Các khoản chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu 2 khoản tiền liên quan kinh phí hoạt động từ sự tự nguyện đóng góp của các phụ huynh, tránh lạm thu, thu sai.

Theo công văn của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo năm học 2019-2020; 2020-2021, thời gian tới sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Bộ và các địa phương sẽ xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn, để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu.

Đặc biệt, trong đó có nhắc tới việc Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Thông tư số 55/2011 của Bộ GD&ĐT và chỉ cho phép được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Như vậy, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu 2 khoản tiền: Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác; kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các ban đại diện lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Họp phụ huynh cuối năm học. Ảnh minh hoạ: VTC News.

Theo Bộ GD&ĐT, trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19, việc thực hiện các khoản thu với năm học 2019- 2020 phải bảo đảm các nguyên tắc, công khai, minh bạch và thoả thuận thu trên cơ sở triển khai thực tế công tác dạy học.

Với các cơ sở giáo dục công lập, trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch nếu không triển khai học trực tuyến thì không thực hiện thu học phí; chỉ thực hiện thu học phí khi tổ chức học trực tuyến hoặc bố trí học bù.

Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh, nếu không tổ chức học trực tuyến thì sẽ không được thu học phí và các khoản thu hộ, chi hộ. Nếu đã thu thì sẽ thực hiện thanh toán bù trừ khi học sinh đi học trở lại và thanh quyết toán vào cuối năm học với phụ huynh học sinh.

Nếu các trường tổ chức học trực tuyến thì căn cứ tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỷ lệ hoàn thành chương trình học… để xác định mức thu hợp lý.

Bộ GD&ĐT cho biết trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch COVID-19, nếu cơ sở giáo dục ngoài công lập đã thu học phí và các khoản thu hộ, chi hộ sẽ phải thực hiện thanh toán bù trừ khi học sinh đi học trở lại và thanh quyết toán vào cuối năm với phụ huynh học sinh.

Học sinh là một bộ phận chiếm tỉ lệ lớn trong tổng dân số cả nước và là thế hệ tương lai của đất nước. Phụ huynh học sinh là một bộ phận quan trọng đồng hành với các em trên suốt chặng đường người học sinh. Họ có vai trò để chăm sóc, hướng dẫn, dạy dỗ, giáo dục,giúp các em trở thành người có ích cho gia đình và xã hội sau này. Trong quá trình giáo dục và đào tạo người học sinh, mối liên hệ giữa nhà trường,các thầy cô giáo với cha mẹ học sinh là vô cùng cần thiết. Đặc biệt việc xây dựng dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh có một vai trò hết sức quan trọng. Nhiều người vẫn còn thắc mắc chưa biết cách dự toán như thế nào cho hợp lý. Chúng tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây để các bạn tham khảo nhé!

Dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh là gì?

Dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh là việc quản lý và sử dụng kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh. Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cũng cần chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để dự kiến chi tiêu kinh phí sao cho hợp lý. Ngoài ra,các khoản được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đồng nhất ý kiến.

Bên cạnh đó, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất với các thầy cô hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng chi phí. Đối với các kinh phí được ủng hộ, tài trợ chỉ sử dụng sau khi được toàn thể cha mẹ học sinh trường đồng nhất ý kiến.

Ý nghĩa của dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh

Dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh mang ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho việc quản lý quỹ được công khai và minh bạch. Nhờ đó mà dự toán mang tính chất chuyên nghiệp và chắc chắn sẽ được đánh giá cao bởi các bậc phụ huynh.

Hướng dẫn cách dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh

Mỗi một lớp học, hội cha mẹ học sinh thường bầu ra ban đại diện học sinh và cần có những dự toán thu chi để sinh hoạt. Trong những buổi họp giữa phụ huynh học sinh với nhau thường trao đổi, đưa ra ý kiến những hoạt động nào cần thu. Những hoạt động nào cần chi trong năm học, để việc sử dụng quỹ của phụ huynh đúng quy định, hợp lý và không bị lãng phí.

Hơn nữa, sau khi đã được tất cả các thành viên trong hội cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự toán kế hoạch chi tiêu kinh phí ủng hộ, tài trợ và sử dụng. Những khoản thu chi của ban đại diện cha mẹ học sinh cần phải đảm bảo công khai minh bạch,sau khi chi tiêu cần báo cáo rõ ràng, đầy đủ kinh phí tại các buổi họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường.

Các khoản ủng hộ của quỹ hội cha mẹ học sinh thường không theo nguyên tắc tự nguyện,không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh như bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường. Hơn nữa, nó đảm bảo an ninh nhà trường,  trông giữ phương tiện tham gia giao thông của học sinh. Đồng thời, vệ sinh trường lớp, khen thưởng giáo viên, nhân viên nhà trường, cán bộ quản lý. Đặc biệt, việc mua sắm máy móc, thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường,  lớp hoặc cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường. Ngoài ra, hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng, kiến thiết các công trình của nhà trường.

Mẫu dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh

Mẫu dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh đơn giản

Các bạn có thể tham khảo mẫu thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh đơn giản bên dưới để phục vụ cho việc quản lý quỹ của mình. Nhờ đó, các bạn sẽ làm việc cách tốt nhất trong quá trình quản lý để tránh những nhầm lẫn và sai sót không đáng có.

Mẫu dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh chi tiết

Dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh chi tiết bên dưới được thể hiện khá đầy đủ. Nó bao gồm các khoản chi cần thiết mà quỹ hội cần phải chi. Nhờ đó, chúng ta có thể làm việc cách công khai và minh bạch nhất. Hơn nữa, các bạn cũng đảm bảo cân đối được mọi công việc trong năm học.

Trên đây là kiến thức chúng tôi chia sẻ về dự toán thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tính toán quỹ tốt nhất. Nếu phụ huynh nào thấy các khoản đóng góp và việc thu chi không đúng mục đích, không rõ ràng, công khai minh bạch. Các bạn có thể đề nghị đại diện hội cha mẹ học sinh giải thích. Các bậc cha mẹ học sinh hãy đoàn kết, hiệp nhất trong việc thu chi để hỗ trợ nhà trường, các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Điều đó sẽ giúp con e của chúng ta trở thành những người con ngoan,trò giỏi và thành đạt trong tương lai!

Quy định chi quỹ sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh

Bộ GD&ĐT đã ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh và thầy cô chưa nắm rõ được quy định chi, thu quỹ hội như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo quy định chi quỹ sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh.

Tôi muốn hỏi: Quỹ hội cha, mẹ học sinh có được phép chi cho học sinh không? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của quý cấp.

Nội dung này được Ủy ban Nhân dân Tp.Hà Nội, Cổng thông tin điện tử tư vấn như sau:

Tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, Điều 10, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:

2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:

a] Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;

b] Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.

3. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.

4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:

a] Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.

b] Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Như vậy, nếu ông là Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thì chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thống nhất các khoản chi tiêu của quỹ tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp trong đó bao gồm các khoản chi học sinh như ông đã nêu./.

Video liên quan

Chủ Đề