Kỹ thuật ép cọc be tông để không ảnh hưởng đến nhà liền kề

Nhà em 4 tầng rưỡi móng băng cột dầm chịu lực bê tông,xây năm 2001, nhà liền kề bên cạnh nghe nói họ xây 9 tầng, MB khoảng trên dưới 200 mét vuông. Bản vẽ chỉ dẫn khoan của họ là lực chịu tải mỗi đầu cọc 100 tấn. Họ đã khoan thử 1 cọc độ sâu là 12 mét cọc. Xung quanh 3 bề là nhà liền kề. Họ không ép cừ mà dự định chỉ khoan mồi dự kiến sâu 7 mét.

Tổng số 120 cọc được đóng xuống MB trên dưới 200 mét vuông, họ không ép cừ mà dự định chỉ khoan mồi dự kiến khoan mồi sâu 7 mét. em hỏi nhà em có sợ bị lún, nghiêng và nứt sàn nhà kO. À cho em hỏi tác dụng của cọc thép cừ xung quanh?

Ghi chú: cọc bê tông vuông 30cm x30cm

Mong các anh sớm giải đáp em cảm ơn trước.

[Xây dựng] – Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều trường hợp nhà hàng xóm hoặc công trình lân cận bị ảnh hưởng khi công trình kế bên thi công đào móng làm hoang mang dư luận. Theo PGS.TS Trần Chủng - Tổng hội Xây dựng Việt Nam thì trong các giải pháp làm móng cho nhà cao tầng thì móng cọc vẫn được nhiều chủ đầu tư lựa chọn vì những ưu điểm nhất định của nó. Tuy nhiên, trong quá trình thi công cũng gây không ít ảnh hưởng tới các công trình kế bên bởi lún, nứt…

Theo ông Chủng thì các công trình xây mới đều phải tính đến lún ảnh hưởng từ công trình mới xây đến công trình liền kề. Xu hướng công trình mới xây có thể cao hơn, nặng hơn và giải pháp móng dứt khoát phải dùng móng sâu [móng cọc]. Như vậy, công trình mới sẽ lún rất ít hoặc không lún nhưng ảnh hưởng rất hạn chế tới móng công trình liền kề.

Cọc ống được nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho những công trình có trọng tải lớn.

Việc lựa chọn giải pháp móng chưa đủ mà cần có giải pháp thi công không ảnh hưởng tới công trình lân cận như cách hạ cọc [ép tĩnh cọc, ép cọc có khoan dẫn]. Bên cạnh đó, việc đào hố móng cũng cần giải pháp để không bị sạt lở hay dịch chuyển của đất nền nhà liền kề.

Nói về móng cọc khoan hạ, ông Huỳnh Thanh Hoàng – Phòng kỹ thuật tổng hợp Cty CP đầu tư Phan Vũ cho biết: “Để khắc phục các sự cố về ảnh hưởng tới công trình kế bên khi thi công móng thì cần ứng dụng công nghệ cọc khoan hạ”.

Việc lún, nứt khi thi công móng không chỉ ảnh hưởng tới những công trình xung quanh mà còn ảnh hưởng tới chính bản thân hệ cọc của chính công trình đang thi công.

Ưu điểm của cọc khoan hạ là phương pháp thay thế vật liệu nền. Bởi nền móng bằng vật chất yếu như bùn sình, cát… được lấy lên thay thế bằng vật liệu cứng nên không gây chèn ép, không gây thay đổi độ cứng của đất nền. Khi thi công thì phải tính toán có độ sâu tối ưu và đường kính tối ưu nhất để cọc đưa vào nền đất có thế phát huy tối đa sức chịu tải của nó và phải thi công được. Việc thi công được có nghĩa là tránh trường hợp thiết kế chỉ có 1 loại cọc làm được thì dẫn đến việc độc quyền của nhà sản xuất.

Ngoài ra, cọc khoan hạ còn có ưu điểm nữa là tối ưu hóa được sức chịu tải. Điều này được thể hiện bởi đây là bê tông mác cao và ít gây tác động tới môi trường. Nếu cọc khoan nhồi thì bắt buộc phải có dung dịch khoan giữ thành Bentoniten [Bentonite là loại sét khoáng có tính trương nở và có độ nhớt cao. Bột bentonite khi trộn với nước sẽ tạo thành một dung dịch có tác dụng giữ vững thành hố].

Riêng khoan hạ thì không sử dụng loại này mà chỉ sử dụng nước đơn thuần và xi măng kết hợp với đất nguyên thổ tạo thành bê tông xi măng đất và cốt gia cường chịu lực cọc BC [cọc ống bê tông đúc sẵn - ứng suất trước].

Ngoài tiết kiệm chi phí và không gây tác động tới môi trường thì loại hình cọc khoan hạ có ưu điểm về năng suất thi công.So với cọc khoan nhồi, trong 24 giờ chỉ thi công được 1 cọc với 1 thiết bị thi công, còn khoan hạ thì gấp 4 lần tức làm được 4 cọc. Điều đó giảm thời gian thi công và gia tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, do cọc được sản xuất đại trà tại nhà máy nên dễ dàng kiểm soát được chất lượng bởi tất cả các công đoạn được quản lý theo tiêu chuẩn ISO.

“Tối ưu hóa tải trọng và không dư thừa không phải cắt bỏ cọc gây lãng phí bởi cọc khoan hạ thiết kế bao nhiêu làm đúng bây nhiêu không có sản phảm dư thừa. Tức là thiết kế xong sản xuất cọc rồi mới thi công. Lúc thi công, khoan không lấy hết đất mà chỉ lấy 1 phần còn lại được đánh nhuyễn với xi măng và nước tạo thành hỗn hợp để thả cọc suôn sẽ tới đáy đúng tọa độ thiết kế ban đầu. Khoan để hạ cọc cũng không gây rung lắc, không lấy mực nước ngầm, không hóa chất ảnh hưởng môi trường…”, ông Hoàng chia sẻ thêm.

Link gốc:

Những công trình nhà liền kề ngày nay được xây dựng sát nhau với chiều ngang khá hẹp. Biện pháp thi công móng nhà liền kề thực sự là bài toán khó, yêu cầu chủ đầu tư cần có những kinh nghiệm, tính toán khi xây dựng. Đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn để mang đến công trình chất lượng nhất mà không ảnh hưởng đến nhà liền kề xung quanh.

1. Những ảnh hưởng khi thi công móng nhà liền kề không cẩn thận

1.1 Một số loại móng dùng cho nhà liền kề

+ Móng cọc

Móng cọc thi công nhà liền kề

Thi công móng nhà liền kề với móng cọc phổ biến nhất là mọc cọc ép. Loại móng này có khả năng chịu tải lớn, xây được nhà từ 2 tầng. Hạn chế của móng cọc là dễ bị bong, nứt, lún, dịch chuyển. Với địa thế nền đất sét, đất cứng thì móng cọc không thích hợp để xây nhà liền kề.

+ Móng nông

Móng nông trong thi công nhà liền kề

Khi thi công móng nông, chúng sẽ được đặt lên trên nền cọc tre, nền đất, top-base một cách trực tiếp.  Sức chịu tải của loại móng này khá kém, chỉ xây được nhà 1-3 tầng. Nếu xây nhà liền kề trên 4 tầng thì sự lựa chọn không phải là móng nông.

1.2 Hiện tượng có thể xảy ra khi thi công móng nhà liền kề

Khi thi công móng nhà liền kề, một số hiện tượng dưới đây có thể xảy ra đối với nhà bên cạnh:

  • Tường, vách bị nứt, thấm dột, ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ ngôi nhà.
  • Dầm móng bị hở. Trong một thời gian dài có thể gây ra sụt lún nghiêm trọng.
  • Quá trình xây dựng sử dụng máy móc, xe chở vật liệu…làm ồn.
  • Đường điện nước rò rỉ: Hệ thống cấp thoát nước vỡ, dây điện âm tường bị rò cũng rất nguy hiểm.

Tường nhà bị nứt vì không đảm bảo tiêu chuẩn thi công

Đặc biệt, khi ép cọc cho móng, chắc chắn có ảnh hưởng đến nhà liền kề. Nếu ngôi nhà này đã thi công lâu năm, sẵn trên nền đất yếu. Thì khi đưa cọc sâu xuống bên dưới sẽ khiến cho khối đất nhô lên. Tạo ra lực ép lên móng ngôi nhà liền kề.

Hậu quả ngôi nhà bên cạnh bị đội nền, nghiêng, lún, nứt….Với những ngôi nhà dùng móng nông thì càng nguy hiểm.

Tại sao lại có hiện tượng này

Nhà liền kề chính là mẫu nhà được xây dựng, bố trí theo kết cấu có sẵn. Kiến trúc trúc của chúng giống nhau và được nhiều gia đình ưa chuộng. Những khu đất với diện tích nhỏ, nhà sẽ được xây sát vách nhau. Và không có khoảng trống ngăn cách giữa 2 tường nhà.

Đánh giá về vị trí địa lý: Những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng…đều thuộc vùng có địa chất yếu, sau lớp đất sét là tầng bùn sâu có bề dày tới 7m. 

Đa số những ngôi nhà cũ được xây dựng trước đây đều dùng móng nông, áp lực truyền trực tiếp lên đó. Sau khoảng thời gian sử dụng, khi khả năng chịu tải của nền và công trình đi vào ổn định và đạt được sự cân bằng. Thì chỉ cần một tác động nhỏ như thi công móng nhà liền kề bên cạnh cũng có thể phá vỡ đi trạng thái này.

Biện pháp thi công móng nhà liền kề

Khi tháo dỡ công trình, nền đất có thể trồi lên. Khi công trình mới được xây dựng, nền đất cũng có thể lún xuống. Những hiện tượng này khiến cho ngôi nhà sụt giảm chất lượng nghiêm trọng. Những dấu hiệu ban đầu có thể là nghiêng, nứt tường, vỡ dầm, sàn…và cuối cùng là sụp đổ.

Những ảnh hưởng này đòi hỏi chúng ta phải đưa ra được tiêu chuẩn thi công móng nhà liền kề. Mà trước hết là khảo sát kỹ càng về địa chất để tránh những rủi ro về sau. Nội dung tiếp theo dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về điều này.

2.Tiêu chuẩn thi công móng nhà liền kề

2.1 Dùng chống văng với nhà xung quanh

Chống văng giữ an toàn cho công trình

Điều này là cần thiết và không thể thiếu. Nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho công trình nhà liền kề. Chất liệu chống văng sử dụng trong các mẫu nhà bằng thép không gỉ để còn giúp ngôi nhà được chất lượng, bền vững nhất.

2.2 Tránh đào móng sâu hơn nhà bên cạnh nếu chưa cừ

Người thợ cần có những tính toán khi đào móng nhà liền kề

Chủ xây dựng cần nhớ rằng, so với nhà bên cạnh thì nên đào móng nông hơn. Khi muốn đào sâu để tăng sự chắc chắn, gia cố cho nhà liền kề thì cần có biện pháp cừ phù hợp nhất. Quá trình ép móng cừ giúp cho tổ ấm của mình cũng như các ngôi nhà liền kề xung quanh không bị sụt lún sau 7-10 năm đi vào sử dụng.

2.3 Dùng cừ thép ép sát móng nhà bên cạnh

Ép cừ sát móng nhà bên cạnh

Khi thi công nhà liền kề, tiêu chuẩn được nhiều nhà thầu, chủ đầu tư áp dụng để tăng thêm tính kiên cố cho công trình: Đó là dùng cừ thép và ép sát từ 3-4m so vào với móng của nhà bên cạnh. Biện pháp này sẽ xử lý đến 80% sự cố khi thi công móng nhà liền kề. Điểm yếu của nó là với trường hợp đất sét thì gần như không khắc phục được.

2.4 Đảm bảo hệ thống giàn giáo đạt tiêu chuẩn

Giàn giáo tiêu chuẩn giúp cho quá trình thi công móng nhà liền kề chất lượng

Bất cứ công trình nào khi vào giai đoạn thi công thì cần có cần có hệ thống giàn giáo. 2 loại phổ biến được dùng nhiều nhất hiện nay là giàn giáo gỗ và giàn giáo sắt thép. Công trình sẽ đạt độ bền, độ cứng, tiết kiệm thời gian tối đa nhất khi gia chủ lựa chọn giàn giáo sắt thép. Khi xây dựng có sẵn giàn giáo gỗ, hãy đảm bảo cây chống đủ to, khoảng cách đạt từ 50-60 mỗi cây.

2.5 Khoan mồi khi thực hiện ép cọc

Khoan dẫn ép cọc nhà liền kề

Sự dồn nén của nền đất sẽ khiến nhà liền kề [hàng xóm] phồng lên. Điều này ảnh hưởng cực lớn đến tuổi thọ công trình và sinh hoạt của người trong gia đình. Khoan mồi ép cọc bê tông, tránh để cho các vật dụng rơi ra là việc làm cần thiết để tránh ảnh hưởng đến nhà xung quanh.

2.6 Dùng cọc khoan nhồi khi thi công móng nhà liền kề

Trên thực tế, sức chịu tải của cọc khoan nhồi là vô cùng lớn. Độ chấn rung tạo ra khi thi công sẽ không quá lớn. Từ đó, hạn chế đẩy cọc chắn xung quanh sang 2 bên, không làm cho đất bị trồi lên hay gây sụt lún nhà liền kề.

Dẫu vậy, việc thi công cọc khoan nhồi cần được thi công, giám sát bởi các kỹ sư có chuyên môn. Tiếp đó, cần có những thí nghiệm, biện pháp thẩm định để đi đến đánh giá về chất lượng cuối cùng của cọc. Liệu có thực sự tốt cho công trình nhà liền kề. Sử dụng cọc khoan nhồi gấp ~1,5-2 lần so với cọc ép. Có lẽ, đây cũng là lý do mà nhiều chủ đầu tư e ngại khi thi công.

Dùng cọc khoan nhồi khi thi công móng ép nhà liền kề

Trong nhiều trường hợp, nếu phải sử dụng cọc khoan nhồi cho công trình nhà liền kề thì bạn cũng đừng nên quá đắn đo. Dù chi phí đắt nhưng sẽ tránh được rủi ro mất đến hàng trăm triệu. Thậm chí cả tỷ đồng để đền bù cho nhà hàng xóm khi xảy ra sự cố. Hơn thế nữa là đảm bảo cho chất lượng công trình nhà bạn về sau. 

Kinh nghiệm dành cho bạn lúc này có lẽ là tìm đến một đơn vị thầu, giám sát có trình độ cao để đảm bảo cho quá trình thi công: Không chỉ với móng mà toàn bộ hạng mục xây dựng khác được suôn sẻ nhất.

2.7 Một số lưu ý khi thi công móng nhà liền kề khác

Khi thi công bất cứ công trình nào, kể cả nhà dân dụng, thì chủ đầu tư cũng cần quan tâm đến hồ sơ thiết kế, bản vẽ kết cấu điện nước, bản vẽ móng nhà…Công trình nhà liền kề sẽ có biện pháp thi công hoàn hảo nhất, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian xây dựng.

Bản vẽ biện pháp thi công móng nhà liền kề

Chủ đầu tư và đơn vị cần đảm bảo tuân thủ luật pháp về xây dựng, thi công móng nhà liền kề như chiều cao, khoảng cách. Hơn hết là không được xâm phạm đến lợi ích của người sở hữu công trình nhà liền kề xung quanh.

Khi có dấu hiệu của sự cố, cần dừng ngay lại việc xây dựng. Cần thiết thì dỡ bỏ và bồi thường thiệt hại nếu có.

Trước khi đào móng, khảo sát và nghiên cứu kỹ nhà liền kề xung quanh. Thường xuyên theo dõi các loại công trình liền kề trong khu đô thị để có những thay đổi kịp thời trong khi thi công. Bên cạnh đó, kêu gọi người dân xung quanh theo dõi. Báo cáo những bất thường khi xây dựng móng để được can thiệp kịp thời.

Có những giải pháp thi công móng nhà liền kề hợp lý nhất theo những tiêu chuẩn cụ thể mà chúng tôi đưa ra bên trên.

Hy vọng bạn sẽ ứng dụng chính xác và xây nên được một công trình chất lượng nhất.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề