Bị dập móng chân có sao không

18-03-2009

Tôi bị dập móng chân cách đây khoảng nửa tháng do chống xe máy dập vào. Hiện giờ thì máu đã khô nhưng mà lớp da dưới móng vẫn còn ướt và có  mùi hôi, chỉ còn lại khoảng 1/3 móng là còn dính với lớp da ở dưới, còn phần  da chỗ móng mọc ra thì có màu trắng nhạt giống như là bị phỏng rồi phồng lên vậy. Bác sĩ làm ơn cho biết móng tôi có thể mọc lại đựoc không, phần  thịt có phải bị chết rồi không? (B.H)

Trả lời: Chào bạn, trường hợp dập móng chân do chống xe máy dập vào như của bạn rất thường gặp trong tai nạn lùi xe máy mà chân chống xe quẹt vào. Vấn đề rất quan trọng là xử lý đầu tiên:

- Nên lấy hết phần máu tụ dưới móng và khâu lại móng để phòng ngừa tụ dịch và máu gây nhiễm trùng, người ta thường săm những lỗ nhỏ trên móng để máu còn lại thoát ra, khai thông máu bầm.

- Nếu móng được giữ tốt thì mầm móng sẽ mọc lại được và ít khi có hiện tượng méo mó móng.

Trường hợp của bạn có thể móng đã bị nhiễm trùng mủ thối, do đó bạn nên đi thay băng hằng ngày, có thể cắt bỏ phần móng đã chết và băng giữ ẩm lại, chú ý giữ vệ sinh, hy vọng móng của bạn sẽ mọc lại. Do móng được hình thành từ các tế bào thượng bì hóa sừng, khi bị tổn thương gây dập móng, lớp móng mới sẽ được hình thành từ lớp nền và thay thế cho móng đã bị hư.

Thân mến!

BS. VƯƠNG HỮU ĐỊNH

Khoa Cơ Xương Khớp - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Video Cách trị dập móng tay móng chân đánh bay cơn đau nhức tột độ

Xem thêm: Các nguyên nhân gây đau chân và biện pháp điều trị tại nhà

Máu bầm ở móng chân thường xảy ra khi bạn bị dập móng chân do những tai nạn nhỏ ngoài ý muốn như vấp té, kẹt móng chân vào cửa, bị vật nặng rơi trúng. Tuy không phải là những chấn thương nghiêm trọng nhưng chúng cũng ảnh hưởng nhiều đến việc di chuyển, hoạt động và thẩm mỹ.

Một khối máu tụ nhỏ dưới móng chân không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, chỉ cần các biện pháp khắc phục tại nhà đã có thể kiểm soát cơn đau cho đến khi vết thương hồi phục:

  • Lấy đá chườm ngay chỗ ngón chân bị dập: hãy dùng túi đá hoặc bọc đá trong một chiếc khăn rồi chườm lên chỗ móng bị dập. Đây là cách sơ cứu giúp giảm sưng đau an toàn và hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng ngay khi vừa bị chấn thương. Bạn nên chườm đá đá liên tục 1 – 2 lần/ngày và tăng lên 3 – 4 lần ở ngày thứ hai.
  • Dùng thuốc giảm đau: Các tình trạng chảy máu nhẹ thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng nên có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại nhà. Để giảm bớt tình trạng đau nhức, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol và ibuprofen.
  • Bôi thuốc sát khuẩn, băng bó ngón chân: Nếu ngón chân của bạn bị dập quá mạnh thì hãy bôi thuốc sát khuẩn và băng khu vực chấn thương ngay lập tức để giảm lượng máu chảy ra. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng móng chân của bạn như thế nào để có thể tìm ra cách xử lý hiệu quả nhất.

Dập móng chân bao lâu khỏi?

734 17/08/2022

Dập móng chân bao lâu khỏi?

Trả lời

Video Bật móng chân nên làm gì - ăn gì - bôi thuốc gì? 

Xem thêm: Các nguyên nhân gây đau chân và biện pháp điều trị tại nhà

Dập móng tay chân có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên  nhưng cho dù nguyên nhân đó là gì thì đều khiến người bệnh đau đớn và ám ảnh vô cùng. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sơ cứu và chăm sóc móng chân bị dập qua bài viết dưới đây.

