Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

[KTSG Online] – TPHCM khởi động chương trình đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và địa phương [gọi tắt là DDCI] năm 2023. Điểm nhấn của lần thứ hai khảo sát này là đưa các tiêu chí xanh, sức khỏe và môi trường để đánh giá năng lực cạnh tranh.

TPHCM sẽ đưa yếu tố xanh trong câu chuyện xây dựng năng lực cạnh tranh. Ảnh: BTC.

Ngày 2-11, tại hội nghị triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở – ban, ngành và địa phương [gọi tắt là DDCI] năm 2023 do UBND TPHCM tổ chức, ông Võ Văn Hoan, Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TPHCM, cho biết cách đánh giá và bộ chỉ số đánh giá năm nay có nhiều điểm mới. Trong đó, một số chỉ tiêu điều chỉnh gọn hơn nhưng không bỏ đi, đặc biệt là có tiêu chí mới liên quan đến tăng trưởng xanh và môi trường.

Lãnh đạo TPHCM nói thêm rằng các tiêu chí mới này sẽ đánh giá cụ thể và chi tiết ở địa phương, chẳng hạn doanh nghiệp hay người lao động đánh giá nơi ở có sạch không, có hoạt động xử lý, kiểm tra giám sát ô nhiễm môi trường hay không, từ ô nhiễm tiếng ồn, rác, không khí… “Đây không phải là những vấn đề mông lung mà rất cụ thể và chi tiết, gần như sẽ là các hoạt động ở dưới cơ sở và gắn với cải cách hành chính”, ông Hoan nói.

Bà Cao Thị Phi Vân, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM [ITPC], cơ quan chủ trì chương trình khảo sát đánh giá, cho biết việc xây dựng bộ chỉ số năm nay có kế thừa và khắc phục bộ cũ, thông qua góp ý của doanh nghiệp và sở ngành, với mục tiêu là để cộng đồng dễ trả lời, mở rộng đối tượng tham gia khảo sát và đồng thời đưa các vấn đề thành phố đang quan tâm vào là tăng trưởng xanh và môi trường.

Đại diện ITPC cho biết kế hoạch là phát hành khoảng 50.000 mẫu, dự kiến nhận về 15.000 mẫu. Nguồn khảo sát không chỉ lấy từ các quận, huyện mà còn thu thập từ hiệp hội trong, ngoài nước, các cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư. Ngoài ra, một điểm mới là phỏng vấn chuyên sâu nhóm doanh nghiệp chiến lược của thành phố với khoảng 20-30 doanh nghiệp.

Việc khảo sát triển khai trong vòng 3 tháng, còn khâu tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích số liệu, hoàn thiện và công bố báo cáo trong tháng 2-2024. Theo ông Hoan, mong muốn của thành phố là có bộ chỉ số này trước khi công bố chỉ số PCI [đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI thực hiện]. “Tinh thần chung là lắng nghe, phân tích đánh giá và tìm giải pháp khắc phục chứ không phải phàn nàn”, ông Hoan nói thêm.

Phát biểu tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng mức độ quan tâm đến chỉ số năng lực cạnh tranh ở cấp cơ sở trên địa bàn TPHCM hiện nay là lớn, từ cả phía sở, ngành và doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM [Huba], cho biết đã rút kinh nghiệm đáng kể cuộc khảo sát năm ngoái, đồng thời khuyến nghị bổ sung thêm khảo sát nhóm doanh nghiệp FDI, danh sách doanh nghiệp mang tính đại diện và bao trùm các ngành, vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu khi tập trung vào các doanh nghiệp trọng điểm.

Đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ [Amcham] tại Việt Nam, TPHCM và Đà Nẵng, đánh giá bộ chỉ số này là sáng kiến lớn của thành phố. Các vấn đề được nhắc đến bao gồm các lĩnh vực thuế, hải quan, thị trường vốn và tài chính, giáo dục và y tế. Cụ thể như một số vấn đề được nhắc đến như thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu, thuế và quy định người lao động nước ngoài, quy trình giải quyết tranh chấp pháp lý,… “Các vấn đề tuy nhỏ nhưng nếu cải thiện được thì sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của Việt Nam rất lớn”, đại diện Amcham bình luận thêm.

Ông Phạm Phú Trường, Hội Doanh nhân trẻ TPHCM [YBA], thành viên trong hội đồng đánh giá DDCI, nói rằng đây là dự án tâm huyết đối với doanh nhân, đó là cải thiện môi trường kinh doanh của TPHCM. “Bộ chỉ số này để cho mọi người hiểu nhau hơn”, ông nói.

Đây là năm thứ hai thành phố triển khai đánh giá DDCI, được kỳ vọng là cơ sở quan trọng để giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của thành phố. Theo ông Hoan, năng lực cạnh tranh là kết quả tổng hợp những vấn đề có liên quan đến cải cách hành chính của thành phố, nhưng thể hiện ra các mặt trong đời sống xã hội thông qua đội ngũ công chức, cán bộ vận hành.

Theo Cổng thông tin điện tử TPHCM, DDCI là một chỉ số tổng hợp sử dụng để đánh giá các khía cạnh khác nhau về năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các sở, ban, ngành, địa phương trên toàn tỉnh.Mục tiêu của bộ chỉ số DDCI là để cải thiện chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và quận, huyện, thành phố; tạo động lực cải cách liên tục và đồng bộ giữa các ngành, các cấp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch.Bộ chỉ số DDCI TPHCM 2022 – khối sở, ban, ngành gồm các chỉ số thành phần: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin [chiếm 10%]; Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số [10%]; Chi phí không chính thức [10%]; Chi phí thời gian [15%]; Cạnh tranh bình đẳng [10%]; Hỗ trợ doanh nghiệp [10%]; Thiết chế pháp lý [5%]; Tính năng động, sáng tạo và hiệu lực của sở, ban, ngành [15%]; Vai trò người đứng đầu [15%]. Bảng xếp hạng DDCI TPHCM 2022 – khối sở, ban, ngành, đứng đầu là Sở Khoa học và Công nghệ với 84,2 điểm; xếp cuối là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội với 51,75 điểm.

Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh là gì?

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI [viết tắt của Provincial Competitiveness Index] là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm gồm những gì?

Năng lực cạnh tranh phải so với đối thủ cạnh tranh cụ thể, sản phẩm hàng hóa cụ thể trên cùng thị trường và cùng thời gian. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở ba cấp độ khác nhau, bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI có bao nhiêu chỉ số thành phần?

Cho tới lần cập nhật phương pháp luận gần nhất vào năm 2017, chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần, bao quát những lĩnh vực chính của điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố có liên quan tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của quốc gia là gì?

TCCS - Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế một cách có hiệu quả với chi phí tối ưu. Để có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh thì cần có các hoạt động thu mua, vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa thành phẩm, kết nối giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng.

Chủ Đề