Cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống hoc247

a. Các đề bài đã đưa ra có điểm giống nhau là:

- Đều đề cập đến vấn đề là một hiện tượng xảy ra trong đời sống, xã hội

- Đặt yêu cầu nhận xét, đánh giá, nêu suy nghĩ, đưa ra ý kiến

b. Đề bài tương tự:

- Đánh giá về thực trạng nghiện ma túy của thanh niên.

- Nhận xét về hiện tượng trộm cắp hiện nay

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống

Câu 1 [trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]

Tìm hiểu đề và tìm ý

a,

- Thể loại : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Vấn đề tốt về một tấm gương có thành tích và phẩm chất đáng biểu dương

- Đề yêu cầu “nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy”

b,

-  Qua  những hành động có thể khẳng định cốt cách, phẩm chất của nhân vật xứng đáng được khen ngợi

- Mục đích, ý nghĩa của việc phát động phong học tập bạn Nghĩa vì:

+ Về phẩm chất: có tình thương yêu gia đình, biết san sẻ công việc với mẹ, cân bằng giữa học tập và làm việc phụ giúp

+ Về năng lực: có thành tích, biết sáng tạo, có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn  

+ Khẳng định: Học tập theo nghĩa là đang trau dồi phẩm chất, đạo đức.

Câu 2 [trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]

Lập dàn bài: 

Mở bài: Giới thiệu nhân vật, dẫn dắt đến vấn đề về tấm gương của Nghĩa

Thân bài:

- Nêu và đánh giá, nhận xét về hành động của Nghĩa

- Qua hành động đó lan tỏa sự tích cực  như thế nào

- Mục đích, ý nghĩa khi phát động phong trào Phạm Văn Nghĩa

Kết bài:

- Khẳng định đây là tấm gương xứng đáng được tuyên dương

- Bài học rút ra

III. Luyện tập

Mở bài : Nêu những thông tin cơ bản về nhân vật [tên tuổi, quê quán…]

Thân bài :

- Cung cấp thông tin về nhân vật bao gồm : hoàn cảnh và thái độ sống

- Trong cách sống và những phẩm chất của nhân vật có gì đáng khen

Kết bài :

- Khẳng định đây là tấm gương tốt

- Lời hứa của bản thân

Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống

Mục đích của bài là giúp học sinh biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Để làm tốt bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống trước hết các em phải tìm hiểu thật kĩ sự việc, hiện tượng đó bằng nhiều cách: hoặc đọc trên sách báo, xem trên ti vi hay trực tiếp chứng kiến. Việc tìm hiểu này cần thiết cho bài nghị luận khi các em mô tả, phân tích các khía cạnh đúng, sai, lợi hại của vấn đề. Đồng thời có thể hiểu đúng, hiểu sâu thì mới có thể đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan sự việc, hiện tượng đó.

1. Các đề tài nêu trong SGK, trang 22 có điểm giống nhau: Đều yêu cầu học sinh nêu lên suy nghĩ của bản thân về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Cụ thể, các đề bài nêu:

  • Tấm gương học sinh vượt khó, học giỏi.
  • Sự kiện cả nước lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam.
  • Hiện tượng học sinh mải chơi điện tử và đọc truyện, sao nhãng học tập.
  • Thái độ học tập của Trạng nguyên 12 tuổi – Nguyễn Hiền.

2. Các đề bài tương tự:

  • Việt Nam tuy có điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có những học sinh đạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ… Hãy viết bài nêu suy nghĩ của em về hiện tượng này.
  • Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

Dàn bài của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thường gồm ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
  • Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định.
  • Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viêt.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a. Tìm hiểu đề

  • Với đề bài nêu trong SGK, trang 23, khẳng định đâu là đề văn nghị luận.
  • Để nêu lên hiện tượng: Bạn học sinh Phạm Văn Nghĩa vận dụng kiến thức được học trong trường để giúp đỡ cha mẹ trong sản xuất.
  • Đề yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ về hiện tượng đó.

b. Tìm ý

  • Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ Nghĩa là người con chăm ngoan, là một học sinh biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống hằng ngày.
  • Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa về việc làm của bạn, tuy nhỏ nhưng nó có ý nghĩa: Thể hiện tư tưởng học đi đối với hành.
  • Nếu các bạn học sinh đều làm được như Nghĩa thì chất lượng đời sống sẽ được nâng cao.

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

  • Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.
  • Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần của bài văn.

Xem thêm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Lập dàn ý cho đề Bài 4, mục I, SGK [về thái độ học tập của Trạng nguyên 12 tuổi – Nguyễn Hiền].

1. Mở bài

  • Giới thiệu Nguyễn Hiền.
  • Nêu khái quát.ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền.

2. Thân bài

  • Phân tích con người và tinh thần học tập của Nguyễn Hiền:

+ Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền hết sức khó khăn: nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa.

+ Nguyễn Hiền đã thể hiện tinh thần ham học và chủ động học tập: nép bên cửa sổ lắng nghe, chỗ nào chưa hiểu hỏi lại thầy, lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất, mỗi ghim là một bài.

+ Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền:

  • Đánh giá con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền: Tinh thần học tập và lòng tự trọng của Nguyễn Hiền đáng để mọi ngươi khâm phục và học tập.

3. Kết bài

Câu chuyện về Trạng Nguyên 12 tuổi – Nguyễn Hiền gợi cho ta suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân về lòng ham học và thái độ tích cực học tập của mình. Chỉ khi nào chúng ta thật sự có lòng ham học và đam mê kiến thức thì mới có thể trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội.

Related

Soạn văn 9 tập 2 bài 19 [trang 20]

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 9 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo dưới đây.

Soạn văn 9: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Đọc văn bản “Bệnh lề mề” trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

a. Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?

b. Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

c. Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

d. Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?

Gợi ý:

a.

Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về bệnh lề mề - là bệnh coi thường giờ giấc của nhiều người khi thực hiện những công việc chung.

- Những biểu hiện của bệnh lề mề:

  • Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
  • Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.
  • Tạo ra tập quán xấu: các giấy mời phải ghi sớm thì người dự mới đến đúng giờ…

- Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng, đưa ra những dẫn chứng để người đọc nhận rõ được hiện tượng.

b. Những nguyên nhân tạo nên bệnh lề mề:

  • Thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
  • Chỉ biết quý thời gian của mình, coi thường thời gian của người khác.
  • Thiếu trách nhiệm, coi thường việc chung.

c. Tác hại:

  • Thành thói quen, khó thay đổi.
  • Không biết tự trọng, ích kỉ.
  • Gây hại cho tập thể.

- Sự phân tích của tác giả về các tác hại của bệnh lề mề rất ngắn gọn, mạch lạc và có sức thuyết phục cao.

d. Bố cục của bài viết trên đã mạch lạc, chặt chẽ. Tác giả đã giới thiệu được vấn đề, sau đó phân tích và kết luận lại vấn đề.

Tổng kết:

- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự vật, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

- Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

II. Luyện tập

Câu 1. Thảo luận: Hãy nêu các sự kiện, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.

Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương có thể viết thành bài nghị luận:

- Thường xuyên giúp đỡ bạn bè.

- Trung thực trong học tập, thi cử.

- Kính trọng thầy cô giáo.

Câu 2. Một cuộc điều tra 2000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 25 tuổi: 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20 tuổi: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em bé không hút có không đến 1% có các triệu chứng ấy [theo Nguyễn Khắc Viện]. Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không. Vì sao?

Gợi ý: Hiện tượng trên có thể được triển khai thành một bài văn nghị luận. Vì đây là hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, rất cần thiết để đưa ra bàn luận với những biện pháp để giải quyết.

Cập nhật: 19/01/2022

Video liên quan

Chủ Đề