Cách chữa sưng đầu bống ở trẻ em

Các bệnh lý vùng kín ở bé trai đều gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi không được điều trị kịp thời. Vì thế bố mẹ cần biết các dấu hiệu đặc trưng của bệnh để có phương án xử lý. 

Thế nào là hẹp bao quy đầu?

Nếp da mỏng, có độ đàn hồi, trùm lên toàn bộ quy đầu được gọi là bao quy đầu. Ở giữa bao quy đầu và quy đầu có một lớp dịch ẩm có công dụng bôi trơn giúp bao quy đầu tuột lên một cách dễ dàng. 

Hẹp bao quy đầu mô tả tình trạng thắt hẹp đoạn cuối bao da quy đầu, không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được. Đây là một trong những bệnh lý vùng kín ở bé trai phổ biến nhất.

Nguyên nhân hẹp bao quy đầu

Nguyên nhân hẹp bao quy đầu sẽ căn cứ theo 2 dạng: sinh lý và bệnh lý:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: được coi là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh nam, do còn nhỏ trẻ không thể tự bảo vệ bộ phận sinh dục nên bao quy đầu thực hiện chức năng này bằng cách che phủ và dính chặt vào quy đầu. Khi trẻ lớn lên tình trạng này sẽ biến mất.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: tỷ lệ gặp phải ít hơn, hẹp do sẹo xơ gây dính bao quy đầu. Nguyên nhân gây sẹo xơ là do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm gây ra. 

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu

Khi bị hẹp bao quy đầu trẻ sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Đi tiểu khó, rặn tiểu, tia nước tiểu nhỏ trong khi bao quy đầu chứa đầy nước tiểu căng phòng lên 
  • Bao quy đầu viêm nhiễm [sưng, nóng, đỏ, đau], chảy mủ bất thường

Hẹp bao quy đầu là bệnh lý vùng kín ở bé trai cần được điều trị sớm

Biến chứng của hẹp bao quy đầu

Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng hẹp bao quy đầu sẽ dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của trẻ như:

  • Viêm quy đầu: trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ đồng nghĩa với việc các tế bào chết tróc ra dưới lớp bao quy đầu cùng các chất cặn bã trong khi đi tiểu không được thoát ra ngoài trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm, sưng đỏ và mọng nước ở đầu dương vật.
  • Viêm nhiễm niệu đạo: Trường hợp bao quy đầu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các vi khuẩn dễ dàng xâm lấn từ quy đầu dương vật sang niệu đạo. Trong trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn có thể sẽ di chuyển ngược dòng gây viêm bàng quang, viêm thận. 
  • Nghẹt quy đầu: Tình trạng bao da quy đầu sau khi kéo tuột ra sau nhưng không kéo phủ trở lại được. Đến khi dương vật cương cứng, da quy đầu vẫn phủ và căng ở vòng quanh dương vật, gây nghẹt quy đầu làm máu không lưu thông được sinh ra sưng phù nề quanh quy đầu, khi trở nặng có thể dẫn đến hoại tử quy đầu. 

Biện pháp điều trị hẹp bao quy đầu

Các biện pháp điều trị hẹp bao quy đầu sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, do đó sẽ có 4 phương pháp bao gồm;

  • Lộn bao quy đầu hàng ngày một cách nhẹ nhàng
  • Bôi thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ
  • Nong bao quy đầu
  • Cắt bao quy đầu

Thoát vị bẹn là bệnh gì?

Sự xuất hiện một ống thông nhỏ từ phần ổ bụng xuống dưới vùng bẹn làm cho dịch ổ bụng hoặc dịch ruột chảy xuống tạo thành khối phồng to ở bẹn.

Thoát vị bẹn là một bệnh lý bẩm sinh do ống phúc tinh mạc ở trẻ không đóng hoặc do trẻ rặn nhiều sau đợt táo bón, ho liên tục trong thời gian dài. 

Vị trí thoát vị bẹn có thể ở một hoặc hai bên nhưng tỷ lệ bên phải nhiều hơn bên trái. 

Biểu hiện thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn ở trẻ sẽ căn cứ vào các triệu chứng sau:

  • Một khối u phồng xuất hiện ở vùng bẹn của trẻ. Khối phòng còn có thể lan đến vùng bìu, kích thước khối u phồng sẽ tăng lên khi trẻ vận động mạnh, chạy nhảy, ho, quấy khóc hoặc rặn. 
  • Sẽ sờ được túi thoát vị khi nắn vào vùng phồng, túi thoát vị mềm, không đau khi nắn.
  • Khối u phồng sưng đau, trẻ bị đau bụng dữ dội, bụng trướng, táo bón , buồn nôn hoặc nôn. 

Biến chứng thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ đồng thời gây ra các biến chứng như:

  • Rối loạn tiêu hóa, trẻ chậm lớn
  • Trẻ bị táo bón không thể đi đại tiện được
  • Xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn
  • Máu khoogn thể lưu thông khiến ruột bị hoại tử

Biện pháp điều trị thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn chỉ được chữa trị hoàn toàn bằng phẫu thuật, khi chưa phẫu thuật được ngay bác sĩ sẽ chỉ định làm băng ép bên bị thoát vị và mổ sớm khi có thể. 

Lỗ tiểu lệch thấp là tình trạng như thế nào?

Đây là tình trạng lỗ tiểu không nằm ở đỉnh quy đầu mà nằm ở mặt dưới của dương vật, bìu và đáy chậu [vị trí từ gốc bìu tới lỗ hậu môn]. 

Lỗ tiểu lệch thấp khiến trẻ trai không tiểu đứng được mà phải tiểu ngồi như con gái, tia nước tiểu còn vọt ra sau mông. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị lỗ tiểu lệch thấp

  • Tiền căn gia đình: Trong gia đình có người bị bệnh
  • Di truyền học: Một số biến thể gen phá vỡ các hormone thúc đẩy sự hình thành bộ phận sinh dục nam
  • Tuổi mẹ trên 35: Trẻ tăng nguy cơ dị tật nếu mẹ trên 35 tuổi 
  • Khi mang thai tiếp xúc với chất độc

Biểu hiện của lỗ tiểu lệch thấp

  • Lỗ tiểu không ở đầu dương vật
  • Trục dương vật cong xuống
  • Nửa trên của dương vật bị bao quy đầu che phủ
  • Trẻ phải tiểu ngồi, luồng nước tiểu bất thường
  • Dương vật bị biến dạng khi cương cứng
  • Xuất tinh kém
  • Vô sinh nam 

Lỗ tiểu lệch thấp sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, do đó bố mẹ cần quan sát và đưa trẻ đến khám để bác sĩ tham vấn phương pháp điều trị. 

Như thế nào là tinh hoàn lạc chỗ?

Quá trình tinh hoàn không di chuyển được từ bụng xuống bìu khi có sự rối loạn của một yếu tố nào đó gọi là tinh hoàn lạc chỗ.

Các yếu tố rối loạn bao gồm: 

  • Suy giảm tuyến yên dẫn đến thiếu gonadotropin khiến tinh hoàn ẩn và dương vật nhỏ
  • Tổng hợp testosterone khiến tinh hoàn không phát triển bình thường
  • Khả năng cảm nhận các thụ thể androgen bị giảm ảnh hưởng sự phát triển sinh dục nam, ẩn tinh hoàn. 

Dấu hiệu tinh hoàn lạc chỗ

  • Trong bìu không có tinh hoàn hoặc sờ thấy ống bẹn có khối u nổi lên
  • Bìu kém phát triển
  • Chỉ sờ thấy một bên tinh hoàn

Biến chứng tinh hoàn lạc chỗ

  • Trẻ bị tinh hoàn lạc chỗ sẽ có đường kính ống sinh tinh nhỏ hơn, mức độ xơ hóa tinh hoàn cũng cao hơn, có thể ảnh hưởng tới tinh trùng gây vô sinh. 
  • Nguy cơ bị ung thư một bên tinh hoàn

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý vùng kín ở bé trai nguy hiểm cần được điều trị kịp thời để tránh hậu quả về sau.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em. Nguyên nhân, triệu chứng hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ. Và cách chữa viêm bao quy đầu ở trẻ hiệu quả nhất.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp da bao phủ dương vật. Căn bệnh không chỉ xuất hiện ở nam giới trưởng thành mà còn xuất hiện nhiều ở các bé trai.

Bệnh lý nam khoa này gây ra rất nhiều bất tiện và đau đớn cho đời sống sinh hoạt của trẻ nhỏ. Vì thế, không ít cha mẹ có con nhỏ cảm thấy lo lắng, băn khoăn không biết nguyên nhân gây bệnh từ đâu. Cách nhận biết triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ như thế nào.

Phần bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm thông tin về bệnh lý này.

Nguyên nhân trẻ bị viêm bao quy đầu

Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ rằng, có rất nhiều nguyên nhân trẻ bị viêm bao quy đầu. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý đến hai yếu tố phổ biến nhất, đó là:

  • Nguyên nhân do trẻ bị hẹp hoặc dài bao quy đầu bẩm sinh: Hai bệnh lý về bao quy đầu này là căn nguyên điển hình dẫn đến tình trạng viêm bao quy đầu. Khi bị mắc dài, hẹp bao quy đầu việc vệ sinh không được sạch sẽ. Khiến cho các chất cặn bã, nước tiểu tích tụ lâu ngày. Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Từ đó, hình thành viêm bao quy đầu.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ. Giữ gìn vệ sinh kém, cha mẹ không vệ sinh đúng cách sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh. Ngoài ra, trẻ thường xuyên chơi đùa, bơi lội trong môi trường ô nhiễm như ao hồ, sông suối, cũng rất dễ mắc viêm nhiễm bao quy đầu.

Xem thêm : [ Bật mí ] Chi phí cắt bao quy đầu dài bao nhiêu tiền ? Update

Hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ em – Triệu chứng viêm bao quy đầu

Do là bệnh lý ngoài da, nên cha mẹ chỉ cần chú ý quan sát sẽ rất dễ nhận thấy hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ. Cụ thể như sau:

  • Vùng da bao quy đầu xuất hiện tình trạng bị sưng tấy đỏ, kích ứng.
  • Nếu cha mẹ kiểm tra kỹ hơn bằng tay có thể quan sát thấy, lỗ sáo và rãnh quy đầu có một lớp bựa bẩn màu trắng đục. Lớp cặn bẩn này sạn như vôi và có mùi hôi.
  • Viêm bao quy đầu khiến trẻ đi tiểu bị đau buốt. Vì thế, trẻ nhỏ rất sợ đi tiểu, thậm chí kêu khóc mỗi lần đi.
  • Với những trẻ còn nhỏ, chưa biết nói, triệu chứng viêm bao quy đầu gây ra khiến trẻ bị đau. Quấy khóc khi đi tiểu, hoặc hay dùng tay sờ bao quy đầu và gãi.
  • Đôi lúc, cha mẹ có thể quan sát thấy nước tiểu của bé có màu vàng đục, mùi khai nồng. Thỉnh thoảng có lẫn chút máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, để có hướng khắc phục kịp thời.

Nếu cha mẹ không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em. Có thể khiến cơ quan sinh sản của trẻ gặp nhiều bệnh lý nam khoa khi trẻ lớn lên. Thậm chí, trường hợp viêm nhiễm nặng còn gây hoại tử dương vật hay ung thư dương vật.

Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm bao quy đầu. Từ đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý, phải theo dõi con thường xuyên và đưa con đi khám kịp thời.

Cách chữa viêm bao quy đầu ở trẻ em

Để đưa ra được cách chữa viêm bao quy đầu ở trẻ em. Ngay từ khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường tại cơ quan sinh dục. Cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra và thăm khám. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó, để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Nếu trẻ bị viêm bao quy đầu chỉ do viêm nhiễm đơn thuần. Bác sỹ sẽ chỉ định điều trị bằng nội khoa – dùng thuốc. Thuốc chữa viêm bao quy đầu ở trẻ chủ yếu là thuốc kháng sinh, tiêu viêm. Ở dạng uống, dạng bôi, rửa nhằm loại bỏ vi khuẩn, giảm sưng, giảm đau.
  • Trường hợp trẻ bị viêm bao quy đầu do dài hoặc hẹp bao quy đầu gây ra. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị viêm nhiễm bằng thuốc trước. Sau khi tình trạng ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu. Đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, diễn ra nhanh chóng, nhằm khắc phục triệt để tình trạng viêm. Vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, bố mẹ không nên tìm cách chữa cho trẻ tại nhà. Bởi việc dùng không đúng thuốc, đúng liều lượng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau này.

Xem thêm : [ Từ A – Z ] Quy trình cắt bao quy đầu chi tiết , hình ảnh đầy đủ

Phòng tránh viêm bao quy đầu cho trẻ

Viêm bao quy đầu trẻ em là bệnh lý rất phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh viêm bao quy đầu cho trẻ như sau:

  • Cha mẹ nên hỗ trợ hoặc hướng dẫn trẻ vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày sạch sẽ.
  • Nếu trẻ còn nhỏ phải dùng bỉm, mẹ cần chú ý thay bỉm thường xuyên và vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm.
  • Không được để trẻ tắm ở ao hồ bị ô nhiễm.
  • Tuyệt đối không được dùng thuốc diệt khuẩn hoặc chà xát mạnh ở quy đầu dương vật.

Phụ huynh cần lột bao quy đầu cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bao quy đầu không thể lột xuống được hoặc bao quy đầu của trẻ bị dài. Cha mẹ cần đưa trẻ đi cắt bao quy đầu. Để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm.

Hi vọng rằng, những thông tin tổng quan về bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em. Nguyên nhân, và triệu chứng, hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ. Cũng như cách chữa viêm bao quy đầu hiệu quả. Đã giúp ích cho các bậc cha mẹ trong việc nhận biết và có hướng phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề