Sau ngày 15 9 còn cách ly xã hội không

TP.HCM tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội tăng cường và nâng cao đến hết 15-9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chiều 6-9, Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội nghị mở rộng đánh giá 14 ngày triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP từ ngày 23-8. Ông Nguyễn Văn Nên - bí thư Thành ủy TP.HCM - chủ trì hội nghị.

Người dân vùng xanh được đi chợ 1 lần/tuần

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết từ nay đến ngày 15-9, cơ bản thực hiện các chủ trương, biện pháp phòng chống dịch như đã tiến hành từ ngày 23-8 đến nay.

Ông cho biết các lực lượng của TP.HCM và lực lượng tăng cường vẫn tiếp tục duy trì như hiện tại. Tuy nhiên, một số nơi sẽ có điều chỉnh cục bộ trên từng địa bàn nhỏ, trên từng pháo đài, trên từng quận huyện để bố trí lực lượng có trọng tâm, phù hợp với tình hình mỗi nơi.

Tuy nhiên, có 2 điều chỉnh theo hướng nới lỏng từ nay đến ngày 15-9. Cụ thể, các siêu thị sẽ mở đến từng xã, phường, thị trấn để shipper mua hàng cho người dân và người dân "vùng xanh" đi chợ 1 lần/tuần.

Các địa bàn quận 7, huyện Củ Chi và các quận huyện "vùng xanh" có thể quy định đi chợ 2 lần/tuần nếu đủ điều kiện. Ngoài ra, TP cho bán hàng mang về và mở hai trung tâm tiếp nhận phân phối hàng hóa tại chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn.

Ông Phan Văn Mãi cũng cho biết nhiệm vụ quan trọng nữa là tập trung xây dựng hoàn thiện kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sau ngày 15-9.

UBND TP.HCM đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch. Đến trước ngày 15-9, phải có lộ trình thông tin công bố để sau ngày này triển khai thực hiện trên tinh thần an toàn tới đâu mở tới đó nhưng nới lỏng từ từ.

TP sẽ tiếp tục tập trung xét nghiệm theo chỉ đạo và kế hoạch của Bộ Y tế và TP.HCM. Bổ sung xét nghiệm lực lượng làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát, đồng thời tập trung xét nghiệm nhanh, cuốn chiếu làm sạch địa bàn ở các "pháo đài".

Ông Mãi đề nghị các quận, huyện và TP Thủ Đức, các xã, phường, thị trấn phải quyết liệt hơn trong việc xét nghiệm để làm sạch địa bàn đến ngày 15-9.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 - Ảnh: T.T.D.

Ngoài ra, trong quá trình tiêm vắc xin, cần tập trung vào nhóm người có nguy cơ cần bảo vệ như người già, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai… và nhóm người tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội sau này. Đồng thời giao Sở Y tế TP.HCM nghiên cứu "thẻ xanh" vắc xin để có quy định những ai được tham gia các hoạt động sau này.

Đối với quản lý F0 tại nhà và trong cộng đồng, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh phải quản lý thật chắc bằng phần mềm quản lý. Sau đó, tiến tới hướng dẫn F0 tự chăm sóc, tư vấn tâm lý… Đồng thời phải kịp thời hỗ trợ thuốc, oxy cho F0 tại nhà và kịp thời cấp cứu để hạn chế trở nặng, không để tử vong tại nhà.

Bên cạnh đó, TP.HCM tập trung triển khai mô hình bệnh viện "chị em". Trong đó mở thêm các bệnh viện "em" của các trung tâm hồi sức quốc gia đóng trên địa bàn TP.HCM để tăng thêm năng lực điều trị ở tầng 2 với mục tiêu là giảm tỉ lệ tử vong.

Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế TP triển khai ngay cho các cơ sở y tế đăng ký nhu cầu sử dụng F0 khỏi bệnh đủ điều kiện tham gia các công việc phòng chống dịch hiện nay. Nhanh chóng tập huấn và đưa lực lượng này vào chăm sóc F0 tại các cơ sở điều trị để giảm áp lực cho lực lượng ở các cơ sở điều trị.

Hỗ trợ 5,3 triệu người khó khăn bằng chuyển khoản

Theo ông Phan Văn Mãi, hiện nay trên địa bàn TP có khoảng 2 triệu hộ với 5,3 triệu nhân khẩu gặp khó khăn cần hỗ trợ an sinh.

UBND TP.HCM đề xuất mức hỗ trợ 750.000 đồng/người/tháng với gần 8.000 tỉ đồng. Các sở, ban, ngành và địa phương rà soát, lập danh sách đầy đủ những người khó khăn cần hỗ trợ gói an sinh này; quản lý bằng công nghệ. TP sẽ chuyển tiền hỗ trợ trực tiếp đến số tài khoản người nhận.

Ông Mãi yêu cầu từ đây đến trước ngày 15-9 phải có danh sách tương đối chính xác. Sau ngày 15-9, bắt đầu triển khai thực hiện gói hỗ trợ. 

Trước mắt, TP đề xuất hỗ trợ hai tháng 9 và 10 rồi tính tiếp, tùy theo tình hình dịch.

Tuyệt đối không chủ quan, nôn nóng

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết tín hiệu đáng mừng là từ ngày 31-8 đến nay, số ca tử vong giảm. Nhiều ổ dịch và chuỗi lây nhiễm tiếp tục được kiểm soát; nhiều khu phong tỏa được gỡ bỏ.

Bí thư Nên nêu ra 5 thực tế mà các cơ quan tư vấn đã đặt ra trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đó là không thể "sống chung" với các đợt dịch bùng phát, lây nhiễm sâu rộng; không thể đạt được zero [số 0] COVID-19; trong năm 2021, vắc xin vẫn tiếp tục khan hiếm; không thể phong tỏa nghiêm ngặt và trên diện rộng lâu dài; dịch bệnh ở khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn còn nghiêm trọng.

Từ nay tới ngày 15-9, ông Nên yêu cầu toàn hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở phải chuẩn bị tâm thế cho người dân, chuẩn bị thói quen, tạo lập lối sống chậm trong điều kiện bình thường mới - sống trong môi trường có dịch COVID-19. Đồng thời phải đảm bảo an sinh xã hội. Đây là việc quan trọng, tuyệt đối không để người dân khó khăn mà bị bỏ sót.

Ông Nên cũng yêu cầu tiếp tục bao phủ vắc xin tới từng người dân. Quận 3, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú và từng "pháo đài" phải cố gắng bằng mọi cách đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân tại quận 11 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngoài ra, TP chọn quận 7 và huyện Củ Chi làm mũi đột phá dẫn đầu, thí điểm các giải pháp, chiến lược chuẩn bị cho kịch bản bình thường mới sau ngày 15-9.

Trong khi đó, huyện Cần Giờ, Nhà Bè, quận 5, quận 11 và quận Phú Nhuận tiếp tục phấn đấu đạt được tiêu chí kiểm soát dịch sớm nhất có thể. Các quận, huyện và TP Thủ Đức hãy vẽ lại bản đồ COVID-19, bản đồ an sinh, bản đồ vắc xin để chuẩn bị tâm thế sống trong điều kiện bình thường mới - điều kiện có dịch COVID-19.

Về các chiến lược tiếp tục phòng chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới, ông Nên yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND TP tiếp thu các ý kiến đóng góp, để hoàn thiện từng chiến lược cụ thể mang tính khoa học và thực tiễn hơn. Tuyệt đối không chủ quan, nôn nóng. Nguyên tắc là từng bước, chắc chắn.

"Tuyệt đối không được mở lại các hoạt động khi chưa có kế hoạch an toàn, không thể mở ra rồi đi theo xử lý là không được. Khi thực hiện bất cứ việc gì thì cũng phải tính đến độ an toàn về y tế", ông Nên nói.

Trước đó, từ 0h ngày 23-8 đến ngày 6-9, người dân TP.HCM phải đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố, ấp cách ly với khu phố, ấp... Người dân không ra khỏi nhà, các địa phương tổ chức các tổ đi chợ thay.

UBND TP.HCM cũng ban hành chỉ thị 11 về tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.

Theo đó, thực hiện công điện số 1099 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP trước ngày 15-9, UBND TP yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện… tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, thực hiện "xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng, chống dịch", người dân là "chiến sĩ" trong phòng chống dịch, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, "ai ở đâu thì ở đó".

UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện ra quyết định về việc thực hiện giãn cách xã hội triệt để, nghiêm ngặt, tăng cường, nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn 312 phường, xã, thị trấn.

Thành lập tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn, để thực hiện công tác kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội; đi chợ thay cho người dân, thực hiện an sinh xã hội.

Đồng thời tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

THẢO LÊ

Covid-19: Sài Gòn tiếp tục phong tỏa, cấp 'thẻ xanh', 'thẻ vàng' thế nào?

Nguồn hình ảnh, HUU KHOA/Getty Images

Chính quyền TP HCM cho biết sẽ tiếp tục các biện pháp giãn cách mạnh sau ngày 15/9, trái ngược với thông tin 'mở cửa' được đồn đoán trước đó.

Lãnh đạo TP HCM cho biết thành phố này chưa thể lập tức nới lỏng giãn cách xã hội dựa trên "thẻ xanh", "thẻ vàng" ngay sau ngày 15/9.

Trước đó, đã có những thông tin về việc thành phố đông dân nhất nước có thể sẽ nới lỏng giãn cách, hạ mức phong tỏa từ Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15. Đặc biệt, nhiều khu vực được coi là "vùng xanh" sẽ được nới lỏng nhiều hơn.

Việt Nam: ‘Ma trận’ ứng dụng công nghệ chống dịch

Quảng cáo

Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ

‘Phong tỏa ở TPHCM’: Họ còn giam mình đến bao giờ?

Tuy nhiên, tại cuộc tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh trên kênh VTV1 vào tối 12/9, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP HCM - đã thông tin sơ bộ về các biện pháp giãn cách xã hội của TP HCM sau ngày 15/9 và kế hoạch áp dụng "thẻ xanh", "thẻ vàng".

Theo đó, từ ngày 15/9 đến cuối tháng 9, TP HCM vẫn sẽ cơ bản thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Một số nơi vẫn áp dụng các biện pháp giãn cách với tinh thần chỉ thị 16+, tức với các biện pháp siết chặt hơn. Một số nơi dịch bệnh ổn định hơn là các huyện Cần Giờ, Củ Chi... có thể áp dụng chỉ thị 16- hoặc chỉ thị 15+.

Ông Đức cũng cho biết thành phố sẽ nghiên cứu cấp cơ chế "thẻ xanh", "thẻ vàng" hoặc hình thức tương tự để tạo điều kiện cho các đối tượng an toàn được mở rộng hoạt động theo tinh thần "an toàn đến đâu mở rộng đến đó".

Vào hôm qua, nói về lý do TP HCM cần thêm 2 tuần để kiểm soát Covid-19, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng đây quãng thời gian quan trọng và phù hợp với quy luật của dịch bệnh. Theo ông Nên thì sau 2 tuần, kháng thể của người được tiêm vaccine sẽ được nâng lên, tạo những hiệu quả về mặt dịch tễ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

TP HCM hiện vẫn dẫn đầu về số ca nhiễm và tử vong trên toàn quốc.

Vấn đề cấp "thẻ xanh" cho những người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định, "thẻ vàng" cho người mới tiêm một mũi [đối với các vaccine cần tiêm hai mũi] cũng đang gây nhiều tranh cãi, băn khoăn. Tranh cãi lớn nhất là việc hệ thống hóa dữ liệu tiêm vaccine của công dân. Hiện nay, hệ thống dữ liệu trực tuyến của chính quyền chưa cập nhật đủ thông tin, khiến nhiều người đã tiêm đủ liều nhưng vẫn nhận được thông tin "chưa tiêm".

Một trong những vấn đề khiến nhiều người lo ngại nữa là những người bị nhiễm Covid-19 và bình phục sẽ không được xác nhận để cấp "thẻ xanh", "thẻ vàng". Trong thời gian qua, y tế TP HCM và một số địa phương quá tải, nhiều người bệnh phải tự chữa ở nhà. Việc ghi nhận các ca bình phục tại gia vì thế là một thách thức cho chính quyền.

Show more

Về cơ sở dữ liệu, sau khi cho ra đời hàng loạt hệ thống kỹ thuật số để quản lý công tác phòng chống dịch nhưng kết quả thu được khiến nhiều người thất vọng, chính phủ Việt Nam hiện đang tìm cách đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu.

Báo Tuổi Trẻ cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế cùng các lực lượng đang chuẩn bị đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu và hoàn thiện công nghệ thông tin với mục tiêu hướng tới là cả nước sử dụng một công cụ, ứng dụng duy nhất sau khi dữ liệu được đồng bộ. Sau đó, người dân sẽ được tự động cấp "thẻ xanh", "thẻ vàng" nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn.

Việt Nam: Cưỡng chế xét nghiệm, cách ly có vi phạm quyền công dân?

Thư Sài Gòn: Chờ mong ngày 'sống chung với dịch'

Đi chợ hộ tại TP HCM: Quân đội 'chào thua', shipper trở lại

TP HCM là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam. Số liệu do Bộ Y tế cập nhật vào sáng 13/9 cho biết đến nay Việt Nam đã có 613.375 ca nhiễm, trong đó có 374.578 ca khỏi bệnh và 15.279 ca tử vong.

Riêng TP HCM có 298.549 ca nhiễm và 11.992 ca tử vong.

Trong những ngày qua, TP HCM đã đẩy mạnh tiêm vaccine nhằm kiểm soát dịch bệnh và hướng đến việc sớm từng bước mở cửa trở lại. Số liệu cập nhật mới nhất cho thấy địa phương này đã tiêm được khoảng 7,8 triệu mũi vaccine, trong đó có 1,3 triệu người đã tiêm mũi 2.

Thông tin tiếp tục áp dụng giãn cách do ông Dương Anh Đức đưa ra cho thấy địa phương này vẫn chưa kiểm được dịch.

Chụp lại video,

Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

Video liên quan

Chủ Đề