Bể hiếu khí xảy ra quá trình nitrat hóa

Quá trình xử lý Nitơ hoàn tất với bước thúc đẩy quá trình Nitrat hóa xảy ra trong các bể sinh học hiếu khí. Sau đó là hoàn tất quá trình xử lý ni-tơ, giải phóng ni-tơ tại bể sinh học kị khí.

Quá trình xử lý Nitơ – Nitrat hóa – Sản phẩm ứng dụng phù hợp là Vi sinh khử ammonia Microbe-Lift N1

Vi sinh khử ammonia Microbe-Lift N1 là quần hợp các vi sinh vật khử nitơ. Được chọn lọc riêng biệt để đẩy mạnh, thiết lập và duy trì quá trình nitrat hoá trong các thiết bị xử lý nước thải tương xứng.

Vi sinh khử ammonia Microbe-Lift N1 bao gồm: Vi khuẩn Nitrosomonas spp và vi khuẩn Nitrobacter spp. Quá trình Nitrat hoá từ nitơ, amoni được chia làm hai bước. Và có liên quan tới hai loại vi sinh vật. Đó là: Vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. Ở giai đoạn đầu tiên, amoni được chuyển thành nitrit. Và ở bước thứ hai, nitrit được chuyển thành nitrat.

Bể hiếu khí xảy ra quá trình nitrat hóa
Hình 1. Sử dụng vi sinh khử ammonia Microbe-Lift N1 tại bể hiếu khí.

  • Bước 1. NH4- + 1,5 O2 –> NO2- + 2H+ + H2O (cần Nitrosomonas)
  • Bước 2. NO2- + 0,5 O2 –> NO3- (cần Nitrobacter)

Các vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp sử dụng năng lượng lấy từ các phản ứng trên. Để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối.

Các bể sinh học có sục khí sẽ được bổ sung vi sinh khử ammonia Microbe-Lift N1 bao gồm: Bể Aerotank truyền thống, bể SBR, bể MBBR, bể ASBR…

\>>> Xem thêm: XỬ LÝ NITƠ TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẰNG VI SINH MICROBE-LIFT N1.

Quá trình xử lý Nitơ – Khử Nitrat hóa – Sản phẩm ứng dụng phù hợp là Vi sinh khử Nitrate Microbe-Lift IND

Vi sinh khử Nitrat Microbe-Lift IND chứa đựng một hỗn hợp gồm 12 chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn. Với mật độ 387/450 triệu vi sinh/ml. Trong đó có chứa chủng Bacillus amyloliquefaciens, Rhodopseudomonas palustris… có khả năng chuyển hóa Nitrate về dạng Ni-tơ tự do.

Trong môi trường thiếu ôxy, các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans (dạng kị khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hoá chất hữu cơ. Ni-tơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.

  • Khử nitrat: NO3- + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O
  • Khử nitrit: NO2- + 0,67 CH3OH + H+ –> 0,04 C5H7O2N + 0,48 N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O

Ngoài ra, sự có mặt của vi sinh khử Nitrat Microbe-Lift IND còn giúp làm giảm BOD, COD, TSS đầu ra. Cải thiện khả năng lắng trong các công đoạn làm sạch phía sau. Đồng thời, chúng cũng làm giảm thể tích bùn của các hợp chất khó phân huỷ. Cụ thể như: Acid béo, các hợp chất hoá học đa dạng, hydrocarbon và các chất xơ khác.

Vi sinh khử Nitrate Microbe-Lift IND thường được bổ sung vào bể Anoxic hoặc bể kị khí để quá trình phản nitrat hóa diễn ra triệt để.

Bể hiếu khí xảy ra quá trình nitrat hóa
Hình 2. Vi sinh khử Nitrate hóa Microbe-Lift IND.

Trong quá trình xử lý Nitơ cần một số điều kiện cần thiết như DO (hàm lượng oxy hòa tan), độ kiềm, hàm lượng MLVSS, lương RAS từ bể hiếu khí về bể Anoxic, nồng độ pH,…..Chi tiết nội dung này sẽ được cập nhật ở bài viết sau. Mời các bạn quan tâm chú ý theo dõi.

Quá trình xử lý nitơ hoàn tất với bước thúc đẩy quá trình Nitrat hóa. Xảy ra trong các bể sinh học hiếu khí. Sau đó là hoàn tất quá trình xử lý ni-tơ, giải phóng ni-tơ tại bể sinh học kị khí.

Vi sinh xử lý nitơ của thương hiệu Microbe-Lift có thể ứng dụng được cho tất cả các loại nước thải có chứa chất hữu cơ, nhiễm nitơ. Cách sử dụng dễ dàng, thuận tiện và chi phí thấp cho việc vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Xử lý nước thải là vấn đề báo động và gây đau đầu cho các xí nghiệp, nhà máy… hiện nay. Để xử lý được nước thải tốt bạn cần nắm rõ quá trình Nitrat hoá. Điều này giúp bạn tính toán, thiết kế, thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải diễn ra nhanh và đạt hiệu quả hơn. Vậy quá trình Nitrat hóa trong xử lý nước thải cần nắm những thông tin gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của PH – EU để có nhiều thông tin bổ ích nhé!

Nitrat hoá là quá trình oxy hóa Amoniac thành Nitrat với sản phẩm trung gian là Nitrit. Quá trình này là được xảy ra đầu tiên để khởi động cho chu trình Nitơ. Chúng sẽ được thực hiện bởi bộ đôi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Quá trình Nitrat hóa sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bể hiếu khí xảy ra quá trình nitrat hóa
Quá trình Nitrat hóa trong việc xử lý nước thải là gì?

  • Bước 1: Vi khuẩn Nitrosomonas sẽ biến đổi Amoniac (NH3 và NH4+) thành Nitrit (NO2)
  • Bước 2: Vi khuẩn Nitrobacter sẽ chuyển hóa NO2 thành Nitrat (NO3và thúc quá trình Nitrat hóa.

Sau khi quá trình Nitrat hóa kết thúc sẽ đến chu trình xử lý Nitơ. Chu trình này sẽ chuyển đổi Nitrat thành khí N2 về khí quyển. Làm giảm hàm lượng Nitơ, Amoniac nồng độ cao có trong nước thải. Giúp cho các xí nghiệp, nhà máy, khu đô thị đạt được tiêu chí nước thải đầu ra theo quy định. Làm giảm thiểu các tác hại đến môi trường sống. Cũng như những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người.

THAM KHẢO THÊM:
  • Công nghệ xử lý nước thải UASB nguyên lý hoạt động thế nào?

Tại sao cần đến quá trình Nitrat hóa trong vấn đề xử lý nước thải

Như chúng ta đã biết, xử lý nước thải đang là vấn đề nan giải trong các nhà máy xí nghiệp…Nhất là trong giai đoạn hiện nay. Khi mà các tiêu chí kiểm định chất lượng nước thải đầu ra quy định nghiêm ngặt. Do vậy việc để xử lý nước thải hiệu quả thì rất cần đến quá trình Nitrat hoá.

Bể hiếu khí xảy ra quá trình nitrat hóa
Tại sao cần đến quá trình Nitrat hóa trong việc xử lý nước thải

Việc sử dụng vi sinh để xử lý nước thải được đánh giá là phương pháp đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt là nó không gây hại cho môi trường. Vì thế để xử lý Amoni trong nước thải cần diễn ra quá trình Nitrat hoá. Điều này giúp khử Nitrat và giải phóng khí Nitơ tự do.

Quá trình Nitrat hóa rất cần thiết và quan trọng trong xử lý nước thải. Bởi Nitơ đơn thuần trong nước thải rất khó xử lý. Do vậy cần các vi khuẩn trong quá trình Nitrat hoá để biến đổi Nitơ. Giúp cho các hợp chất có trong Nitơ biến đổi thành những hợp chất dễ phân huỷ và ít độc hại hơn.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHƯA BAO GIỜ ĐƠN GIẢN ĐẾN THẾ!

Công nghệ xử lý nước thải cùng hệ thống nhỏ gọn dễ dàng di chuyển tiện lợi. PH-EU Cam kết chất lượng nước thải sau Xử lý đạt chuẩn chất lượng Quốc Gia, nhận tư vấn 24/7

XEM NGAY

Ba yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình Nitrat hoá

Quá trình Nitrat hoá sẽ bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố dưới đây:

Độ pH ảnh hưởng đến quá trình Nitrat hoá

Quá trình Nitrat hoá tạo ra axit, giúp làm giảm độ pH trong bể sục khí. Để vi khuẩn hoạt động thì độ pH của quá trình Nitrat hóa sẽ giao động trong khoảng từ 6.0-9.0. Khi tích hợp vào men vi sinh thì độ pH lý tưởng để vi khuẩn Nitrat hóa từ 7.5-8.5. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các nhà máy có thể xử lý Nitrat hiệu quả với độ pH từ 6.5-7.0. Quá trình Nitrat hoá sẽ bị ức chế khi pH dưới 5.0 và sẽ ngừng lại nếu< 4.0.

Oxy hòa tan:

Quá trình Nitrat hoá sẽ tiêu thụ một lượng oxy lớn. Do vậy để đảm bảo có đủ oxy cho quá trình Nitrat diễn ra thì hàm lượng oxy hòa tan DO từ 2mg/l – 4.5mg/l.

Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của Nitrat hoá. Quá trình này đạt tốc độ tối đa nếu nước ở nhiệt độ từ 30-35 độ C. Ở nhiệt độ >= 40 độ C thì tỷ lệ Nitrat hoá giảm xuống gần bằng 0.

Bể hiếu khí xảy ra quá trình nitrat hóa
Quá trình Nitrat hóa trong việc xử lý nước thải

Chúng tôi vừa chia sẻ một số thông tin về quá trình Nitrat hóa trong xử lý nước thải. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị xử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với PH – EU chúng tôi qua hotline: