Cách làm đồ an tốt nghiệp

Có thể nói đồ án tốt nghiệp là một sản phẩm quan trọng, là đứa con tinh thần của sinh viên sau một thời gian học tập tại trường. Tuy nhiên,...

Có thể nói đồ án tốt nghiệp là một sản phẩm quan trọng, là đứa con tinh thần của sinh viên sau một thời gian học tập tại trường. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không biết làm như thế nào, viết như thế nào, bảo vệ như thế nào. Chính vì vậy, trong bài viết này tôi sẽ trình bày một số nội dung nhằm giúp sinh viên phần nào tháo gỡ các khó khăn ấy. 

Đồ án tốt nghiệp là một cơ hội rất tốt để sinh viên:
  • Rèn luyện kĩ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện.
  • Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
  • Độc lập, tự chủ tạo ra một bản thiết kế, một sản phẩm, một bản đồ án hoàn chỉnh.
Quá trình làm đồ án tốt nghiệp hay nhận nhiệm vụ thực tập, sinh viên cần nhớ và trả lời được 3 câu hỏi lớn như sau:
  1. Làm gì ?
  2. Làm như thế nào ?
  3. Kết quả ra sao ?
Trả lời tốt được 3 câu hỏi trên sẽ dẫn đến thành công và giúp sinh viên giải quyết được những lúng túng.
Làm gì? Nhiệm vụ được giao hoặc tự mình xác định cần phải giải quyết.
Làm như thế nào? Phần này bao gồm những ý chính như sau:Tổng hợp, phân tích, đánh giá những cái người khác đã làm [trong nước và quốc tế].Ghi chép lại các tài liệu tham khảo, website, phần mềm … tham khảo để trích dẫn và để xếp vào phần phụ lục.Đề xuất ra phương án giải quyết của mình. Chứng minh, lý giải vì sao chọn phương án như thế.Thiết kế chi tiết theo đề xuất của mình.

Kết quả ra sao ?

Kết quả mình đã làm như các kết quả điều tra, kết quả phần cứng, phần mềm, các biểu bảng, hình vẽ…Đánh giá kết quả, so sánh với ý muốn ban đầu, so sánh với kết quả của người khác…Đề ra phương hướng khắc phục những cái chưa giải quyết đượcVới tư duy của 3 câu hỏi trên, các sinh viên sẽ yên tâm thoát khỏi sự lúng túng. Phần sau đây sẽ trình bày chi tiết hơn các công việc phải làm.
  1. Sinh viên phải có trách nhiệm gặp giáo viên hướng dẫn hàng tuần để báo cáo công việc đã làm trong tuần và xin ý kiến về các công việc tiếp theo. Hoặc giáo viện và sinh viên liên lạc nhau qua e-mail, zalo, zoom, meet google,... vừa tiện lợi, vừa nhanh chóng.
  2. Liên hệ và thoả thuận với giáo viên về điều kiện và phương tiện làm việc. Khi được giáo viên hướng dẫn bố trí nơi làm đồ án thì sinh viên phải có trách nhiệm bảo quản máy móc và các trang thiết bị khác và tuân thủ nội qui phòng máy hoặc phòng thực hành...

Dù đề tài được chỉ định hay đề tài tự chọn thì sinh viên làm đồ án tốt nghiệp cũng phải:

  • Xác định nhiệm vụ nghiên cứu.
  • Xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu.
  • Xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
  • Lập và phân tích mục tiêu nghiên cứu.
  • Đặt tên đề tài.

Đây là bước rất quan trọng. Có tài liệu tham khảo tốt sẽ đảm bảo đồ án đạt kết quả tốt. Hiện nay, sinh viên có thể tìm tài liệu tham khảo qua nhiều nguồn khác nhau: qua sách vở hoặc qua mạng internet.

Bước 3: Viết đề cương 

Sau khi nghiên cứu sơ bộ tài liệu và đề tài, sinh viên tiến hành viết đề cương [sơ bộ] của đồ án và giáo viên hướng dẫn có trách nhiệm phê duyệt đề cương chính thức. Đề cương sẽ giúp sinh viên khái quát vấn đề trước khi đi vào chi tiết. Cái tổng thể phải được hình dung trước, làm trước cái chi tiết.

