Các nhà máy sản xuất iPhone trên thế giới

Do áp lực từ biến thể Omicron, nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở Trung Quốc đã đưa ra các mức thưởng cao nhất lịch sử công ty.

Nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới đang thưởng thêm tiền cho các công nhân cũ để họ quay trở lại dây chuyền sản xuất của công ty khi một đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 với biến thể Omicron tại địa phương làm gián đoạn việc đi lại đến thành phố Trịnh Châu, nơi đặt trụ sở nhà máy, theo South China Morning Post.

Theo một bài đăng tuyển dụng tại cơ sở sản xuất iPhone ở Trịnh Châu của Tập đoàn Công nghệ Foxconn, nhà lắp ráp thiết bị cầm tay lớn nhất của Apple, đơn vị sản xuất linh kiện iPhone của công ty Đài Loan, cho biết sẵn sàng trả cho những người lao động đang làm việc một khoản tiền thưởng trị giá 9.500 nhân dân tệ [1.470 USD] bên cạnh khoản thu nhập hàng tháng là 6.865 nhân dân tệ.

Gói tiền thưởng tương tự trước đây từng được đưa ra vào tháng 7 năm ngoái, khi nhà máy đang tăng cường sản xuất dòng iPhone 13 mới, theo đánh giá của South China Morning Post về các quảng cáo tuyển dụng của công ty trong quá khứ.

Nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới nâng thưởng kỷ lục. [Ảnh: iDrop News].

Nhà máy đã nâng giá trị các khoản thưởng cho các công nhân cũ từ 5.500 nhân dân tệ lên 8.000 nhân dân tệ vào tháng 6, trước khi quyết định tăng số tiền này nhiều hơn nữa.

Các khoản ưu đãi gia tăng lần này cho thấy sự cấp bách của Foxconn trong việc săn tìm những người lao động có kinh nghiệm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, diễn ra từ ngày 31/1 đến ngày 6/2, khi những người lao động nhập cư trên khắp Trung Quốc thường trở về nhà để đoàn tụ với gia đình.

Trong khi đó, một làn sóng bùng dịch gần đây liên quan đến hai biến thể Omicron và Delta ở tỉnh Hà Nam, trong đó Trịnh Châu là thủ phủ, đã khiến các nhà chức trách đặt ra những hạn chế kiểm dịch đối với những người xuất cảnh và nhập cảnh trong khu vực.

Tờ Henan báo cáo có 68 trường hợp mắc COVID-19 mới trong ngày 17/1, một trong số đó ở Trịnh Châu, qua đó nâng tổng số ca mắc trong đợt bùng dịch mới lên 2.471 trường hợp. 

Mặc dù Foxconn đang đưa ra mức thưởng cao nhất lịch sử cho trường hợp người lao động cũ đồng ý ký hợp đồng, nhưng hãng cũng đã hứa thưởng 8.500 nhân dân tệ cho những người lao động mới thông qua chương trình giới thiệu nội bộ của công ty, cũng như 1.000 nhân dân tệ cho người giới thiệu tương ứng. 

Những người mới tham gia tự đăng ký sẽ nhận được 9.000 nhân dân tệ tiền thưởng. Đại diện Foxconn tại Trịnh Châu hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Trước đó, công ty cho biết tất cả công nhân đang làm việc tại nhà máy ở Trịnh Châu phải trải qua các bước kiểm tra COVID-19 nghiêm ngặt nếu muốn vào làm việc. Các dây chuyền sản xuất trải dài của Foxconn ở Trịnh Châu - trải khắp Khu kinh tế Sân bay Trịnh Châu, Khu vực Phát triển Kinh tế và Công nghệ Trịnh Châu cũng như Quận Zhongmou - nằm trong các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 thấp.

Khu liên hợp sản xuất Trịnh Châu, sử dụng hơn gần 300.000 công nhân, đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của gã khổng lồ ngành công nghệ Apple. 

Trong khi đó, nhà máy của Foxconn gần thành phố Chennai, miền nam Ấn Độ, đã bị đóng cửa một thời gian ngắn vào tháng trước khi các cuộc biểu tình của công nhân để đòi quyền lợi diễn ra. Họ đã lên tiếng về điều kiện sinh hoạt tồi tệ tại các khu ký túc xá. Nhà máy này hiện sử dụng khoảng 17.000 lao động.

Quốc Anh

Mới đây, tờ New York Times đã phân tích và đưa ra khả năng lớn về việc Apple sẽ chuyển dây chuyền sản xuất iPhone từ Trung Quốc sang Việt Nam. [Ảnh: Business Insider] 

Hiện tại, nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất của Apple đặt tại Trịnh Châu [Hà Nam, Trung Quốc]. Nhà máy do Foxconn điều hành, sử dụng 350.000 công nhân và sản xuất khoảng một nửa số điện thoại iPhone bán ra trên toàn thế giới. [Ảnh: Business Insider] 

Những tháng bận rộn trước khi Apple ra mắt phiên bản iPhone mới, khu nhà máy này sản xuất 500.000 chiếc iPhone mỗi ngày, tương đương 350 chiếc/phút. [Ảnh: Business Insider]  

Nằm trên khu đất dài hơn 3,5km với hàng chục tòa nhà, khu tổ hợp nhà máy sản xuất iPhone này có nhiều cây xanh, bảo vệ đứng ở mọi góc đường. [Ảnh: Business Insider] 

 Công nhân làm việc theo ca, ca ngày bắt đầu từ 7h sáng. Phần lớn công nhân đi bộ tới đây từ ký túc xá gần đó, hoặc đi xe buýt nếu ở các tòa nhà xa hơn. Một số khác có điều kiện thì di chuyển bằng xe máy. [Ảnh: Business Insider]

 Nhà máy iPhone của Foxconn ở Trịnh Châu thực hiện công đoạn "lắp ráp giai đoạn cuối, thử nghiệm và đóng gói" [FATP]. Công đoạn này có khoảng 400 bước để lắp ráp iPhone. Hầu hết công nhân làm một công việc liên tục cả ngày, chẳng hạn như đánh bóng màn hình, hàn một bộ phận hoặc lắp một ốc vít vào mặt sau của điện thoại. [Ảnh: Business Insider]

 Bên trong khu nhà máy có những con đường lớn để xe buýt đưa công nhân đến và xe tải chở sản phẩm đi. Chính quyền tỉnh Hà Nam đã có cam kết coi nơi này như đất của nước ngoài, theo đó cho phép Foxconn và Apple hoàn toàn xuất - nhập hàng hóa tại đây và bán tại Trung Quốc cũng như bất kỳ nơi nào trên thế giới. [Ảnh: Business Insider]

Hầu hết các công nhân tại nhà máy đều ở độ tuổi từ 18 đến 25, còn thực tập có thể từ 16 tuổi. [Ảnh: Business Insider] 

 Ngay bên ngoài cổng vào là dãy nhà hàng bình dân phục vụ công nhân nhà máy những người không muốn ăn tại căng tin của Foxconn. Nhiều chủ nhà hàng là cựu nhân viên của Foxconn.  [Ảnh: Business Insider]

 Các nhà hàng mở cửa từ sáng sớm đến đêm muộn nhằm phục vụ công nhân cả ca ngày lẫn ca đêm. [Ảnh: Business Insider]

 Tiết lộ với Business Insider, các công nhân Foxconn cho biết thu nhập tại nhà máy khởi điểm ở mức khoảng 1.900 Nhân dân tệ [tương đương 300 USD]/tháng và cho biết mức lương này tốt hơn nhiều so với hầu hết công việc không yêu cầu kỹ năng khác tại Trung Quốc. [Ảnh: Business Insider]

 Nhiều công nhân có thể tăng thu nhập hàng tháng lên tới 676 USD nếu như làm thêm 20 giờ mỗi tuần. Theo quy định của Trung Quốc, thời gian làm thêm giờ không được vượt quá 36 giờ mỗi tháng. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, công nhân tại đây làm ngoài giờ vượt mức đó trong những tháng cao điểm. [Ảnh: Business Insider]

 5h chiều, ca làm việc kết thúc và công nhân ra khỏi cổng nhà máy. [Ảnh: Business Insider]

 Trong giờ làm việc của nhà máy, hầu hết các nhà hàng, cửa tiệm đều đóng cửa. [Ảnh: Business Insider]

 Chỉ vài giờ sau, thị trấn mọc lên với chợ bán quần áo, phụ kiện... Nông dân xung quanh khu vực nhà máy cũng mang nông sản tới đây bán cho công nhân. [Ảnh: Business Insider]

Bằng Lăng

[Dân trí] - Nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam [Trung Quốc] do Foxconn điều hành đang chạy đua để tuyển 20.000 công nhân chuẩn bị cho đợt ra mắt sản phẩm mới của Apple.

Nhà máy Foxconn ở Trung Quốc đang thiếu hụt lao động khá lớn và hàng tuần cần khoảng 20.000 lao động [Ảnh: VCG].

Nói với Global Times, một giám đốc tuyển dụng của nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu cho biết nhà máy đang đưa ra mức thưởng từ 7.000 - 8.000 nhân dân tệ [tương đương 25 - 28,5 triệu đồng] cho việc giới thiệu công nhân nếu nhà máy thuê các ứng viên đó trong vòng tuyển dụng sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán.

Người quản lý giấu tên này cho biết, nhu cầu đối với lao động mới luôn tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết do các nhà máy tăng cường nỗ lực hoàn thành các đơn hàng. "Năm ngoái, tiền thưởng cho người giới thiệu còn lên đến 10.000 nhân dân tệ", ông cho biết.

Theo ông này, hiện tại nhà máy thiếu hụt lao động khá lớn và hàng tuần cần khoảng 20.000 lao động. Đặc biệt nhóm lắp ráp iPhone đang thiếu lao động trầm trọng.

Theo trang web tuyển dụng của Foxconn, các nhà máy của hãng này ở Langfang [tỉnh Hà Bắc], Thâm Quyến [tỉnh Quảng Đông] và Taiyuan [tỉnh Sơn Tây] đều đang rầm rộ tuyển dụng lao động.

Trong đợt nghỉ Tết nguyên đán kéo dài 1 tuần vừa qua, hầu hết các nhà máy ở Trung Quốc đều tạm nghỉ, nhưng theo Foxconn, gần 100.000 công nhân ở nhà máy Trịnh Châu vẫn ở lại làm việc do dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2022. Ngoài tiền lương và tiền làm thêm giờ, những công nhân ở lại nhà máy còn được nhận thêm tối đa 3.000 nhân dân tệ [hơn 10 triệu đồng] như một khoản tiền thưởng Tết.

Sự phổ biến của iPhone 13 đã góp phần khiến cho các nhà máy của Foxconn phải tăng cường sản xuất. Theo thống kê của Canalys, các lô hàng điện thoại thông minh ở Apple tại Trung Quốc trong quý IV/2021 đã đạt 21,5 triệu chiếc. Đây là lần đầu tiên, thương hiệu công nghệ Mỹ giành lại vị trí dẫn đầu doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc kể từ năm 2015.

"Apple đã chứng kiến hiệu suất tiêu thụ iPhone chưa từng có ở Trung Quốc đại lục. Chuỗi cung ứng của Apple đang bắt đầu hồi phục nhưng họ vẫn phải cắt giảm sản lượng trong quý IV do thiếu hụt các thành phần quan trọng và có thể không sản xuất đủ iPhone để đáp ứng nhu cầu", nhà phân tích Sanyam Chaurasia của Canalys cho biết.

Ngoài iPhone, các trang thương mại điện tử của Trung Quốc cũng khan hiếm nguồn cung iPad. Tờ Beijing Business Today cho biết không hề có tồn kho iPad mini và iPad Pro [11 inch] trên trang JD.com.

Theo Bloomberg, Apple đang dự kiến ra mắt mẫu iPhone 5G giá rẻ vào ngày 8/3 tới. Ngoài ra, hãng này cũng sẽ ra mắt một phiên bản iPad cập nhật. TrendForce cho biết Apple sẽ sản xuất khoảng 243 triệu chiếc iPhone trong năm 2022, tăng 5,4% so với năm 2021.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề