Dược sĩ có được kê đơn thuốc không

Từ lâu, người bệnh vẫn nghĩ bác sĩ có nhiệm vụ khám bệnh rồi kê đơn thuốc, còn nhà thuốc có trách nhiệm bán thuốc theo toa thuốc bác sĩ đã kê. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại không?

Quy định có như không: Bác sĩ khám bệnh, kê đơn, Dược sĩ bán thuốc theo toa

Việc Bác sĩ, Nhà thuốc, Dược sĩ…có trách nhiệm và nhiệm vụ gì đã được Bộ Y tế quy định khá rõ ràng và chi tiết. Tuy nhiên, việc thực hiện hay không và thực hiện có nghiêm túc hay chỉ là qua mắt lại phụ thuộc vào bản thân người thầy thuốc và người bán thuốc.

Quy định của Bộ Y tế về việc bán thuốc theo đơn của bác sĩ có được thực hiện?

Trên trang tin dành cho sinh viên học Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, hiện nay, trên thị trường việc bác sĩ kê toa, bán thuốc cho người bệnh theo đơn đã được Bộ Y tế quy định rõ ràng. Tuy nhiên, việc bác sĩ có nhiệm vụ khám bệnh, kê toa; còn nhà thuốc bán thuốc theo toa của bác sĩ không được thực hiện nghiêm túc như trên lý thuốc.

Cụ thể, Bác sĩ làm phòng mạch phần đông khám bệnh kiêm luôn bán thuốc mà không cần kê toa; còn dược sĩ, nhà thuốc thì bán thuốc…cho người bệnh cũng chẳng cần toa. Chính việc bác sĩ khám bệnh kèm bán thuốc đang tạo nên rất nhiều hệ lụy. Đầu tiên, nếu bạn cho rằng việc này tạo thuận lợi cho người bệnh thì đã hoàn toàn sai so với quy định. Đồng thời, bác sĩ không kê đơn cho bệnh nhân cũng khiến họ gặp thiệt thòi cho người bệnh. Nhất là trong trường hợp nếu như bác sĩ không có tâm – bán thuốc lấy giá cao để trục lợi, bán kèm nhiều thuốc không cần thiết, thậm chí bán thuốc gần hết hạn dùng… thì còn gây nguy hiểm cho tính mạng của người dùng. Còn việc dược sĩ, dược tá nhà thuốc hiện nay tự chẩn bệnh kê toa rồi bán thuốc không cần toa của bác sĩ khám bệnh sẽ khiến người bệnh mua thuốc sử dụng dễ dàng gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, nhất là những thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị gây ra hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Đây cũng là điều tối kỵ mà giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur luôn nhắc nhở học sinh khi hành nghề sau khi ra trường.

Quy định của Bộ Y tế về việc bán thuốc theo đơn của bác sĩ có được thực hiện?

Có nên tẩy chay đơn thuốc chữ quá xấu, nhà thuốc không bán thuốc theo toa?

Theo đó, nhằm đòi lại công và quyền lợi cho mình, người bệnh đang đặt câu hỏi có nên tẩy chay vị bác sĩ nào viết đơn thuốc quá xấu, khó đọc, nhà thuốc bán thuốc không theo đơn hay không. Bởi vì, phần lớn bác sĩ hiện nay cũng từng có một phòng khám bệnh riêng ngoài giờ [phòng mạch tư] giúp giảm tải bệnh viện và sàng lọc những bệnh lý ban đầu; giúp bác sĩ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế, bác sĩ làm phòng mạch cần tuân thủ các quy định đã có về việc kê đơn thuốc chính xác, rõ ràng. Không tự ý bán thuốc, nhất là lợi dụng lòng tin của người bệnh để bán thuốc giá quá cao so với giá quy định; hay không đưa toa, ghi toa đọc không được nhằm buộc người bệnh mua thuốc của mình, hoặc cơ sở liên kết với mình để hưởng lợi. Giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cũng nhất trí về vấn đề này. Cô nói: “Người bệnh cần được đảm bảo quyền lợi và những người thầy thuốc cần tuân thủ quy định để đảm bảo quyền lợi ấy. Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur luôn ghi nhớ và nghiêm chỉnh thực hiện quy định này.

Nhà thuốc bên ngoài bệnh viện cũng góp phần giúp người bệnh có những điểm mua thuốc thuận lợi và tin tưởng. Tuy nhiên, dược sĩ nhà thuốc cũng phải tuân thủ các quy định của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn đối với thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị… không được tự ý chẩn bệnh kê toa, thậm chí cố tình bán kèm theo những thuốc không cần thiết nhằm có thêm lợi nhuận cho mình cũng là việc sai quy định.

Vì thế, có thể nhận thấy việc bác sĩ phòng khám tư nhân kiêm bán thuốc đã sai, lại còn không đưa toa cho người bệnh, hoặc đưa toa thuốc không đọc được càng sai. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh sử dụng có thể không an toàn, hợp lý, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người ngạc nhiên khi đến bây giờ thời buổi công nghệ mà bác sĩ còn ghi toa thuốc bằng chữ viết tay không đọc ra tên thuốc để bán. Bên cạnh đó, ở phòng mạch tư, do không có quy định phải làm bệnh án nên toa thuốc chính là hồ sơ pháp lý của bệnh nhân và thầy thuốc khi có tai biến xảy ra đối với người bệnh. Dược sĩ bán thuốc thì phải có trách nhiệm với người bệnh trong hành nghề, phải tuân thủ các quy định. Kế đến là trách nhiệm của ngành y tế, của các bộ phận quản lý liên quan, phải giám sát, kiểm tra, xử phạt nhằm chấn chỉnh bác sĩ, dược sĩ hành nghề đúng theo quy định.

Điều quan trọng nhất để người bệnh bảo vệ quyền lợi và sức khỏe là tìm đến các cơ sở khám bệnh và bán thuốc tuân thủ đúng quy định. Cương quyết không mua thuốc ở nơi khám bệnh, khám xong phải có toa thuốc của bác sĩ, mua thuốc ở nhà thuốc phải theo đơn.

Trang Minh

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
- Địa chỉ cơ sở Hà Nội: 212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
- Địa chỉ cơ sở TH tại Hà Nội: 49 Thái Thịnh - Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0996.212.212 - 0886.212.212
- Địa chỉ cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh:b> Địa chỉ số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Địa chỉ cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh:b> Địa chỉ số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
- Địa chỉ cơ sở đào tạo TP Yên Bái:b> Địa chỉ số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái . Điện thoại: 02166.296.296 – 0996.296.296


Video liên quan

Chủ Đề