Bị hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì

Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt là tình trạng thường gặp và ai cũng có thể bị ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, khi các biểu hiện này thường xuyên xảy ra thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để xem mình phải làm gì nhé.

1. Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?

Vào một ngày đẹp trời bỗng nhiên bạn thức dậy sau giấc ngủ dài thì đột ngột cảm thấy đau đầu, khó chịu. Cảnh vật xung quanh như đảo lộn trật tự, xoay vòng và khiến bạn khó định hình. Chắc hẳn ai cũng sẽ hoang mang tột độ khi tự nhiên tình trạng này ập tới bất ngờ không báo trước. Và khi càng lo lắng, bạn lại càng càng thấy đau đầu dữ dội hơn. Thậm chí có một số trường hợp còn ngất ngay sau đó.

Tình trạng bất thường đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt rất thường gặp trong dân số. Đặc biệt là ở đối tượng người trong độ tuổi trung niên, nữ có xu hướng nhiều hơn nam. Đặc điểm nổi bật của tình trạng hoa mắt chóng mặt còn có liên quan đến tư thế. Khi người bệnh đang ngồi và đứng lên sẽ thường bị chóng mặt hoa mắt, tình trạng này sẽ giảm dần nếu để cơ thể nằm yên, nhắm mắt và thả lỏng. Trong y học còn gọi tình trạng này với tên “chóng mặt tư thế kịch phát lành tính”. Các cơn hoa mắt chóng mặt có thể kéo dài trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần, sau đó có thể tự hết và tái phát lại sau vài năm hoặc ngắn hơn là vài tháng.

Đau đầu, hoa mắt chóng mặt không phải là tình trạng hiếm gặp

2. Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không

Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Thực tế nếu tình trạng này kéo dài và không cải thiện có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.

Tình trạng đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não hoặc các bệnh viêm tai giữa, huyết áp thấp, suy nhược thần kinh,… Vì vậy để yên tâm hơn về sức khỏe của mình, các bạn nên đi đến bệnh viện, cơ sở y tế để chụp CT đầu, CT sọ não hoặc CT mạch cảnh để bác sĩ kiểm tra, phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm.

Đau đầu, hoa mắt chóng mặt kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm

3. Cách phòng tránh đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt

Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt ngoài là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm thì nó còn có thể khiến bạn gặp một số rủi ro trong cuộc sống. Ví dụ như khi bạn đột ngột bị hoa mắt chóng mặt, đau đầu và ngất xỉu có thể gây ra tai nạn, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chấn thương sọ não. Vì thế để đề phòng rủi ro nguy hiểm, bạn nên dừng lại mọi chuyện và ngồi lại nghỉ ngơi ngay lập tức. Ngoài ra bạn có thể phòng tránh đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt bằng cách:

  • Người có tiền sử đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt nên hạn chế các công việc nguy hiểm như trèo cao, lái xe,…

  • Duy trì lối sống khỏe mạnh để giúp đẩy lùi sự xuất hiện của các triệu chứng đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt.

  • Đảm bảo ăn uống đúng bữa mỗi ngày và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.

  • Không thức quá khuya làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ ít nhất từ 6 - 8 tiếng một ngày.

  • Đa dạng khẩu phần ăn vào thực đơn hàng ngày, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và uống thật nhiều nước.

  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giảm áp lực công việc để cơ thể được nghỉ ngơi. Suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn mỗi ngày.

  • Không hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu và các chất kích thích có hại cho cơ thể.

  • Duy trì thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày như luyện yoga, tập gym,…

  • Tránh đổi tư thế cơ thể đột ngột như đang nằm lại đứng bật dậy hoặc xoay nhanh và liên tục sang 2 bên vì như vậy khiến bạn dễ bị hoa mắt chóng mặt.

Duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tránh xa bia rượu, chất kích thích

4. Nên làm gì khi bị đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt

Tình trạng đau đầu, hoa mắt chóng mặt có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Vì thế tùy theo từng trường hợp và cấp độ cụ thể để đưa ra cách ứng phó phù hợp:

Ở mức độ nhẹ

Nếu tình trạng này chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ thì bạn chú ý không nên di chuyển đột ngột và dùng tay ấn vào các huyệt ở đầu [có thể là thái dương, bách hội] hoặc dùng cao dán để giảm đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

Ở mức độ vừa

Bạn hãy lấy khoảng 10g gừng tươi để giã lấy nước, cho thêm khoảng 100ml nước sôi vào và khoắng đều, có thể cho thêm đường để dễ uống. Uống nước này khi nóng sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

Ở mức độ nặng

Bạn cũng uống gừng tươi theo công thức trên và kết hợp nghỉ ngơi. Nên nằm yên ở khu vực yên tĩnh, tránh tiếng ồn, không đi lại để tránh té ngã. Khi cơ thể đã khỏe hơn hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Bệnh nhân nên đi chụp CT đầu để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, tránh để lâu khiến triệu chứng chuyển biến nặng. Bên cạnh đó trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

5. Khám và điều trị bệnh tại MEDLATEC

Nếu tình trạng đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt của bạn diễn ra thường xuyên thì hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra và chẩn đoán sức khỏe. Hiện tại bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại trong chụp CT đầu, CT sọ não, CT mạch cảnh, giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý của bệnh nhân.

Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, MEDLATEC tự hào là lựa chọn tin cậy của nhiều khách hàng trên toàn quốc. Bệnh viện cũng chú trọng đầu tư, máy móc thiết bị hiện đại, tối tân để đem lại dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất cho khách hàng. Cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ chẩn đoán chính xác bệnh lý của người bệnh.

MEDLATEC là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của nhiều khách hàng

Tóm lại, khi có những triệu chứng đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt bạn không được chủ quan mà hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để chụp CT đầu. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để nhận tư vấn miễn phí.

Tôi 30 tuổi gần đây hay bị hoa mắt chóng mặt, xin hỏi đây có phải là triệu chứng của bệnh gì không và hoa mắt chóng mặt nên uống thuốc gì để điều trị?

Hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?

Các chuyên gia y tế cho biết, hoa mắt chóng mặt có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nhưng đôi khi cũng chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường, không chỉ xảy ra ở người già, người ở độ tuổi trung niên mà hiện nay người trẻ tuổi cũng rất hay gặp phải hiện tượng này.

Hoa mắt chóng mặt là một trong những biểu hiện khi làm việc với cường độ cao, căng thẳng, làm việc lâu trong một tư thế. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể thấy mọi vật như quay cuồng trước mắt, đầu óc choáng váng, đứng không vững, buồn nôn, chân tay lạnh toát…

Nguyên nhân gây nên hiện tượng hoa mắt chóng mặt

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng hoa mắt chóng mặt do 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu gây nên:

Nhóm 1: Do các bệnh về máu và tim mạch [các bệnh về tim mạch, thiếu máu não].

Nhóm 2: Do các bệnh về thần kinh. Với nguyên nhân này, ngoài những biểu hiện hoa mắt chóng mặt, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như ù tai, rung giật nhãn cầu. Chóng mặt do nguyên nhân rối loạn tiền đình gây ra bệnh nhân thường hay bị các cơn chóng mặt lặp lại, đột ngột, thường xảy ra vào đêm về sáng.

Những đối tượng hay mắc là những người huyết áp thấp, người bị thiểu năng tuần hoàn não do thiếu oxy lên não, do thay đổi thời tiết… và những triệu chứng này thường xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Sau cơn hoa mắt chóng mặt xảy ra, bệnh nhân thường có thêm di chứng về vận động, ù tai, mất ngủ, nhức đầu…Vậy khi bị hoa mắt chóng mặt nên uống thuốc gì để điều trị?

Hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì để điều trị?

Tùy từng trường hợp cụ thể mà có cách điều trị khác nhau, những liệu pháp sau đây được các chuyên gia tư vấn rất có ích và hiệu quả rõ rệt trong nhiều trường hợp:

Trường hợp hoa mắt chóng mặt với cơn nhẹ

Bệnh nhân có các biểu hiện như: hoa mắt, hơi choáng váng, vận động không bình thường khi nằm, ngồi, đứng, đi lại.

Trong trường hợp này sẽ dùng thuốc: cinnarizin, uống 1 viên 25mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần, uống liền trong 5-7 ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân lưu ý không nên thay đổi vị trí của mình một cách đột ngột. Có thể kết hợp với một số biện pháp chữa trị tại nhà như ấn huyệt, dùng cao dán, những bài thuốc dân gian… khá hiệu nghiệm.

Trường hợp hoa mắt chóng mặt với cơn vừa

Biểu hiện: Bệnh nhân cảm thấy khó chịu và khó khăn khi thay đổi tư thế hoặc vị trí lảo đảo đứng không vững, nhìn mọi vật không còn cố định, có thể kèm cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Trường hợp này có thể dùng bài thuốc sau:

Gừng tươi khoảng 10g, làm sạch, giã nhỏ, rót vào khoảng 100-150ml nước sôi, quấy đều, gạn lấy nước và thêm vào một thìa đường kính đủ ngọt và cho bệnh nhân uống ngay khi còn nóng. Nước gừng tươi có tác dụng chống buồn nôn và nôn còn tốt hơn cả metoclopramid.

Uống kết hợp hai loại thuốc sau đây: Diphenhydramin [bd: nautamine] hoặc dimenhydrinat [bid: dramamine] 1 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày cùng với cinnarizin như với cơn đau nhẹ trên đây. Sau khi uống một, hai ngày, tình trạng chóng mặt đã đỡ thì bỏ diphenhydramin hoặc dimenhydrinat mà chỉ dùng cinnarizin 1 viên/lần x 3 lần/ngày trong 5-7 ngày.

Trường hợp hoa mắt chóng mặt với cơn nặng

Biểu hiện: bệnh nhân khó khăn và khó chịu mỗi khi thay đổi tư thế, không thể ngồi dậy, đầu óc như bị chèn ép lại, nếu đi phải có người đỡ không thì sẽ ngã, nôn mửa dữ dội, nhìn mọi vật đều quay cuồng, người bệnh luôn nhắm mắt, muốn tìm nơi yên tĩnh và tránh ánh sáng. Trường hợp này bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc sau đây:

Uống nước gừng tươi với cách làm giống như trên. Nếu bệnh nhân nôn nhiều thì cần dùng oresol, đồng thời đưa bệnh nhân đi khám ngay tại bệnh viện.

Ngoài các biện pháp như trên, bệnh nhân có thể luyện tập phục hồi chức năng tiền đình, thường xuyên đi kiểm tra huyết áp vì đây là cơ sở phát hiện hoa mắt chóng mặt khi lượng máu và oxy lên não yếu.

Trên đây là một số bài thuốc chữa hoa mắt chóng mặt, một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định uống hoạt huyết dưỡng não. Khi bị hoa mắt chóng mặt, bệnh nhân nên đi khám sức khỏe để được bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề