Cách giải quyết mâu thuẫn trong giáo dục

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG THPT-----------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐề tài:GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN, XUNG ĐỘTTRONG TẬP THỂ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆMĐề tài thuộc lĩnh vực hoạt động: chủ nhiệmHọ tên người thực hiện:Chức vụ: Giáo viênSinh hoạt tổ chuyên môn: Ngữ Vănxxx, ngày 16 tháng 01 năm 2012PHẦN MỞ ĐẦUI. Bối cảnh của đề tàiĐề tài được thực hiện khi thời gian vừa qua, công tác chủ nhiệm luôn được các đơnvị trường quan tâm. Đặc biệt, trong đợt hè năm 2011, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bến Tređã tiến hành tập huấn công tác giáo viên chủ nhiệm cho giáo viên trong toàn tỉnh nhằmnâng cao kiến thức, kĩ năng cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Bên cạnh đó, xã hộingày càng phát triển, nhiều vấn đề của cuộc sống tác động vào đời sống, tâm lí, tính cáchhọc sinh, gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong tập thể lớp chủ nhiệm đòi hỏi giáo viên chủnhiệm là người phải giải quyết một cách nhạy bén và có hiệu quả.Đề tài trình bày những vấn đề chung nhất về mâu thuân, xung đột trong tập thể họcsinh lớp chủ nhiệm. Phần nội dung chính người viết triển khai một số biện pháp giải quyếtnhằm hạn chế những xung đột, mâu thuẫn giữa các học sinh trong tập thể lớp, những kếtquả đạt được khi tiến hành, bài học kinh nghiệm rút ra khi thực hiện.II. Lí do chọn đề tàiGiáo viên chủ nhiệm là người thay thế hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh trongmột lớp học. Với tư cách là nhà quản lí, đặc biệt là quản lí con người [học sinh], giáo viênchủ nhiệm phải cùng tập thể lớp xây dựng một tập thể đoàn kết, giúp đỡ nhau để cùng tiếnbộ. Một tập thể lớp đoàn kết nghĩa là không có hoặc hạn chế những mâu thuẫn, xung độtgiữa các các nhân học sinh, các nhóm học sinh với nhau. Giáo viên chủ nhiệm là ngườiquyết định chất lượng cao của các hoạt động giáo dục trong lớp khi và chỉ khi giáo viên chủnhiệm có sự định hướng, tư vấn, hiểu rõ mối quan hệ giữa các học sinh trong lớp với nhau.Đặc biệt, để tập thể lớp tiến bộ, có ý thức thì giáo viên chủ nhiệm phải chú ý các vấn đề tácđộng về học tập cũng như nề nếp của lớp. Một trong những vấn đề đó là giải quyết hợp lí,có sức thuyết phục các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể học sinh.Ngoài ra, việc giáo dục cho học sinh không đơn giản chỉ đi theo khuôn mẫu có sẵnmà cần phải có sự sáng tạo. Với đề tài này, người viết nghĩ rằng đây là vấn đề thiết thựcgắn với nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng, kết quả các hoạt động giáo dụctrong nhà trường.2III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứuVới đề tài Giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong tập thể học sinh lớp chủ nhiệm,người viết mong muốn nêu lên và chia sẻ những cách giải quyết, những biện pháp giảiquyết hữu hiệu nhất những mâu thuẫn, cả những xung đột giữa học sinh với nhau trong nộibộ tập thể lớp. Do vậy, người viết chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn vàxung đột trong một tập thể học sinh của một lớp học với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớpmà trọng tâm là các biện pháp để giải quyết mâu thuẫn và xung đột này. Đối tượng nghiêncứu của đề tài là các học sinh trong tập thể lớp chủ nhiệm.IV. Mục đích nghiên cứuĐề tài giúp các thầy cô hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biện pháp giải quyết mâu thuẫn,xung đột giữa các học sinh học trong cùng một lớp. Đồng thời, bản thân mong muốn traođổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, trau dồi năng lực chủ nhiệm.IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứuGiới thiệu được các biện pháp giải quyết mâu thuẫn và xung đột trong tập thể họcsinh lớp chủ nhiệm đã và đang thực hiện có hiệu quả để từ đó nâng cao chất lượng giáo dụchọc sinh.3PHẦN NỘI DUNGI. Cơ sở lí luận: Vài nét mâu thuẫn và xung đột trong tập thểMâu thuẫn và xung đột là một hiện tượng tâm lí quan trọng cần được nghiên cứutrong quản lí. Mâu thuẫn về quyền lợi và nhu cầu nảy sinh từ các mối quan hệ giữa conngười với nhau trong tập thể có thể dẫn đến xung đột. Có cả xung đột tích cực và tiêu cực,có cả mâu thuẫn và xung đột nội tâm.Mâu thuẫn và xung đột là hai mức độ khác nhau của quy luật thống nhất và đấu tranhgiữa các mặt đối lập trong một sự vật hiện tượng, một thực thể cá nhân hay tổ chức. Khôngphải mâu thuẫn nào cũng dẫn đến xung đột. Trong các mối quan hệ xã hội nói chung, mâuthuẫn là tất yếu. Mâu thuẫn chưa tạo ra tranh cãi khi nó còn là những mặt khác biệt nảy sinhvà bộc lộ trong quan hệ tác động qua lại của con người với nhau, nhờ đó mà tạo ra nhữngđộng lực cần thiết cho sự vận động và phát triển.Có thể khẳng định rằng, “mâu thuẫn và xung đột khi đến cao độ đều là một hiệntượng khách quan tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Mâu thuẫn như một ma sát tự nhiên,ma sát có lợi cũng giống như ma sát của đàn violon tạo ra những âm thanh của bản nhạc.Còn xung đột là sự phát triển cao độ của mâu thuẫn, tạo ra những tranh chấp nhất định. Nólà những mâu thuẫn cần được giải quyết hoặc không thể điều hòa. Nguyên nhân trực tiếp làdo có sự đụng chạm, tranh chấp mạnh mẽ về quyền lợi, danh dự, nhu cầu giữa các cá nhânvới nhau” [Giáo trình tâm lí học xã hội trong quản lí, tr. 127 – Dương Thị Diệu Hoa]. Ởđây quyền lợi và nhu cầu bao gồm cả hai mặt vật chất và tinh thần.Diễn biến xung đột có thể từ sự mâu thuẫn về quan điểm, đánh giá, cách giải quyếtcác vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nhu cầu của mỗi thành viên hay nhóm dẫn đếnnhững đối lập, tranh chấp gay gắt không thể điều hòa được. Sự xuất hiện những cảm xúcnhất định như phật ý, bất bình, tức giận, khinh miệt…chính là những quá trình và trạng tháixung đột tâm lí. Có thể có cả xung đột tâm lí chung của tập thể và xung đột tâm lí ở từngthành viên [nội tâm]. Sự thiếu khách quan trong nhận thức đánh giá, thiếu tự chủ trong cảmxúc, xốc nổi, vội vàng là những yếu tố tâm lí đầy mâu thuẫn dẫn đến sự đối lập, tranh chấpkhông điều hòa được về quyền lợi và nhu cầu là cơ sở của xung đột.4Về tính chất, có xung đột ngấm ngầm, từ từ hay công khai, bột phát, quyết liệt, căngthẳng hay sâu sắc kéo dài, có xung đột tích cực cần thiết hay tiêu cực không đáng xảy ra.II. Thực trạng của vấn đềTrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, ngành giáo dục đang có những cải tiến phùhợp nhằm đào tạo những thế hệ học sinh tích cực, năng động, đáp ứng yêu cầu phát triểncủa đất nước. Học sinh ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn do ảnh hưởng của văn hóa các nướctiên tiến. Đó là mặt tích cực nhưng đồng thời cũng là điều đáng lo ngại. Đối với những họcsinh có đạo đức tốt, các em có ý thức khi thể hiện sự mạnh dạn, tự tin của mình ở mức độvừa tầm. Còn đối với các em học sinh đạo đức chưa tốt, sự tự tin đôi khi được thể hiện quámức trở thành sự thể hiện bản thân không đúng lúc và không phù hợp, tạo nên sự kèn cựa,ganh tị… Điều này dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa học sinh này với học sinh khác trongcùng một tập thể lớp học. Khi có mâu thuẫn với nhau, học sinh ít khi nhờ đến sự can thiệpcủa gia đình hay nhà trường. Các em thường tự mình giải quyết mâu thuẫn để thể hiện “cáitôi” dù thực sự các em chưa đủ chín chắn để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, do ảnh hưởng củathế giới mạng, những trò chơi, những đoạn video clip, những cảnh tượng đầy bạo lực trongcác phim ảnh, học sinh thường dùng vũ lực để giải quyết vấn đề khi có mâu thuẫn, xung độtxảy ra. Hậu quả là nhiều chuyện thương tâm và đáng tiếc xảy ra, chưa kể kéo theo lối sốngthờ ơ và vô cảm trong cái nhìn của những học sinh đứng nhìn và quay phim cảnh bạn bèmình đánh nhau. Khi có mâu thuẫn, giữa học sinh thường có những biểu hiện sau:- Xích mích, cãi cọ, nói xấu lẫn nhau.- “Dị ứng” trong quan hệ người – người: nhìn nhau, gặp nhau, nghe lời nói của nhau làlườm nguýt, khó chịu, nói bóng, nói gió hoặc dùng lời “cay độc” làm giảm uy tín, xúcphạm nhân cách của nhau.- Không khí quan hệ xã hội của một số thành viên căng thẳng, nặng nề.- Bè phái, thiếu trung thực, mất niềm tin trong quan hệ bạn bè.Khi có mâu thuẫn, xung đột, học sinh thường sử dụng những cách giải quyết sau:- Nói chuyện với nhau để hiểu và cảm thông, bỏ qua cho nhau.- Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi nhau.- Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau, có khi còn nuôi hận chờ dịp báo thù.5- Đánh nhau dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh thần và thể chất nhau, thậm chí cònquay video clip đưa lên mạng.Nếu học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng cách tích cực như trao đổi để làm sáng tỏnhững hiểu nhầm về nhau thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu học sinh chọn nhữngcách giải quyết mâu thuẫn tiêu cực thì sẽ dẫn đến hậu quả như:- Hủy hoại lẫn nhau cả về thể chất và tinh thần.- Làm cho học sinh dần mất đi lòng yêu thương con người, thay vào đó là sự lạnh lùng độcác.- Gây mất đoàn kết, tạo môi trường học tập không an toàn, không chỉ ảnh hưởng đến chấtlượng học tập mà còn làm cho học sinh không dám và không muốn đến trường.- Làm ảnh hưởng xấu đến uy tín nhà trường, gia đình và xã hội.Trong thực tế tại đơn vị, khi giữa học sinh trong tập thể lớp có mâu thuẫn, xung độtvới nhau, giáo viên chủ nhiệm thường giải quyết theo những cách sau: mời học sinh làmviệc riêng; cho học sinh viết bản tường trình; tìm hiểu cốt lõi, sự thật của vấn đề thông quacác học sinh khác; liên hệ gia đình học sinh để cùng giải quyết…Những cách đã nêu có những ưu và khuyết điểm nhất định:- Ưu điểm: tìm hiểu được nguyên nhân, có thời gian tạm lắng để học sinh nhìn nhận lại sựviệc, nhìn nhận lại bản thân mình sau khi sự việc đã xảy ra, giáo dục học sinh thói quen tựchịu trách nhiệm khi viết bản tường trình.- Khuyết điểm: giáo viên ít chú ý đến việc tìm hiểu cảm xúc của học sinh [các em mongmuốn điều gì nhất tại thời điểm vừa xảy ra mâu thuẫn, xung đột và hiện tại các em cảmthấy như thế nào?]. Ngoài ra, giáo viên chưa áp dụng, sử dụng có hiệu quả các kĩ năng củangười giáo viên khi giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh với nhau, đặc biệt là các kĩ năngkiềm chế cảm xúc, kĩ năng giải quyết xung đột…Trong một tập thể lớp học, giáo viên gần gũi học sinh nhất là giáo viên chủ nhiệm vìchính các hoạt động giáo dục đã tạo nên mối quan hệ thầy trò thân thiết. Giáo viên chủnhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí, theo dõi học sinh đặc biệt là phát hiện vàgiải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các em để tránh những điều không hay xảy ra. Trongcác tài liệu tập huấn gần đây của ngành giáo dục về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đề6cập nhiều đến vấn đề giáo dục kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong tập thể lớp.Đây là một trong những kĩ năng quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu đểnâng cao thêm kiến thức của mình.III. Biện pháp giải quyếtGiải quyết mâu thuẫn, xung đột trong tập thể học sinh lớp chủ nhiệm có thể có nhiềucách khác nhau. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm nên chọn những cách nào để phù hợp vớivấn đề thực tế và giải quyết một cách khoa học, có sức thuyết phục. Khi thực hiện côngviệc này, giáo viên chủ nhiệm có thể tiến hành các bước sau:1. Tìm hiểu nguyên nhânNguyên nhân dẫn đến xung đột thường phải chú ý xem xét từ hai mối quan hệ:- Thứ nhất là quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp: Thông thường, giáoviên chủ nhiệm dường như “quên đi” nguyên nhân này. Đôi khi giáo viên chủ nhiệm thiếukhoa học trong phân công công việc, tổ chức lao động, thiếu phân minh trong việc bầu chọnban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn. Ngoài ra, việc thiếu công bằng trong đối xử với cácthành viên của tập thể làm học sinh có tư tưởng “thầy cô ưu ái bạn kia hơn mình”. Từ đó,giữa học sinh nảy sinh lòng đố kị, thái độ bất mãn dễ dẫn đến mâu thuẫn.- Thứ hai là quan hệ giữa các thành viên trong tập thể: Nguyên nhân của mâu thuẫn này làsự khác biệt về ý kiến, lợi ích và hành động. Những cá nhân có tinh thần trách nhiệm, có ýthức tổ chức kỉ luật tốt [thường là ban cán sự, ban chấp hành chi đoàn lớp] sẽ bất đồng,phản đối những thành viên có tinh thần trách nhiệm thấp, ý thức tổ chức kỉ luật kém[thường là học sinh cá biệt] vì những em này làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung củatập thể. Đặc biệt là một số học sinh chưa tích cực nhưng cố gắng quan hệ tốt với thầy cô đểcó được sự đánh giá tốt. Các học sinh này sẽ bị các thành viên khác dị nghị, cô lập hay lênán. Chúng ta sẽ bắt gặp những nguyên nhân sau đây làm nảy sinh mâu thuẫn giữa học sinhvới nhau:+ Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm, sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc, vấn đề.+ Sự khác nhau về mong muốn, nhu cầu và lợi ích cá nhân, chỉ xuất phát từ ý muốn, suynghĩ chủ quan của mình mà không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểmcủa người khác.7+ Có một số người hay thích gây hấn, hiếu chiến, thích người khác phải phục tùng hay lệthuộc vào mình, sự kèn cựa, muốn hơn người của ai đó.+ Sự phân biệt đối xử.+ Sự bảo thủ, cố chấp.+ Nói hoặc nghĩ không đúng về nhau.Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp thầy cô biết được đâu là nguồn gốc sâu xa nhất củamâu thuẫn, xung đột, từ đó có biện pháp giải quyết thỏa đáng.2. Tìm hiểu cảm xúcGiáo viên trực tiếp đến gặp những học sinh có mâu thuẫn, xung đột với nhau tìm hiểuxem các em nghĩ gì về những chuyện đã xảy ra. Thầy cô có thể đặt câu hỏi kiểu như “Emcảm thấy như thế nào khi điều đó xảy ra?”. Khi đó, các em sẽ nói lên những suy nghĩ, cảmxúc, tâm trạng của mình. Từ đó, thầy cô sẽ có cơ sở cân nhắc nhằm đưa ra giải pháp sátthực tế.3. Giải quyết vấn đềTrong quản lí, theo M.P.Follet có ba phương pháp cơ bản thường được áp dụng đểgiải quyết mâu thuẫn, xung đột là: áp chế, thỏa hiệp và thống nhất:- Phương pháp áp chế: là phương pháp giành thắng lợi cho một phía – giải quyết vấn đềnghiêng về phái đa số.- Phương pháp thỏa hiệp: thường được sử dụng khi trong tập thể mâu thuẫn nảy sinh do bấtđồng về lợi ích. Trong trường hợp này, mỗi bên từ bỏ, nhân nhượng một điều gì đó đem lại“bình yên” cho tập thể.- Phương pháp thống nhất: các bên đặt vấn đề lên bàn thương lượng, đối mặt với các vấnđề thực tế và bóc trần mâu thuẫn. Cần đem những khác biệt ra công khai, khắc phục trở lựcđể đi đến thống nhất.Trong ba phương pháp trên thì phương pháp thống nhất là phương pháp tốt nhất, làmvừa lòng các phía mâu thuẫn vì ở đó vấn đề được đem ra giải quyết triệt để, công khai, rõràng. Phương pháp thỏa hiệp và thống nhất tuy dễ dàng nhưng ít làm cho người ta thỏamãn. Thực tế cũng cho thấy điều này:Phương phápSố học sinh đồng ý8Tỉ lệ %Phương pháp áp chế00Phương pháp thỏa hiệp1435Phương pháp thống nhất2665Như vậy, trong một tập thể lớp 40 học sinh, có 65% học sinh đồng ý với phươngpháp thống nhất, 35% học sinh đồng ý với phương pháp thỏa hiệp. Điều này cho thấyphương pháp thống nhất là cách được học sinh tán thành bởi tính khách quan, rõ ràng củanó.Ngoài ra, khi giải quyết mâu thuẫn, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý một số vấn đềsau:- Chỉ bắt đầu và tiếp tục giải quyết mâu thuẫn khi hai bên đã thực sự bình tĩnh.- Yêu cầu các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thiện chí, không kích động nhau tứcgiận.- Đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hòa.- Giáo viên lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng học sinh nói; chỉ dẫn và khuyếnkhích các em lắng nghe nhau.- Khuyến khích từng em nhắc lại những gì người kia nói; yêu cầu mỗi bên đặt mình vào vịtrí của nhau để suy ngẫm, sau đó yêu cầu đôi bên đưa ra một vài cách giải quyết sau khi cânnhắc đến suy nghĩ, quan điểm của bên kia.- Ghi nhận một cách trân trọng khả năng lắng nghe, giao tiếp của học sinh.- Giáo viên chủ nhiệm hãy là những trọng tài đúng mực nhất, tránh thiên vị, đứng về mộtphía.- Khuyến khích các em tìm ra những phương án hay cách giải quyết có thể chấp nhận đượcđối với cả đôi bên và cam kết thực hiện.- Giáo viên cần tránh buộc tội, quở mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp,phê phán, giảng giải đạo đức, đồng tình…- Nếu một trong hai học sinh nói “không”, giáo viên hãy yêu cầu mỗi em suy nghĩ tiếp vềnhững việc mà học sinh này muốn cả hai cùng làm để giải quyết vấn đề; đề nghị các em suynghĩ về những giải pháp có thể có cho tới khi cả hai đồng ý rằng các em đã chọn được giảipháp phù hợp, thỏa mãn cả hai bên và các em có thể thực hiện được giải pháp này.9Sau khi đã tìm ra được cách giải quyết, giáo viên cho học sinh cam kết sẽ thực hiệntốt những giải pháp đã nêu ra.Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm nên có cách tác động banđầu nhưng để lại ấn tượng mạnh cho học sinh. Chẳng hạn như giáo viên cho các em thựchiện phiếu điều tra, phiếu lấy ý kiến với những câu hỏi như: Em mong muốn điều gì nhất ởtập thể lớp chúng ta? [gợi ý: một tập thể lớp đoàn kết, bạn bè quý trọng lẫn nhau], Em cónhững cách gì để giúp các bạn trong lớp đoàn kết với nhau?... để học sinh luôn có suy nghĩrằng mình phải biết đoàn kết với bạn bè trong lớp, trường học là ngôi nhà thứ hai, bạn bètrong lớp học là những bạn bè thân thiết, đáng tin cậy. Giáo viên chủ nhiệm cần nhận thứcđược rằng mâu thuẫn nảy sinh là tất yếu, ngay cả trong trường hợp học sinh đã từng rất thânvới nhau. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời, nhận dạng mâu thuẫn để giải quyết nhữngmâu thuẫn nảy sinh một cách phù hợp, tích cực. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cần hướngdẫn học sinh cách kiểm soát cơn giận, biết tự giải quyết tích cực các mâu thuẫn nảy sinh vớibạn để tránh bạo lực học đường và xây dựng tập thể lớp thân thiện.Khi giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh, giáo viên cần kiểm soát được cảm xúc củabản thân, nếu nhận thấy cảm xúc tức giận thì cần thời gian tạm lắng cơn tức giận của mìnhtrước đã để sau này không phải hối hận.IV. Hiệu quảĐề tài đưa ra những biện pháp giải quyết không phải là hoàn toàn mới nhưng gần gũivà có ý nghĩa thiết thực trong công tác chủ nhiệm. Khi học sinh trong một tập thể lớp khôngcòn bất hòa với nhau mà cùng nhau đoàn kết thì tập thể đó sẽ có nền tảng vững chắc đểnâng cao chất lượng học tập và rèn luyện. Và cũng qua quá trình giải quyết mâu thuẫn,xung đột dưới sự hướng dẫn của giáo, học sinh sẽ hình thành được các kĩ năng sống cần có[kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng kiềm chế cảm xúc, căng thẳng…]. Điều đó đồngnghĩa với việc nhà trường đã thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra.PHẦN KẾT LUẬNI. Những bài học kinh nghiệm10Khi giải quyết mâu thuẫn nảy sinh giữa học sinh cần dành thời gian để học sinh tạmlắng rồi yêu cầu các em tuân thủ các nguyên tắc và lắng nghe tích cực để tìm giải pháp giảiquyết mâu thuẫn một cách tích cực nhất. Trong thực tiễn giáo dục, người giáo viên chủnhiệm không chỉ quan tâm giải quyết những mâu thuẫn đã bộc lộ thành xung đột, mà cònphải quan tâm phòng tránh bằng cách trang bị cho các em cách ngăn ngừa mâu thuẫn bộc lộvà phát triển. Giáo viên cần nhận thức được và làm cho học sinh hiểu là điều quan trọngkhông phải là chuyện gì đã xảy ra mà là cách chúng ta phản ứng với nó như thế nào. Đóchính là điểm mấu chốt giúp con người đề phòng và kiểm soát thái độ, hành vi tiêu cực đểcó thái độ, hành vi tích cực.II. Ý nghĩaUNESCO đã đề xuất bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI là “Học để biết, học để làm,học để chung sống và học để khẳng định mình”. Bốn trụ cột này chính là cách tiếp cận kĩnăng sống dựa trên sự kết hợp giữa khả năng tâm lí xã hội với các kĩ năng thực hành. Trongđó, việc giáo dục học sinh giải quyết mâu thuẫn, xung đột cũng là một trong những phươngpháp giáo dục kĩ năng sống mà đặc biệt là kĩ năng nhận biết và sống với người khác. Điềunày dẫn đến việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh tự nhiên nhất, sát thực tế nhất.III. Khả năng ứng dụngĐề tài đã và đang được triển khai với đối tượng học sinh cụ thể tại đơn vị nhà trường.Do đó, khả năng ứng dụng, thực hiện của đề tài là có thể.Việc vận dụng đề tài ở mức độnào thì tùy thuộc vào đặc điểm đối tượng, mức độ của vấn đề và khả năng linh hoạt củangười giáo viên.IV. Kiến nghị, đề xuấtViệc giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong tập thể học sinh lớp chủ nhiệm đòi hỏi họcsinh phải có sự ý thức, khả năng kiềm chế cảm xúc, có cả sự tác động từ phái gia đình. Vìvậy, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình học sinh trong việc nhắcnhở, động viên ý thức rèn luyện của các em.MỤC LỤCTrangPhần mở đầu11I. Bối cảnh của đề tài ……………………………………………………………………… 1II. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………………………….. 1III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu …………………………………………………….. 2IV. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………………. 2V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu …………………………………………………... 2Phần nội dungI. Cơ sở lí luận: Vài nét về mâu thuẫn, xung đột trong tập thể …………………………… 3II. Thực trạng của vấn đề …………………………………………………………………. 4III. Biện pháp giải quyết ………………………………………………………………….. 61. Tìm hiểu nguyên nhân ………………………………………………………………. 62. Tìm hiểu cảm xúc …………………………………………………………………… 73. Giải quyết vấn đề …………………………………………………………………… 7IV. Hiệu quả ………………………………………………………………………………. 9Phần kết luậnI. Những bài học kinh nghiệm …………………………………………………………… 10II. Ý nghĩa ……………………………………………………………………………….. 10III. Khả năng ứng dụng, triển khai ………………………………………………………. 10IV. Kiến nghị, đề xuất …………………………………………………………………… 10Mục lục …………………………………………………………………………………… 11Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………………12TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Dương Thị Diệu Hoa, 2010, Giáo trình tâm lí học xã hội trong quản lí, Nhà xuất bản Đạihọc sư phạm, 259 trang.122. Sở giáo dục và đào tạo Bến Tre, 2011, Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệmtrong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông,148 trang.13

Video liên quan

Chủ Đề