Những lý do khiến bạn bị dập móng chân 

Trước tiên chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về cấu tạo móng. Như các bạn đã biết thì móng là bộ phận được sinh ra để bảo vệ phần mô mềm và mạng lưới các dây thần kinh dày đặc ở đầu ngón tay chân. Gian bào là nhóm tế bào đặc biệt cấu tạo nên móng tay chân. Sở dĩ gọi đây là những tế bào đặc biệt bởi vì chúng không phải là tế bào sống nhưng lại có rất nhiều mạch máu và phân bố chủ yếu ở dưới quầng móng.

Sự phát triển của móng không bị chi phối bởi canxi vì cấu tạo của móng khác với xương. Móng có thể tăng 5cm chiều dài mỗi năm và sẽ tăng trưởng suốt đời. Tuổi càng lớn thì móng sẽ mọc chậm lại, nhưng có một sự thật thú vị là khi mang thai, móng tay chân của phụ nữ sẽ mọc nhanh hơn.

Bị dập móng chân có sao không

Bật móng tay chân xảy ra khi có một lực bên ngoài tác động mạnh lên phần tay chân và móng. Điều này thường là do có vật nặng rơi trúng, chơi đùa, chơi thể thao, khiêng đồ vật, vấp ngã,... và khiến “khổ chủ" phải chịu cơn đau bất ngờ, nhức nhối. 

Nếu chẳng may bạn bị chấn thương dập móng hay bật móng chân do chơi thể thao, mà móng chân mang móng vẫn được bảo tồn, lớp gian bào vẫn còn thì móng chân vẫn có thể mọc trở lại

Mỗi ngày móng tay phát triển khoảng 0.1mm còn móng chân thì chậm hơn. Nếu tổn thương móng chân do chấn thương thì tùy từng mức độ tổn thương mà mức độ phục hồi khác nhau.

Nếu móng bị tổn thương toàn bộ thì sau thời gian bong tróc, móng mới phát triển bắt đầu từ góc móng phát triển dần dần với tốc độ 0.1mm/ngày. Như vậy sau khoảng 6 – 9 tháng móng sẽ lại bình thường như lúc ban đầu, nhưng nếu móng có nhiễm trùng kèm theo thì thời gian móng chân mọc sẽ lâu hơn.

Làm gì khi ngón chân bị dập

1. Lấy đá chườm ngay chỗ ngón chân bị dập

Bạn hãy lấy một một chiếc khăn bông mềm, sau đó bỏ đá vào khăn quấn tròn lại rồi giữ túi này chườm lên vùng bị tổn thương giữ trong vòng 20 phút.

Hãy nhớ: Thực hiện một cách liên tục 1 – 2 giờ đồng hồ trong vòng 24 giờ đầu tiên. Sau đó sang ngày thứ hai, thứ ba thì chỉ cần 3 – 4 lần thôi. Điều này sẽ giúp tan cục máu đông ở ngón chân

Với phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể ngâm chân trực tiếp vào trong nước đá thay vì chườm

Tức bạn sẽ sử dụng 1 bát nước có bỏ đá, sau đó lấy chân bị dập ngâm vào chậu nước.

Phương pháp này có thể gây khó chịu cho bạn khi thực hiện nhưng nó sẽ giúp bạn giảm được đau và giảm phù nề sau này

Bị dập móng chân có sao không

2. Sử dụng thuốc giảm đau

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, điều này không chỉ giúp bạn bớt đau mà còn giảm được tình trạng viêm nhiễm sau này nữa.

Ngoài ra, bạn có thể nghe nhạc hoặc xem phim để tạo cảm giác dễ chịu, quên đi cơn đau tạm thời.

3. Băng bó ngón chân

Móng chân có thể bị gãy, bong, bầm dập hoặc tụ máu.  Nếu trường hợp, móng của bạn bị bong một phần thì bạn nên bôi kem kháng sinh và băng bó để tránh những tác động làm bong tróc móng.

Còn nếu tụ máu quá lớn thì tốt nhất bạn nên đi đến trung tâm y tế để khám

Tại sao ư? Bởi khi tụ máu bầm nhiều thì bác sĩ sẽ khoang 1 lỗ nhỏ ở móng giúp máu dễ dàng lưu thông, giảm đau cho bạn.

Việc này cần phải thực hiện trong vòng 24h đầu khi ngón chân của bạn bị dập, bởi nếu để lâu thì máu sẽ đông lại rất khó để hút ra.

Ngoài ra, khi đến bác sĩ bạn sẽ được theo dõi trường hợp có thể bị sốt, bị nhiễm trùng như ngưng mủ, sưng, nóng đỏ,…

4. Nâng cao vùng tổn thương để giảm đau

Đây là cách giúp bạn sơ cứu ngay tức thì bằng cách nâng cao vùng bị tổn thương (cần làm trong vòng 48 giờ đầu)

Sau khi bị dập, bạn sẽ ngồi ở tư thế thuận tiện nhất, sau đó dùng chăn hoặc gối êm đặt bàn chân lên, nên để chân bị dập cao ngang tim.

Khi chăm sóc móng bị dập cần lưu ý những gì? 

Bị dập móng chân có sao không

Trong quá trình chăm sóc móng tay chân bị bật, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Thường thì khi nằm ngủ sẽ không tránh khỏi việc chúng ta cử động chân tay, đôi khi vô tình đụng vào đồ vật nào đó khiến chỗ ngón tay hoặc chân bị bật móng trở nên đau điếng. Do đó khi đi ngủ, bạn hãy kê chân lên gối cao, đối với bên tay có móng bị bật thì hãy để cánh tay đó ở bên phía không giáp với người cùng giường để hạn chế tối đa nguy cơ va chạm trong khi đang ngủ;
  • Kiêng đụng nước ở ngón tay/chân bị bật móng trong vòng 1 - 2 ngày đầu bởi vì nếu dính nước thì vết thương sẽ rất khó lành;
  • Sau 2 ngày đầu, bạn nên rửa nước ấm cho vết thương khoảng 2 lần/ngày để loại bỏ bụi bẩn và thay băng mới;
  • Luôn băng móng chân bảo vệ và đi dép để vùng này được khô  thoáng;
  • Đối với vùng móng xung quanh, hãy thoa vaseline để dưỡng ẩm và phục hồi;
  • Trong thời gian móng tay chân bị bật, nên hạn chế tham gia các hoạt động thể lực có thể làm ảnh hưởng tới vết thương cho đến khi lành hẳn.

Bên cạnh việc chăm sóc trực tiếp cho vết thương do bị bật móng tay chân, bạn cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng từ bên trong vì nếu cơ thể được bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giúp móng phục hồi nhanh chóng hơn. Cụ thể:

  • Những món bạn nên ăn:
  • Protein từ thịt cá, trứng (trừ những loại thịt dễ gây viêm và khiến vết thương để lại sẹo xấu như xúc xích, khô bò, dăm bông, thịt hun khói, thịt trâu,...);
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi như thanh long, cam, quýt, đu đủ, bưởi, súp lơ xanh,...;
  • Thực phẩm chứa nhiều selen và kẽm có tác dụng chống nhiễm trùng cho móng chân của bạn như ngũ cốc nguyên hạt, cá biển, nấm, dầu olive, lòng đỏ trứng gà,...;
  • Món cần kiêng: da gà vì dễ gây ngứa, hay rau muống vì sẽ làm hình thành sẹo lồi khó định hình móng khi mọc lên.

Nhìn chung bạn cần hết sức lưu ý về vấn đề chăm sóc, vệ sinh móng tay chân khi bị bật và chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này để đẩy nhanh quá trình phục hồi móng cũng như tránh nguy cơ nhiễm trùng khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết sơ cứu bật móng tay chân đúng cách. Nếu tình trạng bật móng nghiêm trọng thì   bạn hãy tìm đến bác sĩ để được xử trí, khắc  phục tình trạng này và dùng thuốc theo chỉ định để giảm đau và tránh nhiễm trùng.