Caách bổ sung giá tre6hnh hóa đơn đã phát năm 2024

Căn cứ Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử, khi hóa đơn điện tử có sai sót thì người nộp thuế được lựa chọn 1 trong 2 hình thức xử lý là Lập HĐ điều chỉnh hoặc Lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn sai sót.

Căn cứ Điều 5, Nghị định 209/2013/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT, thời điểm phát sinh thuế GTGT là thời điểm lập hóa đơn, cụ thể:

  • Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 47 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 và Khoản 4 điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:

  • Quy định người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế nếu phát hiện hồ sơ khai thuế lần đầu đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót nhưng chưa hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
  • Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót; nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra

Như vậy:

Khi đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, thời điểm xuất hóa đơn đơn vị đồng thời phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT và phải lập tờ khai thuế GTGT

Khi đơn vị đã lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn phát hiện có sai sót, việc này làm thay đổi nghĩa vụ thuế GTGT đã kê khai trước đó. Vì vậy, đơn vị phải lập tờ khai thuế GTGT bổ sung cho tháng/quý có hóa đơn bị sai sót (Không phải là lập tờ khai vào tháng phát sinh hóa đơn thay thế/điều chỉnh).

Nếu Hóa đơn điều chỉnh/Hóa đơn thay thế và Hóa đơn bị điều chỉnh/Hóa đơn bị thay thế (HĐ gốc) phát sinh tại 2 kỳ khác nhau (khác tháng/quý kê khai) thì NNT cần kê Hóa đơn thay thế/Hóa đơn điều chỉnh trên Tờ khai bổ sung của kỳ phát sinh Hóa đơn bị điều chỉnh/Hóa đơn bị thay thế.

Ví dụ: Hóa đơn số HĐ01 ngày 31/08, số tiền 10 triệu. Sau đó ngày 05/09, kế toán phát hiện HĐ01 có sai sót. Kế toán hủy bỏ và lập hóa đơn thay thế HĐ02 – Số tiền 12 triệu. Khi lập tờ khai thuế, kế toán kê dữ liệu trên tờ khai thuế GTGT đối với từng hóa đơn như sau:

  • * Hóa đơn gốc số HĐ01 – Số tiền 10 triệu: Kê lên bảng kê thuế GTGT tháng 8.
    • Hóa đơn thay thế số HĐ02 – Số tiền 12 triệu: Kê trên Tờ khai bổ sung thuế GTGT tháng 8.

Cũng trường hợp này, nếu doanh nghiệp kê khai Thuế GTGT theo Quý thì kế toán vẫn kê lên cả HĐ01 và HĐ02 trên Tờ khai lần đầu quý 3.

Hóa đơn điện tử đã ký có sửa được không? Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, không tránh khỏi một số trường hợp hóa đơn bị sai sót về ngày, địa chỉ, tên hàng hóa, thuế suất, nội dung,... Vấn đề này được hướng dẫn xử lý chi tiết tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Doanh nghiệp đã áp dụng hoặc đang chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78 có thể tham khảo xử lý theo từng trường hợp dưới đây.

Caách bổ sung giá tre6hnh hóa đơn đã phát năm 2024

Hóa đơn điện tử đã ký có sửa được không?

1. Căn cứ pháp lý

Theo Quyết định 206/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính quy định triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc 57 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương theo danh sách phụ lục đính kèm. Thời gian từ 4/2022. Như vậy, cùng với 6 tỉnh thành đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử trước đó, từ tháng 4/2022, 57 tỉnh, thành phố còn lại tiếp tục thực hiện kế hoạch phủ sóng hóa đơn điện tử. Kể từ 1/7/2022, toàn bộ 63 tỉnh thành sẽ triển khai hóa đơn điện tử mới theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Quy định về xử lý hóa đơn điện tử sai sót mới nhất cũng sẽ được áp dụng theo Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC.

2. Xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Nghị định 123, Thông tư 78

Trong phạm vi bài viết này, ThaisonSoft sẽ hướng dẫn xử lý chi tiết sai sót của hóa đơn điện tử đối với những doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử mới theo Nghị định 123, Thông tư 78.

2.1. Hóa đơn điện tử sai sót đã được cấp mã, chưa gửi cho người mua.

Người bán thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Hủy hóa đơn điện tử sai sót.
  • Bước 2: Lập hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua.
  • Bước 3: Nộp thông báo theo Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế.

Lưu ý:

  • Có thể lập Mẫu 04/SS-HĐĐT cho từng hóa đơn có sai sót hoặc cho nhiều hóa đơn điện tử sái ót.
  • Thời hạn nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.

2.2. Hóa đơn điện tử có mã/không có mã của cơ quan thuế sai sót, đã gửi người mua

Trường hợp hóa đơn điện tử sai tên, địa chỉ người mua nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác:

  • Bước 1: Người bán thông báo cho người mua về việc có hóa đơn điện tử sai sót, không cần lập lại hóa đơn mới.
  • Bước 2: Người bán thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử sai sót, sử dụng Mẫu 04/SS-HĐĐT.

Lưu ý:

  • Có thể lập Mẫu 04/SS-HĐĐT cho từng hóa đơn có sai sót hoặc cho nhiều hóa đơn điện tử sái ót.
  • Thời hạn nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.
  • Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót trên, chưa gửi dữ liệu cho cơ quan thuế => Không thực hiện xử lý như trên.

2.3. Hóa đơn điện tử sau sót thông tin quan trọng (mã số thuế, số tiền trên hóa đơn, thuế suất, tiền thuế, hàng hóa sai quy cách, chất lượng)

Trường hợp này, kế toán có thể lựa chọn một trong 2 cách dưới đây: Cách 1: Lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn điện tử sai sót Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh cho hóa đơn điện tử sai sót để gửi cho người mua.

+ Hóa đơn điện tử điều chỉnh phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số…ký hiệu…ngày…tháng…năm”. + Nội dung ghi trên hóa đơn điều chỉnh: Điều chỉnh tăng ghi dấu dương, điều chỉnh giảm ghi dấu âm, đúng với thực tế cần điều chỉnh.

  • Bước 2: Sau khi ký số, người bán gửi hóa đơn điện tử điều chỉnh cho cơ quan thuế cấp mã (nếu sử dụng hóa đơn điện tử có mã) và gửi cho người mua hoặc gửi luôn cho người mua (nếu sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế).

Caách bổ sung giá tre6hnh hóa đơn đã phát năm 2024

Xử lý khi hóa đơn điện tử sai sót thông tin quan trọng.

Cách 2: Lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử sai sót

  • Bước 1: Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử sai sót gửi cho người mua. Trên hóa đơn điện tử thay thế phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số…ký hiệu…ngày…tháng…năm”.
  • Bước 2: Bước 2: Sau khi ký số, người bán gửi hóa đơn điện tử thay thế cho cơ quan thuế cấp mã (nếu sử dụng hóa đơn điện tử có mã) và gửi cho người mua hoặc gửi luôn cho người mua (nếu sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế).

2.4. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện

Trường hợp cơ quan thuế phát hiện sai sót trên hóa đơn điện tử, các bước xử lý giữa cơ quan thuế và người nộp thuế như sau:

  • Bước 1: Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT để người bán rà soát thông tin trên hóa đơn điện tử sai sót.
  • Bước 2: Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HĐĐT.
  • Bước 3: Người bán thực hiện xử lý hóa đơn điện tử theo các trường hợp nêu trên.

2.5. Điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 32 sau khi đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78

Trường hợp doanh nghiệp đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC sau đó mới phát hiện ra hóa đơn điện tử theo Thông tư 32/2011/TT-BTC sử dụng trước đó sai sót thì xử lý như sau: