Bị rách khâu 6 mũi tiếng trung là gì năm 2024

Với đội ngũ Bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, Đơn vị Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng đã và đang chăm sóc sức khỏe răng miệng cho rất nhiều người dân Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Đau gối, sưng và hạn chế vận động gối, khớp gối bị kẹt, hoặc có tiếng lục cục trong khớp khi vận động là một trong những dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối. Đây là loại chấn thương thường gặp, gây trở ngại lớn đến khả năng vận động của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về tình trạng rách sụn chêm.

Bị rách khâu 6 mũi tiếng trung là gì năm 2024

Tìm hiểu về vai trò của sụn chêm

Sụn chêm bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, là cấu trúc hình bán nguyệt nằm giữa xương đùi và xương chày, góp phần tạo nên sự vững chắc của khớp gối. Cụ thể sụn chêm có vai trò:

  • Giảm xóc, hấp thu và phân tán đều lực lên đầu gối;
  • Tạo sự vững chắc cho khớp gối;
  • Tạo sự tương hợp giữa hai mặt tiếp xúc, trải đều dịch bôi trơn và dinh dưỡng nuôi sụn khớp;
  • Lấp đầy khe khớp gối, tránh việc bao khớp và hoạt mạc bị kẹt vào kẽ khớp.

Có 2 loại sụn chêm bao gồm:

  • Sụn chêm trong: Nằm phía bên trong khớp, có hình chữ C, dài khoảng 5-6cm.
  • Sụn chêm ngoài: Nằm bên ngoài của khớp, có hình chữ O.

Sụn chêm dính chặt vào bao khớp ở bờ chu vi và liên quan với sự chuyển động của khớp gối, sụn chêm trượt ra sau khi duỗi chân và xô ra trước khi gấp chân. Nếu động tác quá mạnh và đột ngột, sụn chêm có thể bị rạn hay rách, lúc đó sẽ trở thành chướng ngại gây ra hạn chế cử động khớp.

Rách sụn chêm là gì?

Rách sụn chêm là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp nhất, gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Chấn thương này thường xảy ra khi xoay đầu gối đột ngột khi tập luyện, chơi thể thao hoặc tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến sụn chêm bị rách/vỡ. Một số trường hợp khác có thể gây rách sụn chêm như một phần sụn gối bị rách, vỡ ra, kẹt vào khớp gây thoái hóa đầu gối.

Rách sụn chêm có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:

  • Ở trẻ em: chấn thương khi chơi thể thao, khi vui chơi, chạy nhảy hoặc tai nạn giao thông. Trẻ em bị chấn thương ở trạng thái gối gấp, hoặc chân bị vặn xoắn dẫn đến chấn thương.
  • Ở người lớn: chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc thoái hóa xương, nhất là ở người lớn tuổi. Khi đang ngồi bỗng đột ngột đứng lên trong tư thế vặn chân.

Bị rách khâu 6 mũi tiếng trung là gì năm 2024

Rách sụn chêm có nguy hiểm không

Rách sụn chêm tùy theo vị trí rách mà sẽ có khả năng phục hồi khác nhau:

  • Rách sụn chêm ngoài độ 1 (rách sụn chêm ngoài): Đây là vùng có nhiều mạch máu, khi bị rách vẫn có thể phục hồi nếu được phát hiện sớm.
  • Rách sụn chêm trong độ 2: Tổn thương ở mức khá nặng, tình trạng này khó lành do mạch máu có xu hướng giảm dần, vết rách có thể lành nhưng kết quả không bằng cấp độ 1.
  • Rách sụn chêm trong độ 3: Vùng này không được cung cấp máu nuôi và vết rách không thể lành lại được, có khả năng phải phẫu thuật cắt bỏ phần tổn thương.

Với 3 cấp độ tổn thương sụn chêm như trên, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Đầu gối đau nhức dữ dội: Các hoạt động như đi lại, co duỗi đầu gối, nghiêng người qua trái, phải sẽ trở nên khó khăn và đau đớn nhiều hơn.
  • Teo cơ tứ đầu đùi: Đau đau kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ teo cơ tứ đầu đùi, người bệnh không đi lại, không duỗi thẳng chân được.
  • Hư khớp gối: đầu gối mất vững, sụn chêm bị hư hại nặng hơn theo thời gian, dễ bị thoái hóa và bị hư hoàn toàn
  • Gây tổn thương lên các bộ phận khác: rách sụn chêm do tổn thương dây chằng chéo trước có thể dẫn đến các tổn thương khác như bong chỗ bám, tổn thương dây chằng chéo sau, phù tủy xương,…

Điều trị rách sụn chêm

Rách sụn chêm có thể tự lành nếu vết rách sụn chêm chêm có kích thước nhỏ và nằm ở vị trí mặt ngoài có nguồn cung cấp máu dồi dào. Tuy nhiên, một số trường hợp rách sụn chêm cần phẫu thuật nếu vết rách nghiêm trọng. Vì vậy, dựa vào kết quả chẩn đoán để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng rách sụn chêm mà bác sĩ sẽ quyết định có cần phẫu thuật hay không. Các chẩn đoán lâm sàng người bệnh cần thực hiện gồm:

  • Nội soi: Xác định mức độ tổn thương của sụn chêm và các bộ phận cấu tạo nên khớp gối.
  • X-quang: nhìn thấy hình ảnh hẹp khe khớp
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: chẩn đoán tình trạng chấn thương, phát hiện các tổn thương kèm theo ở các vị trí khác nếu có như dây chằng chéo trước, sụn khớp, dây chằng chéo sau, dây chằng bên,…

Bị rách khâu 6 mũi tiếng trung là gì năm 2024

Sau khi thăm khám, dựa vào trình trạng rách như vị trí, kích thước, hình thái bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Các phương pháp được dùng trong điều trị rách sụn chêm bao gồm:

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật được áp dụng với trường hợp tổn thương nhỏ, ở vị trí ⅓ ngoài sát bao khớp được cung cấp máu nuôi dồi dào. Các phương pháp bao gồm vật lý trị liệu giúp giảm sưng, cứng khớp và khôi phục chức năng quanh khớp; Thuốc được sử dụng để giảm đau, giảm viêm và sưng.

Phẫu thuật rách sụn chêm

Nếu người bệnh bị rách sụn chêm nghiêm trọng, các phương pháp điều trị vật lý trị liệu và dùng thuốc không có hiệu quả, bạn có thể cần phẫu thuật để sửa chữa vết rách. Có hai phương pháp phẫu thuật rách sụn chêm bao gồm mổ mở và mổ nội soi.

Cắt một phần sụn chêm bị tổn thương

Chỉ định đối với trường hợp rách sụn chêm ở vùng vô mạch (không có mạch máu nuôi – vùng 2/3 trong) và vết rách cũ trên 6 tuần, đây là trường hợp nghiêm trọng nhất, vết rách không có khả năng phục hồi.

Khâu bảo tồn sụn chêm

Khâu bảo tồn sụn chêm được chỉ định với các trường hợp rách dọc, vết rách mới trước 6 tuần, vùng ⅓ ngoài sát bao khớp nơi có nguồn cấp máu dồi dào cho khả năng làm lành tổn thương nhanh., phương pháp này giúp hạn chế cắt sụn chêm, hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp do cắt sụn chêm đảm bao kéo dài tuổi thọ khớp qua bảo tồn chức năng sụn.

Phẫu thuật nội soi sụn chêm là một phương pháp điều trị ít xâm lấn người bệnh phục hồi nhanh sau phẫu thuật và đảm bảo thẩm mỹ. Phẫu thuật nội soi được sử dụng để loại bỏ phần bị rách của sụn chêm và khâu sụn chêm qua ngã nội soi.