sau:

  • Có các cơn gò tử cung trở nên rõ ràng, gây đau đớn dữ dội
  • Có cảm giác muốn rặn nhưng không phải ai cũng cảm thấy điều này, đặc biệt nếu bạn gây tê ngoài màng cứng
  • Có cảm giác áp lực ở trực tràng
  • Có cảm giác ngứa ran, căng, rát hoặc đau nhói ở âm đạo
  • Có cảm giác trơn ướt.

Thời gian rặn đẻ có kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ nhưng cũng có trường hợp mất đến 3 giờ. Nếu sinh con so hay con đầu lòng, thời gian rặn đẻ sẽ kéo dài hơn so với sinh con dạ hay sinh con thứ 2.

Khi bước vào giai đoạn rặn đẻ, các co thắt sẽ đều đặn hơn so với những cơn co thắt trong giai đoạn chuyển dạ. Những cơn co thắt này có thể kéo dài khoảng 60 đến 90 giây, cách nhau khoảng 2 – 5 phút.

Hướng dẫn cách rặn đẻ dễ dàng

Tư thế khi sinh tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nâng đầu cao một góc khoảng 45 độ, mông hơi nâng lên, 2 chân đạp vào bàn đỡ và 2 tay nắm chặt lấy 2 thành của bàn sinh.

Quá trình đau đẻ sẽ diễn ra theo chu kỳ của cơn gò tử cung với 3 thì:

  • Thì co: Bụng bầu căng cứng, cơn đau xuất hiện và tăng dần
  • Thì kéo dài: Cơn đau đạt mức cao nhất
  • Thì nghỉ: Cảm giác đau giảm dần và hoàn toàn biến mất.

Cách rặn đẻ dễ dàng kết hợp với việc hít thở đúng cách:

Thì co và thì kéo dài:

  • Thở nhanh dần, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng khi bắt đầu cảm nhận được cơn đau. Khi cơn đau tăng lên thì thở nhanh và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần
  • Đau càng nhiều thì thở càng nhanh, làm sao tạo ra được tiếng rít gần giống tiếng huýt sáo
  • Khi được yêu cầu rặn, hít một hơi thật sâu và rặn mạnh để dồn hơi xuống vùng bụng dưới và đẩy bé ra
  • Nếu thấy sắp hết hơi nhưng còn đau, bạn có thể hít một hơi khác và tiếp tục rặn đến khi không cảm thấy đau
  • Khi rặn, lưng cần giữ thẳng và tiếp giáp với bề mặt bàn sinh. Mông hơi cong về phía trước để tăng thêm sức
  • Khi rặn cần dồn hơi xuống bụng, không phát ra âm thanh vì như vậy lực dồn xuống phần bụng dưới sẽ bị giảm đi.

Thì nghỉ:

  • Khi cơn đau giảm dần, thở chậm và sâu hơn, vừa thở vừa thư giãn để chuẩn bị cho cơn gò tiếp theo
  • Thư giãn, thả lỏng cơ thể, tránh rặn quá nhiều vì như vậy vừa không hiệu quả vừa dễ gây mất sức.

Lưu ý khi rặn đẻ mà mẹ nên biết

Trong quá trình rặn đẻ, lực của cơn đau kết hợp với sức rặn của người mẹ và sự hỗ trợ của bác sĩ sẽ giúp bé ra ngoài nhanh hơn:

  • Rặn như thể bạn đang đi ngoài, thư giãn cơ thể, đùi trong thì nghỉ và rặn mạnh hết sức khi cơn gò xuất hiện.
  • Tập trung toàn bộ tinh thần cho việc rặn đẻ, đừng quá chú ý đến việc bạn có thể đi tiêu, đi tiểu trên bàn đẻ vì điều này hết sức bình thường
  • Chú ý theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh rặn quá nhiều
  • Tin vào bản năng. Hít thở sâu vài lần khi cơn co thắt bắt đầu hình thành để chuẩn bị cho việc rặn đẻ. Khi cơn co thắt lên đến đỉnh điểm, hãy hít thở sâu và sau đó rặn hết sức mình. Bạn có thể làm điều này một cách tự nhiên
  • Ngừng rặn theo hướng dẫn. Bác sĩ có thể đề nghị ngừng rặn trong vài cơn co thắt để bạn có thể lấy lại sức hoặc để giữ cho đầu của bé không bị đẩy ra ngoài quá nhanh.
  • Khi bé thập thò ở cửa âm đạo, bác sĩ sẽ chủ động kéo thân người, mông, chân, tay của bé ra và cuộc rặn sinh kết thúc. Nếu bé quá to, gây kẹt thì bác sĩ có thể can thiệp bằng một số thủ tục y khoa như cắt tầng sinh môn, dùng kẹp forcep hoặc giác hút.

Sau khi em bé chào đời, tử cung vẫn tiếp tục co bóp để nhau thai bong ra khỏi thành tử cung và đẩy ra ngoài theo đường âm đạo.

Lúc này cơn đau giống như những cơn đau bụng kinh nhưng mẹ cũng cần rặn hết sức để đẩy hết nhau thai ra ngoài. Như vậy, quá trình vượt cạn của mẹ đã hoàn tất.

Đối với bé, bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn và bé có thể được đặt lên ngực bạn để thực hiện tiếp xúc da kề da.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xin chào bác sĩ! Em đang có thai tập 1 được hơn 8 tháng. Em nghe mọi người nói về những vấn đề khi sinh đẻ, em rất lo lắng hồi hộp. Xin bác sĩ cho em được biết cách rặn đẻ đúng cách như thế nào? Em xin cảm ơn! [Kim Ngân – Ba Đình, Hà Nội]

Bạn Kim Ngân thân mến!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi lo lắng, băn khoăn về chuyên mục tư vấn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Cách rặn đẻ thường như thế nào chúng tôi xin được giải đáp như sau.

Sắp sinh, cách rặn đẻ như thế nào được các mẹ bầu quan tâm.

Quá trình chuyển dạ là thời điểm hạnh phúc đánh dấu thiên thần nhỏ sắp chào đời. Bên cạnh cảm giác vui sướng vỡ òa khi sắp được gặp con yêu, thì không ít mẹ cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Cách rặn đẻ không đau khi sinh như thế nào được nhiều mẹ tìm hiểu để tự tin hơn trước khi lâm bồn.

1. Quá trình chuyển dạ khi sinh

Quá trình chuyển dạ khi sinh gồm hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: xóa mở cổ tử cung với biểu hiện mẹ bắt đầu xuất hiện những cơn đau bụng, sau đó hết đau, rồi đau lại. Lúc này cổ tử cung mở khoảng 3cm.

Sau đó, mẹ sẽ thấy những cơn đau bụng nhiều hơn và dài hơn, lúc này cổ tử cung mở được khoảng 4- 9cm.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn sổ thai, cơn đau đến từng hồi, cổ tử cung đã mở trọn. Lúc này mẹ đã sắp sinh.

2. Cách rặn đẻ đúng cách để em bé sinh thường dễ dàng nhất

Tư thế của sản phụ là nằm cao một góc 45 độ, mông nâng lên một chút, hai tay nắm lấy càng bàn sinh. Hai chân đạp mạnh vào giá đỡ hai chân. Rặn đẻ khi thấy con gò xuất hiện, phối hợp hít thở nhịp nhàng và hiệu quả. Khi cơn gò đến, mẹ hít sâu hơi dài bằng mũi, thở ra bằng miệng một cách từ từ. Động tác nhịp nhàng. Khi rặn nên nhớ dồn hơi xuống bụng, không nên dồn hơi lên mặt. Sau mỗi lần rặn, mẹ nên nghỉ khoảng 50 – 60s, để chuẩn bị cho cơn gò thứ hai.

Rặn đẻ khi thấy con gò xuất hiện, phối hợp hít thở nhịp nhàng.

Sự kết hợp của cơn gò tử cung, lực rặn của sản phụ, và lực đẩy bụng của nữ hộ sinh,em bé sẽ dễ dàng ra đời tự nhiên. Mẹ đừng quá căng thẳng, hãy nhớ hít thở đều đặn.

Cách rặn đẻ hiệu quả như thế nào, cách sinh con ra sao? Hi vọng qua tư vấn của chúng tôi bạn đã có được sự chuẩn bị tốt cho bản thân. Tâm lý hồi hộp, lo lắng của mẹ bầu khi chuẩn bị lâm bồn rất bình thường. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá căng thẳng, giữ tâm lý vững vàng để giúp vượt cạn dễ dàng hơn.

Nếu có vấn đề băn khoăn cần tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí. Chúc bạn vượt cạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề