Cách chưa bệnh cẩu thả

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

注册

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • 隐私权政策
  • 隐私中心
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

lucky_star114

  • #1

Cách chưa bệnh cẩu thả
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Cách chưa bệnh cẩu thả
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

buồn quá đi mất! có ai biết cách trị bệnh cẩu thả không?
mình làm bài toán cực khổ lắm mới gần xong, bước cuối thế số vào bấm cái máy tính thôi mà sai mất hết điểm...hixhixhix, chỉ tại ẩu thôi!
có những bài khó lắm mới nghĩ được hướng làm chỉ vì cẩu thả làm sai một bước nhò xíu vậy là đi luôn cả bài
thầy mình bảo sai là sai không cần giải thích mình biết nguyên nhân tất cả là tại ẩu thôi nên muốn trị bệnh từ gốc
đã nhiều lần lắm rồi mình biết tính mình nó vậy nên có những bài làm 60 phút, 30phút là xong rồi, kiểm tra đi kiểm tra lại không thấy sai gì cuối cùng khi nộp bài mới phát hiện ra mình đã ghi x*1=1 trời ạ! mình không hiểu sao nữa!

boypropro2004

  • #2

kinh nghiệm của mình là học thêm môn văn rồi rèn viết chữ khi mình viết ra hãy chú ý vào chữ đó
mượn vở của mấy đứa con gái mà xem nét chữ thế nào rồi bắt chiếc như thế
sau một thời gian thấy mình cẩn thận ngay mà )

thật sự những bài khó lắm mới nghĩ được hướng thì chả bao giờ sai cả bởi lúc đó tâm lý hưng phấn thoải mái
có lẽ do kiến thức chưa vững nên mới thế
mách nhỏ : kinh nghiệm bản thân này
lúc vào phòng thi mà sợ mình sai thì cứ trao đổi với mọi người xung quanh xem sao
các bạn đó cũng sợ mình sai lắm chứ bạn có thể đối chiếu
chúc may mắn nhé ( quan trọng phết đấy

lucky_star114

  • #3

cảm ơn c nhiều nhé! t sẽ áp dụng! buồn nhất là t là con gái mà cẩu thả thế đấy mới đáng buồn! mắt mặt quá!

tvxqfighting

  • #4

Haha =)) Giống ý hệt em )
Toàn sai mấy cái đâu đâu ko đáng sai thôi.
Cách duy nhất bây giờ là chăm làm bài tập, làm nhiều khắc quen thôi, chứ chẳng có cách gì cả.
nào thì mình cùng cố gắng !

Có mẹ tâm sự với Tin Tức Online con của cô là học sinh giỏi cấp thành phố, về học tập thì không khiến phụ huynh lo lắng gì, nhưng có một kiểu tật xấu luôn kèm theo suốt 4 năm tiểu học là cẩu thả.

Có lần con cô mất 2 điểm môn toán không phải vì tính toán sai mà là quên không thêm đơn vị tính. Vì con học kém mà mất điểm thì chuyện không có gì phải bàn, nhưng mất “oan” tới 2 điểm chỉ vì cẩu thả thì rất không đáng.

Cách chưa bệnh cẩu thả

Tương tự, một ông bố ở Trung Quốc phàn nàn con trai làm phép tính 1.2 + 6.8, ra kết quả đúng = 8 nhưng lại bị trừ 3 điểm. Ngay lập tức vị giáo viên khẳng định không hề chấm sai. Cô nói: "8 và 8,0 là cùng một giá trị nhưng vẫn có sự khác biệt. Về mặt quy tắc tính toán, không có yêu cầu và hướng dẫn đặc biệt nào nhưng dấu thập phân cần phải được giữ lại và không thể đơn giản hóa nó". Lời giải thích của cô giáo khiến ông bố chợt nhận ra và bày tỏ sự tâm phục.

Cách chưa bệnh cẩu thả

Năm 2019, mạng xã hội Việt Nam cũng từng tranh cãi gay gắt về việc một học sinh lớp 8 bị trừ toàn bộ số điểm bài kiểm tra 1 tiết chỉ vì quên không ghi tên. Đây cũng là một lỗi cẩu thả đáng trách. Từ bài kiểm tra 1 tiết đến bài thi đại học, chỉ cần quên chi tiết quan trọng này, con có thể đánh mất cả tương lai của mình.

Vì vậy, cha mẹ mà con cái có tính cẩu thả, cần chú ý đến hai điểm sau:

Phải coi trọng và hành động ngay

Đầu tiên, phải thay đổi kiểu quan niệm “không phải không biết, chỉ có cẩu thả”, tức là chỉ coi trọng có biết hay không, chứ không coi trọng cách nhìn “đúng hay không đúng”.  Đối với một đứa trẻ bình thường không quá thông minh, từ không biết đến biết, khá khó. Kiểu quan điểm này tất nhiên có cái lý nhất định. Nhưng hầu hết lũ trẻ mà chúng tôi muốn đề cập đều tinh ranh cực kỳ, học cái gì cũng không khó, chỉ có tính không cẩn thận. Đối với chúng mà nói, cẩu thả còn có hại hơn là không biết. Bởi vì không biết có thể học, nhưng ẩu, một khi thành thói quen thì rất khó sửa.

Từ nhỏ đã cẩu thả nhưng không sửa kịp thì hậu quả rất khó lường. Ví như khi trẻ bước vào hai kỳ thi mang tính bước ngoặt lớn như tuyển sinh trung học và đại học, khả năng bất cẩn là rất lớn. Và dù cho may mắn vượt qua hai cửa ải này thì khi trẻ trưởng thành, bước ra ngoài đời cũng sẽ tiếp tục mang những sai sót, có khi gây họa lớn. Đến lúc đó, hối tiếc cũng đã muộn.

Càng lớn thì việc sửa tính cẩu thả càng khó, tốt nhất bố mẹ nên sửa cho con càng sớm càng tốt, nên là từ tiểu học, chậm hơn một chút là Trung học cơ sở. Lúc này, lượng kiến thức trẻ thu nạp còn ít. Học sinh tiểu học ban đầu hầu hết có tật cẩu thả, điều này cũng không có gì lạ. Bởi vì trẻ con ham chơi, không cần thiết quá tỉ mỉ. Nhưng từ trẻ em nghịch ngợm đến nhân tài là một quá trình xã hội hóa,  cần được bồi dưỡng và giáo dục liên tục. Nhẫn nại, kỹ lưỡng, trách nhiệm chính là tố chất vô cùng quan trọng của nhân tài xuất chúng. Những điều ấy cần một tinh thần tự giác bồi dưỡng.

Nguyên nhân của sự cẩu thả

Cẩu thả xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cẩu thả có thể từ tính cách như tính nóng vội, thiếu tỉ mỉ.. ; có thể là vấn đề thái độ (đối với học tập không nghiêm túc nên dễ cẩu thả); có mặt là vấn đề thông thạo (cẩu thả vì kiến thức nửa vời, mơ hồ); có mặt là về vấn đề nhận biết, không nhận biết đến nguy cơ cẩu thả... Do đó, giải quết vấn đề cẩu thả bắt buộc đúng bệnh bốc thuốc, dựa theo nguyên nhân gây ra cẩu thả mà giải quyết sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Cách chưa bệnh cẩu thả

Đúng bệnh bốc thuốc và triệu chứng cẩu thả

  1. Có phải là vấn đề tính cách hay không, không thể dễ dàng kết luận, cần trải qua thời gian dài quan sát, nghiên cứu mới có thể biết được. Nếu là vấn đề tính cách, thì cần bắt đầu từ điều cơ bản, thiết kế nhiều cách khác nhau, dựa theo mạch suy nghĩ “hành vi – thói quen – tính cách”, triệu chứng tính cách. Tuy nhiên cẩu thả vì tính cách không thấy nhiều và cần thêm thời gian để thảo luận.
  2. Vấn đề nhận biết, đầu tiên bản thân phụ huynh cần khắc phục tư tưởng “chỉ đại khái” (tức là làm gì chỉ cần đại khái, qua loa là được), càng không được biểu lộ hoặc ám thị loại quan điểm này đối với trẻ. Cha mẹ nên thu thập và tạo ra một số ví dụ về tai hại của sự cẩu thả, thường xuyên tuyên truyền cho trẻ tác hại của cẩu thả. Thông qua nhiều lần lặp lại một cách hợp lý sẽ hình thành một suy nghĩ nghiêm túc và có trách nghiệm trong não bộ.
  3. Nếu cẩu thả là vì học tập không tập trung, thái độ không nghiêm túc, sau khi phát hiện cần sửa chữa kịp thời và hình thành những thói quen tốt.
  4. Xong một bước, nhìn lại một bước: Làm bất cứ bài nào, xong một bước (hoặc hoàn thành xong một câu nhỏ) thì nhìn lướt lại một lần, kiểm tra lại một lượt. Làm đâu chắc đấy, thận trọng. Ngoài mặt thì phí thời gian, nhưng trên thực tế hiệu quả tổng thể cao hơn nhiều.
  5. Chủ đề tiêu biểu thì luyện tập nhiều. Quen tay hay việc, giảm bớt lỗi sai.
  6. Học cách tự kiểm tra. Có những phụ huynh luôn sợ con làm sai, không được điểm cao, thế là ngày nào cũng giúp con kiểm tra lỗi bài tập về nhà. Điều này tưởng bình thường nhưng lại sẽ khiến con hình thành tâm lý ỷ lại, dù sao sai rồi mẹ có thể tra ra cho, vì vậy lúc làm bài mới qua loa. Cha mẹ không nên giúp con kiểm tra lỗi bài tập về nhà mà hãy để con hình thành thói quen tự kiểm tra. Sai nhưng lại không tự mình tìm ra được lỗi sai, lúc không có bố mẹ, sẽ chẳng ai giúp con. Như vậy con mới  nhận thức được nguy hiểm của sự cẩu thả. Có năng lực tự kiểm tra rồi thì tật cẩu thả mới có thể khắc phục.
  7. Đừng dựa vào cục tẩy, bút xóa. Cục tẩy, bút xóa là một trong những nguyên nhân hình thành cẩu thả. Khi trẻ suy nghĩ sai có thể tẩy, thế là sai lại tẩy, tẩy lại sai, đứa trẻ cũng chẳng để ý. Nếu như phụ huynh hạn chế cho con sử dụng tẩy và bút xóa, sai rồi không được tẩy, xóa thì đứa trẻ sẽ nghiêm túc hơn.
  8. “Quyển sửa sai” là một biện pháp không tồi. Để trẻ chép lại những câu làm sai trong mỗi lần làm bài tập vào “quyển sửa sai”, tìm ra nguyên nhân sai và viết lại đáp án đúng. Đây thực tế là một “tài liệu” ghi lại các lỗi sai, có lợi đối với nhận biết lỗi sai và hạ quyết tâm làm đúng.
  9. Bản nháp đừng quá ẩu. Rất nhiều đứa trẻ cẩu thả bắt đầu từ bản nháp. Vì vậy phụ huỵnh cần dạy con làm nháp cũng không được ẩu, phải nghiêm túc, hẳn hoi.
  10. Để con cái kiểm tra phụ huynh, trẻ sẽ thấy rất thú vị. Bọn trẻ sẽ cố tình đưa ra những câu hỏi dễ sai, phụ huynh cũng cố ý qua loa để con cái phê bình, lúc này đối với đứa trẻ sẽ là một kiểu giáo dục lý thú.

Theo Ngân Nguyễn - Vietnamnet.vn