Bảo vệ môi trường nước là gì

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG có lẽ là một trong những cụm từ đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Mặc dù quen thuộc là thế nhưng vẫn luôn là một chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường nước đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân là gì, hậu quả do đâu mà ra và đặc biệt là cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Sohava tìm hiểu nhé!

Mục lục
  1. Tìm hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường nước là gì?
  2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay
    • Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
    • Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên Thế giới
  3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
    • Đối với con người
    • Đối với nguồn nước và sinh vật dưới nước
    • Đối với thực vật
    • Đối với nền kinh tế
  4. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
    • Ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp và đô thị hóa
    • Ô nhiễm do ý thức sinh hoạt
    • Ô nhiễm do yếu tố khác
  5. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
    • Giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
    • Hạn chế sử dụng hóa chất vào chăn nuôi sản xuất
    • Xử lý rác thải đúng cách
    • Biện pháp xử phạt
  6. Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
  7. Lời kết

Tìm hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng nguồn nước ở những nơi như sông, hồ, biển, nước ngầm, bị nhiễm các chất độc hại như chất thải công nghiệp, hóa chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, gây hại cho con người và cuộc sống sinh vật trong tự nhiên.

Ô nhiễm nước là nguồn nước bị nhiễm hóa chất gây bất lợi cho sức khỏe con người, thực vật và động vật

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay

Ngày nay các ngành công nghệ, công nghiệp ngày càng phát triển nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng kéo theo đó cũng chính là những hệ lụy khủng khiếp đã và đang làm hủy hoại môi trường sống của con người và các sinh vật, thực vật trên địa cầu.

Dường như người dân ở nhiều nơi trên Thế giới đã phải chấp nhận chịu cảnh sống chung với nguồn nước bị nhiễm bẩn mà không có lối thoát

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam

Kể từ năm 2016, các tổ chức môi trường quốc tế thông báo tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động và đặc biệt Việt Nam thuộc TOP 5 quốc gia có lượng rác thải đổ ra biển nhiều nhất Thế giới. Trong số đó còn có: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan. Và đứng TOP đầu cả nước về tình trạng ô nhiễm môi trường nước không thể không nhắc đến hai thành phố lớn của Việt Nam đó là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nơi tập trung những khu công nghiệp lớn và dân cư đông đúc.

Tình trạng đáng buồn ở Việt Nam là hành động xả thải rác ra sông hồ, biển cả đã trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân và nhiều người còn làm điều ấy một cách rất công khai. Các hình thức chế tài, nhắc nhở và phạt hành chính đã không còn tính răn đe đối với những trường hợp vi phạm.

Để nói về thực trạng ô nhiễm môi trường nước thì không ai không biết đến câu chuyện dòng sông Thị Vải. Nơi đây đã từng bị bức tử bởi hóa chất thải ra từ nhà máy Vedan 14 năm liền luôn, đây là nỗi trăn trở của những người yêu môi trường khi phải chứng kiến cảnh tượng dòng sông nhuộm một màu xám xịt và khoác lên hàng tấn lớp bọt và chất thải công nghiệp. Và đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những người dân quanh khu vực dòng sông khi mà ngày nào cũng phải chịu cảnh sống chung với sự ô nhiễm nặng nề này và đã có rất nhiều người phải chuyển đi nơi khác sinh sống.

Nghiêm trọng hơn hết là số lượng người dân mắc các bệnh ung thư, các bệnh về da [ như: nhiễm giun sán, kiết lỵ, Asen] do sống chung với nguồn nước bẩn ở Việt Nam ngày một tăng cao.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên Thế giới

Việc công nghiệp hóa, lạm dụng tài nguyên nước cùng các yếu tố khác đang là nguyên nhân chính khiến cho thực trạng này trên Thế giới rơi vào tình trạng đáng báo động.

Điều đáng nói ở đây là các con sông ở lục địa châu Á là nơi ô nhiễm nặng nề với hàm lượng chì và các hóa chất khác ở mức cao. Theo báo cáo, số lượng vi khuẩn đạt gấp 3 lần so với trung bình thế giới. Ngoài ra đây chỉ là vấn đề bề nổi, một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay nữa đó là tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở nhiều quốc gia.

Sử dụng sản phẩm hữu cơ:

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước

Đối với con người

Hậu quả chung ảnh hưởng đến con người là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như ung thư, viêm da, tiêu chảy, ngày càng gia tăng.

Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ và vô cơ: các hợp chất này thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin, nếu nhiễm phải, nguy cơ gây ung thư rất cao.

Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen, Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như đột biến, ung thư, da xanh, thiếu máu

Đối với nguồn nước và sinh vật dưới nước

Nguồn nước ngầm: Ngoài việc tạo ra các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian phân hủy, 1 phần được các sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống mạch nước bên dưới qua đất và làm biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm.

Nước mặt: Con người phụ thuộc vào nguồn nước mặt đề ăn uống,vệ sinh, giặt giũ. Nếu nguồn nước này bị ô nhiễm thì sẽ là một thảm họa, là cách mà bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh

Sinh vật dưới nước: Là môi trường sống của các loài thuỷ sản, khi xảy ra ô nhiễm môi trường nước, chúng sẽ không thể phát triển thậm chí sẽ nhiễm độc rồi chết. Con người ăn phải những thủy sản này cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Đối với thực vật

Việc sử dụng quá nhiều phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Khi những cây trồng hấp thu những loại hóa chất đó quá nhiều thì lúc con người ăn vào cũng gây bệnh nguy hiểm.

Đối với nền kinh tế

Ô nhiễm nguồn nước có thể tổn hại cho nền kinh tế vì gây nhiều tốn kém chi phí cho việc xử lý và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nước, làm giảm năng suất của bà con nông dân trong nuôi trồng thủy hải sản, trồng trọt,

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đem lại ngày một nặng nề và không thể nào xem nhẹ được.

Hình ảnh hàng loạt cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước do nhiễm chất độc trong nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp và đô thị hóa

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra chóng mặt gây áp lực lên tài nguyên nước. Theo đó mỗi khi hoạt động các nhà máy sẽ phải thải chất thải công nghiệp ra ngoài và các khu đô thị cũng vậy, khi không có khu vực xử lý chất thải có thể do nhiều nguyên nhân [diện tích nhỏ hẹp, chi phí cao, ] thì sẽ thải trực tiếp ra sông, hồ, biển. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước lớn nhất.

Ô nhiễm do ý thức sinh hoạt

Tình trạng ô nhiễm ở các khu dân cư, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý rác thải tập trung cùng với ý thức chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường nên nhiều người dân trực tiếp xả ra sông, hồ, kênh, mương và không thực hiện phân loại rác thải.

Ngoài ra các bệnh viện, cơ sở y tế, các cơ sở sản xuất, chế biến cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải, lượng lớn rác thải rắn không thu gom hết được mà bị hòa lẫn với nguồn nước cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước.

Ô nhiễm do yếu tố khác

Ô nhiễm do tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão, Ngoài ra đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả quá trình phân hủy xác chết.

Hiện tượng phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tăng mức độ dinh dưỡng trong các vùng nước. Điều này dẫn đến sự nở hoa của tảo trong nước. Nó cũng làm cạn kiệt oxy trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến cá và các quần thể động vật thủy sinh khác,

Nông dân sử dụng hóa chất trong trồng trọt và thải trực tiếp nguồn nước

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Giáo dục cho tất cả người dân về hậu quả nghiêm trong của ô nhiễm nước vàc các biện pháp bảo vệ môi trường nước. Nâng cao ý thức người dân trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Điều này không chỉ giới hạn đối với trẻ em học sinh, sinh viên mà là toàn xã hội.

Luôn đưa vào giảng dạy những biện pháp xử lý rác thải để mọi người có thể tìm tòi nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Tích cực trồng nhiều cây xanh, đầu tư phủ xanh đồi trọc.

Hình ảnh những thùng rác phân loại rác thải được đặt ở trên đường phố, giúp việc xử lý rác trở nên hiệu quả hơn

Hạn chế sử dụng hóa chất vào chăn nuôi sản xuất

Xây dựng và thực hiện có kế hoạch các biện pháp quản lý chất lượng nông nghiệp, hạn chế sử dụng các chất hóa học phân bón vào nuôi trồng sản xuất.

Trồng cây xen canh, phủ xanh đồi trọc cũng là một trong những biện pháp giúp lọc và giữ được nguồn nước sạch.

Xử lý rác thải đúng cách

Cần có những vật dụng chứa rác và phân loại rác ở tất cả các khu dân cư, nơi công cộng, khu tập thể, Bên cạnh đó cần có nơi xử lý rác thải đúng cách, hợp vệ sinh để tránh gây ảnh hưởng đến nguồn nước.

Biện pháp xử phạt

Cần quan tâm và thắt chặt công tác quản lý môi trường và sẵn sàng xử phạt nghiêm các hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường nước.

Có rất nhiều biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước đã được nhà nước đề ra nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ở ý thức của mỗi chúng ta.

Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước

Nguồn nước sạch đang bị thiếu thốn nghiêm trọng đặc biệt là ở nhiều nước Châu Phi
Nguồn nước biển trong xanh đã bị hủy hoại bởi con người
Chất thải công nghiệp được thải trực tiếp ra sông
Nhiều loài sinh vật biển đã phải chết vì mắc phải lưới hoặc ăn phải rác thải rắn trôi ngoài biển
Những thứ còn sót lại do khách du lịch ghé qua
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước tại các vùng ven đô thị
Hình ảnh đẹp của thanh niên Việt Nam ra quân bảo vệ môi trường nước
Người nổi tiếng với hành động thiết thực kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ biển
Hậu quả khủng khiếp do con người gây ra
Hình ảnh đau buồn mà con người đã gây ra cho các loài động vật biển

Lời kết

Các bạn hãy hình dung về một khái niệm ô nhiễm môi trường nước tại nơi mình sinh sống và áp dụng, học hỏi những cách xử lý cho riêng mình. Việc xử lý không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà cần có sự chung tay giúp sức của cả toàn xã hội trong thời gian dài. Hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nguồn nước của chúng ta từ hôm nay để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Video liên quan

Chủ Đề