Cách gửi đơn tố cáo gửi như thế nào năm 2024

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 thì “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Như vậy, làm sao để soạn thảo đơn tố cáo đúng luật? Cách soạn thảo đơn tố cáo bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về cách soạn thảo đơn tố cáo là gì?. Đó là những câu hỏi mà Công ty Luật Apolo Lawyers nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Và để trả lời Quý khách hàng, chúng tôi đã viết bài viết này với nội dung sau. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.

1. Các trường hợp công dân được thực hiện quyền tố cáo theo Luật tố cáo 2018

Về nguyên tắc công dân thực hiện quyền giám sát đối với mọi hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phát hiện hành vi sai trái của cá nhân, cơ quan, tổ chức gây ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước. Do đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, công dân có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo của mình nếu cá nhân, tổ chức khác có các hành vi sau:

– Có hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Đó là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức.

Người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: Ông Nguyễn Bá K tố cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân xã X về hành vi nhận hối lộ của gia đình nhà bà C (gia đình đang có tranh chấp với nhà ông) trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Đó là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Ví dụ: Ông Lê Văn Hào ở Thôn M, xã X tố cáo hành vi của cán bộ địa chính xã cố tình căm mốc giới và xác định mốc giới sai ảnh hưởng đến quyền lợi sử dụng đất của ông.

2. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo theo Luật tố cáo 2018

Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được pháp luật tố cáo quy định như sau:

Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:

  1. Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
  1. Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
  1. Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
  1. Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;

đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;

  1. Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
  1. Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
  1. Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
  1. Các tài liệu khác có liên quan.

Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ bao gồm những tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:

  1. Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
  1. Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
  1. Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
  1. Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.

3. Cách soạn thảo đơn tố cáo theo đúng quy định về mẫu đơn tố cáo

Ví dụ về mẫu đơn khiếu nại, tố cáo; mẫu đơn tố cáo quấy rối,...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày………. tháng……..năm 202….

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ……….

1. Họ và tên. …

Sinh ngày ….. tháng …… năm … Nam (Nữ).

Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): ……

Giấy chứng minh nhân dân số: ……, cơ quan cấp…….., ngày…. tháng …..năm …..

2. Đối tượng bị khiếu nại (tố cáo, phản ánh, kiến nghị): Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính (hoặc cá nhân, tổ chức) bị tố cáo, phản ảnh, kiến nghị;

3. Nội dung vụ việc;

  1. Tóm tắt nội dung vụ việc;
  1. Vi phạm những quy định của pháp luật (Điểm, Khoản, Điều của Luật, Nghị định, Thông tư)
  1. Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại;
  1. Chứng minh sự thiệt hại.

4. Gửi kèm theo đơn gồm các tài liệu liên quan (nếu có).

5. Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn (Thu hồi, hủy bỏ Quyết định hành chính, hành vi hành chính; yêu cầu thực hiện một công việc cụ thể; yêu cầu bồi thường thiệt hại …);

6. Cam kết của người viết đơn: ……..

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

Phần kính gửi: người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết;

(1) Tên người viết đơn tố cáo, thông tin cá nhân bao gồm ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, số chứng minh thư nhân dân

Cách gửi đơn tố cáo gửi như thế nào năm 2024
Nếu có khó khăn, thắc mắc trong vấn đề soạn thảo đơn tố cáo cũng như các vấn đề khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email [email protected] hoặc Hotline - 0903 419 479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Chúng tôi là công ty luật hoạt động dựa trên nền tảng lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm làm đầu. Luật sư của chúng tôi là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm hành nghề lâu năm, luôn làm việc tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả. Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.

Gửi đơn tố cáo đến đâu?

Như vậy theo các quy định trên thì bạn có thể gửi đơn tố giác hoặc trực tiếp đến cơ quan điều tra; viện kiểm sát; tòa án hoặc cơ quan khác nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi người có hành vi vi phạm cư trú để tố giác về hành vi lừa đảo này.

Đơn tố giác nộp ở đâu?

Như vậy, bạn có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra cấp quận/huyện nơi tội phạm xảy ra, tức là nơi mà người đó đã thực hiện hành vi ký giấy vay nợ với bạn rồi cầm tiền bỏ trốn.

Thủ tục tố cáo là gì?

"Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".

Ai có quyền viết đơn tố cáo?

Về pháp lý thì quyền tố cáo của công dân được quy định tại Điều 30, Hiến pháp năm 2013 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.