Nội dung đề cương nghiên cứu của đồ án cần thuyết minh một số điểm sau:
  • Nêu lý do chọn đề tài.
  • Khách thể và đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát.
  • Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
  • Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
  • Phương pháp nghiên cứu.
  • Cái mới của đề tài.
  • Dàn ý nội dung của đề tài.
  • Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề tài.
  • Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu [tài liệu, thiết bị thí nghiệm...]

Bước 4: Lập kế hoạch nghiên cứu

Sinh viên lập kế hoạch và tiến hành nghiên cứu lý thuyết, làm thực nghiệm theo nội dung đề tài đã được vạch ra trong đề cương. Vừa làm vừa viết đồ án để thực nhiện đúng tiến độ do giáo viên hướng dẫn đề ra.

Sau khi đã hoàn thành đồ án và được giáo viên hướng dẫn nhận xét và ký duyệt. Sau khi được giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện đồng thì, sinh viên bước vào giai đoạn chuẩn bị kiến thức để bảo vệ. Sinh viên cần chuẩn bị file powerpoint để trình chiếu, bảo vệ thử, viết tóm tắt nội dung bảo vệ, chuẩn bị máy tính và máy chiếu, mô hình, bản vẽ các loại ... 

Để bảo vệ được tốt, sinh viên cần nắm vững nội dung các phần trong thuyết minh, trong các bản vẽ hoặc sản phẩm khác của đồ án.
Giáo viên hướng dẫn cần tổ chức cho sinh viên bảo vệ thử để rút kinh nghiệm cho kỳ bảo vệ chính thức đạt kết quả tốt hơn.

Hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệp

Đồ án là thể hiện kết quả cuối cùng của cả quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Báo cáo Đồ án tốt nghiệp là một cơ sở quan trọng để các thầy cô và hội đồng chấm điểm. Chính vì vậy, đồ án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.

17/10/2020 0 Tài liệu

Đồ án là một thuật ngữ rất quen thuộc với các bạn sinh viên đại học. Những học viên năm cuối thường phải chuẩn bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm để có thể viết đồ án một cách tốt nhất. Để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về đồ án là gì và cách thức để làm được đồ án nhanh nhất Khóa Luận Tốt Nghiệp xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trong bài viết sau đây.

Xem thêm: Đề án là gì? Hướng dẫn cách xây dựng một đề án hoàn chỉnh

1. Đồ án là gì?

Đồ án được hiểu là một sản phẩm mà một sinh viên phải làm ra để phục vụ cho công việc tốt nghiệp đại học. Đồ án thường sử dụng cho những ngành về khối kỹ thuật. Sau khi hoàn thành được đồ án thì sinh viên mới được ra trường.

Dựa vào kết quả của đồ án mà sinh viên đó có thể nhận được bằng ra trường là loại gì [giỏi, khá, trung bình]. Với những bạn làm được đồ án tốt có thành tích xuất sắc thường được giữ lại trường để làm trợ giảng hoặc được phép học lên cao học.

2. Một số lưu ý bạn cần biết khi làm đồ án tốt nghiệp

Phần chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được đồ án là gì? Tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu về cách làm đồ án sao cho hiệu quả nhất. Làm đồ án là một công việc không hề đơn giản, để đồ án đạt được kết quả tốt nhất là điều không dễ dàng gì. Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý những vấn đề sau để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Lựa chọn đề tài sớm nhất có thể

Việc lựa chọn đề tài sớm sẽ giúp cho bạn có nhiều thời gian chuẩn bị hơn. Thời gian làm đề tài thường là 6 tháng nhưng lại sát với kì nghỉ tết. Nhiều người cho rằng qua tết mới bắt tay vào lựa chọn đề tài thì quả là sai lầm, nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả vì thời gian quá gấp rút. Tốt nhất, bạn hãy lựa chọn ngay từ học kỳ 1 của năm cuối. 

Khi chọn đề tài bạn đừng quá băn khoăn về tên cụ thể của đề tài là gì. Thay vào đó, hãy chọn hướng đề tài bạn định đi. Sự định hướng này là rất quan trọng để cho bạn có thể tiếp cận được thông tin chính xác. Đồng thời, thu thập tài liệu và bổ sung những kiến thức còn thiếu về đề tài này.

Tích cực bổ sung kiến thức

Để có một đồ án hoàn hảo nhất thì việc bổ sung kiến thức đối với mỗi sinh viên là không thể thiếu. Việc bổ sung kiến thức này muộn nhất cần phải thực hiện ngay từ thời gian bắt đầu thực tập. 

Các bạn phải biết rằng những gì học trên lớp là chưa đủ để tạo ra được đồ án chuyên sâu và gây được ấn tượng mạnh với giám khảo chấm thi. Chính vì vậy, hãy thu thập kiến thức bổ sung tài liệu về đề tài mà bạn đã chọn.

Chọn tên chi tiết đề tài

Ở thời điểm tiếp theo, khi đã lên được hướng đi cho đề tài và bổ sung kiến thức cần thiết thì hãy tiến hành lựa chọn tên chi tiết cho đề tài. Bạn hãy nhớ chọn một cách kỹ lưỡng tuyệt đối không được đến gần lúc thực hiện đồ án đó lại đổi ý.

Khi chọn tên cho đề án hãy chọn cách viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, đồng thời phải bám sát với nội dung của đề tài. Bạn cần tránh một số lỗi như:

  • Tên một đằng nhưng nội dung lại một nẻo.
  • Cẩn trọng với những khái niệm mới dễ gây tranh cãi, tốt nhất không nên đưa vào tên đề tài.

Nên nhờ người hướng dẫn

Thực tế cho thấy có khá nhiều bạn sinh viên bí ý tưởng khi làm đồ án nhưng lại không dám hỏi ý kiến của thầy cô hướng dẫn hay nhờ ai đó chỉ bảo. Như vậy, thì chắc chắn đồ án của bạn sẽ chẳng đi tới đâu.

Thay vào đó, bạn đừng sợ hãi bất cứ vấn đề gì hãy mạnh dạn nhờ thầy cô hướng dẫn giúp đỡ. Ngoài ra, có thể nhờ đến bạn bè hoặc những người đã thực hiện việc làm đồ án này trước đó. 

3. Cấu trúc của một đồ án tốt nghiệp

Với đồ án tốt nghiệp của các bạn sinh viên thì thường không có một cấu trúc chuẩn nào. Mỗi một lĩnh vực sẽ có những cấu trúc riêng không hề giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chúng cũng có các phần giống nhau như sau.

  • Nêu lên nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp.
  • Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
  • Nhận xét của giáo viên phản biện.
  • Lời cảm ơn
  • Mục lục
  • Danh mục các hình vẽ.
  • Danh mục những từ viết tắt có trong đồ án.
  • Phần nội dung của đồ án [bao gồm các chương]

Chương 1: Mở đầu [Thực trạng, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu]

Chương 2: Khảo sát lý thuyết

Chương 3: Thực nghiệm

Chương 4: Đánh giá và kết luận

  • Cuối cùng là tổng hợp những tài liệu tham khảo.

Với mỗi sinh viên thì việc hoàn thành một đồ án cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, mọi người hãy nắm vững những vấn đề nêu trên chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong đồ án của bạn. 

Xem thêm: 

Tổng hợp các mẫu lời cảm ơn trong đồ án tốt nghiệp hay nhất

Tổng hợp các mẫu lời cam đoan trong đồ án hay ấn tượng nhất

Với những chia sẻ trên chắc rằng các bạn đã hiểu được đồ án là gì? Để có thêm nhiều thông tin thú vị khác hãy tìm đọc các bài viết của Khóa Luận Tốt Nghiệp. Ngoài ra, nếu có vấn đề gì cần thắc mắc liên quan đến đồ án  bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0915 686 999 để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề