Ngôn ngữ đánh giá của j martin

Ngôn ngữ đánh giá hiện đang thu hút được nhiều sự quan tâm bởi, theo Hunston, “đánh giá là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất đáng được nghiên cứu chuyên sâu” [2011, tr. 11]. Tuy nhiên, thuật ngữ này dường như còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Để tìm hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt, bài viết này hướng tới việc khám phá cách các nhà Việt ngữ học sử dụng ngôn ngữ đánh giá trong phần kết luận của bài báo nghiên cứu chuyên ngành ngôn ngữ. Nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng trong việc phân tích các nguồn lực đánh giá được sử dụng một cách hiển ngôn trong khối liệu gồm 30 phần kết luận của các bài báo đăng trên 03 tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ uy tín ở Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu khám phá các nguồn lực đánh giá dựa trên bộ khung lý thuyết về đánh giá của Martin và White [2005], gồm 3 hệ thống chính: thái độ, thỏa hiệp và thang độ. Kết quả nghiên cứu hy vọng chỉ ra những nét đặc trưng về ngôn ngữ đánh giá của bài báo nghiên cứu ngôn ngữ học, từ đó góp phần làm phong phú thêm nguồn ngữ liệu về ngôn ngữ đánh giá và là một nguồn tham khảo hữu ích cho các tác giả khi viết báo cáo nghiên cứu ở Việt Nam.

ngôn ngữ đánh giá, kết luận, thái độ, thỏa hiệp, thang độ

Ngày 28 tháng 04 năm 2014, tại Viện Ngôn ngữ học đã diễn ra Hội thảo chuyên đề Ngôn ngữ học chức năng hệ thống và Ngôn ngữ đánh giá.

Ngôn ngữ học chức năng hệ thống [Systemic Funtional Linguistics; SFL] là một lí thuyết do Michael Halliday, một môn đệ xuất sắc của J. R. Firrth, và các đồng nghiệp của ông phát triển. Kế thừa các quan niệm của Firth và Hjelmslev về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, Halliday đã [a] điều chỉnh lại khái niệm hệ thống [system], tạo ra một hệ thống phạm trù hoàn chỉnh [thông qua sự đối lập căn bản giữa các phạm trù lí thuyết [theoretical categories] và các phạm trù miêu tả [descriptive categories]], và [b] điều chỉnh lại lí thuyết ngữ cảnh tình huống [context of situation] và đưa ra lí thuyết tín hiệu học xã hội [socio-semiotics] trong ngôn ngữ học, để có thể xây dựng một mô hình lí luận ngôn ngữ học hoàn chỉnh, rõ ràng, có tính ứng dụng cao, dễ mở rộng và phát triển.

Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá là một lí thuyết do James Martin và Peter White phát triển gần đây dựa trên mô hình lí luận của SFL. Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá được xây dựng nhằm để giải thích một cách có hệ thống và nguyên tắc về cách thức mà người sử dụng ngôn ngữ dùng ngôn ngữ để thể hiện những thái độ tích cực và tiêu cực của mình đối với nội dung, chủ đề đang được đề cập, nhằm làm tăng hay giảm sức thuyết phục của phát ngôn ở trong diễn ngôn, xác định rõ vị trí và vai trò của chính người sử dụng ngôn ngữ [người nói/ người viết] đối với những phát ngôn xuất hiện liền trước hay liền sau nội dung đang được nói tới ở diễn ngôn.

Hội thảo chuyên đề Ngôn ngữ học chức năng hệ thống và Ngôn ngữ đánh giá đã tập trung vào điểm lại và làm rõ: [a]. một bức tranh tổng quan về lí thuyết SFL; [b]. những phát triển gần đây của SFL, đặc biệt là sự phát triển của lí thuyết Ngôn ngữ đánh giá [Language of Evaluation]; [c]. sự ứng dụng của lí thuyết Ngôn ngữ đánh giá.

Tại Hội thảo, Tiến sĩ Peter White, một trong những kiến trúc sư của lí thuyết Ngôn ngữ đánh giá, làm việc tại Trường Nghệ thuật và Truyền thông, Đại học New South Wales, Sydney, Australia, đã trình bày một cách vắn tắt, mạch lạc về SFL và sự tiến triển gần đây của SFL, sự hình thành, phát triển và ứng dụng của Khung đánh giá [Appraisal Framework] vào trong nghiên cứu diễn ngôn. Tiến sĩ Võ Đức, làm việc tại Đại học Quy Nhơn và Tiến sĩ Ngô Thị Bích Thu, Đại học New England, những cộng sự và đồng thời cũng là học trò của Tiến sĩ Peter White đã báo cáo về sự ứng dụng cụ thể của lí thuyết Ngôn ngữ đánh giá vào trong nghiên cứu diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt của sinh viên Việt Nam, nghiên cứu diễn ngôn báo chí tiếng Việt.

Hội thảo đã thu hút được toàn bộ cán bộ nghiên cứu của Viện Ngôn ngữ học và đông đảo các nhà khoa học ngoài Viện Ngôn ngữ học [Đại học QGHN, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Viện Từ điển và Bách khoa thư, Viện Công nghệ Thông tin, Viện Thông tin KHXH,…], các nghiên cứu sinh và học viên cao học ngôn ngữ học đến dự. Hội trường Viện Ngôn ngữ học dù rất rộng nhưng cũng không còn chỗ trống, do số người tới dự lớn. Trong phần thảo luận của Hội thảo, GS.TS Đinh Văn Đức, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, GS.TS Nguyễn Đức Tồn, PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương, TS Trần Đại Nghĩa v.v. đã nêu ra rất nhiều câu hỏi để các diễn giả trao đổi, tranh luận.

Hội thảo Ngôn ngữ học chức năng hệ thống và Ngôn ngữ đánh giá diễn ra ngày 28 tháng 04 năm 2014 đã là một cơ hội, một diễn đàn để các nhà khoa học giao lưu và trao đổi quan điểm học thuật về ngôn ngữ học chức năng hệ thống, về khả năng ứng dụng thực tế của lí thuyết Ngôn ngữ đánh giá vào trong nghiên cứu diễn ngôn. Hội thảo đã thành công tốt đẹp theo đúng như mục đích mà Ban Tổ chức đặt ra.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thảo:

Viện trưởng, GS. TS Nguyễn Văn Hiệp phát biểu khai mạc Hội thảo

TS. Peter White trình bày báo cáo

GS. TS Đinh Văn Đức phát biểu thảo luận

TS. Ngô Thị Bích Thu trình bày báo cáo

GS. TS Nguyễn Đức Tồn phát biểu thảo luận

TS. Võ Đức trình bày báo cáo

TS. Trần Đại Nghĩa phát biểu thảo luận

Toàn cảnh Hội thảo

Viện trưởng, GS. TS Nguyễn Văn Hiệp và người dịch, PGS. TS Lâm Quang Đông chụp ảnh lưu niệm ùng các báo cáo viên

Chủ Đề