Bài tập về phương pháp chuẩn độ kết tủa

Bài tập Hóa phân tích - chương 6

Phần Lý thuyết

Câu 1: Nguyên tắc của phép đo bạc bằng phương pháp Mohr. Tại sao phương pháp này chỉ tiến hành được trong môi trường trung tính hay kiềm yếu?

Câu 2: Nguyên tắc của phép đo bạc bằng phương pháp Fajans.

Câu 3: Chỉ thị hấp phụ là gì? Tại sao cần thêm gelatin hay dextrin vào dung dịch chuẩn độ?

Câu 4: Nguyên tắc của phép đo bạc bằng phương pháp Volhard. Tại sao cần tiến hành chuẩn độ trong môi trường acid HNO3?

Câu 5: Những lưu ý khi áp dụng phương pháp Volhard khi chuẩn độ các ion Cl –  và I –.

Câu 6: a] Thế nào là tích số tan của chất khó tan trong nước?

  b] Trình bày quy luật tích số tan.

               c] Viết biểu thức tích số tan và độ tan của các chất sau: AgCl, Ag2CO3, Ca3[PO4]2, Fe[OH]3, MgNH4PO4.

Phần Bài tập

Câu 1: Tính độ tan của CaC2O4 trong dung dịch [NH4]2C2O4 5.10-2M và so sánh với độ tan của nó trong nước. Cho TCaC2O4 = 2,57.10-9 ở 25oC.

Câu 2: Trong dung dịch bão hòa của chất kết tủa AB2X3 có cân bằng:

                                                AB2X3↓  ⇔ A+ + 2B+ + 3X-

            Nồng độ X- trong dung dịch bão hòa là 4.10-3M.

  1. Tính TAB2X3?
  2. Tính độ tan của AB2X3 trong dung dịch BCl 5.10-6M

Câu 3: Kết tủa nào sẽ xuất hiện trước khi thêm dần dung dịch AgNO3 vào dung dịch chứa các ion Cl-, Br- cùng nồng độ. Biết TAgCl = 1,8.10-10; TAgBr = 7,7.10-13 ở 25oC.

Câu 4: Xét sự kết tủa phân đoạn trong hai trường hợp sau:

  1. Cho dần dần dung dịch Na2SO4 loãng vào dung dịch hỗn hợp Ba2+ và Ca2+ có [Ba2+] = 10-2M, [Ca2+] = 10-1M. Biết TBaSO4 = 1,1.10-10; TCaSO4 = 6.10-5 ở 25oC.
  2. Nhỏ dần dần dung dịch AgNO3 loãng vào dung dịch hỗn hợp [Cl- + CrO42-] có [Cl-] = [CrO42-] = 10-2M. Biết TAgCl  = 1,8.10-10; TBaSO4 = 1,1.10-12 ở 25oC.

Câu 5: Tính giá trị pH của môi trường lúc bắt đầu kết tủa và kết tủa hoàn toàn Mg2+ ở dạng Mg[OH]2 nếu ban đầu [Mg2+] = 10-2M. Biết TMg[OH]2 = 1,8.10-11.

Câu 6: Chứng minh:

            Khi kết tủa Cd2+ và Zn2+ có cùng nồng độ ban đầu [Cd2+] = [Zn2+] = 0,1M bằng H2S bão hòa [nồng độ 0,1M] ở pH = 5 thì CdS kết tủa hoàn toàn mà Zn2+ không kết tủa.

            Biết H2S có K1 = 5,7.10-8; K2 = 1,2.10-15; TCdS = 3,6.10-29; TZnS = 1,2.10-23 ở 25oC.

Câu 7: Thêm vào dung dịch chứa 0,1M Pb[NO3]2 và 0,01M Hg2[NO3]2 một dung dịch KCl, hỏi cation nào trong 2 cation Pb2+ và Hg22+ bắt đầu kết tủa trước và hỏi bao nhiêu phần trăm của cation đó còn lại khi bắt đầu kết tủa cation thứ hai.

            Biết THg2Cl2 = 1,1.10-18 và TPbCl2 = 2,4.10-4.

Câu 8: Tính pAg và pCl khi chuẩn độ 25 ml dung dịch AgNO3 0,1M bằng dung dịch NaCl 0,1M tại các thời điểm khi thêm 24ml, 25ml, 26ml dung dịch NaCl.

            Cho biết TAgCl = 1,8.10-10 ở 25oC.

Câu 9:Tính nồng độ ion Br- và Ag+ trong dung dịch khi chuẩn độ 100 ml KBr 0,1M bằng dung dịch AgNO3 0,1M sau khi thêm 50; 90; 99; 99,8; 100; 100,1; 100,2; 110 ml dung dịch chuẩn. T AgBr = 7,7.10-13 ở 25oC.

Câu 10: Chuẩn độ 30 ml dung dịch ZnSO4 0,1M thì phải dùng hết bao nhiêu ml dung dịch K4[Fe[CN]6] 0,05M.

Câu 11: Cần bao nhiêu ml dung dịch K4[Fe[CN]6] 0,051M để chuẩn độ 25ml dung dịch ZnSO4 0,1M theo phương trình phản ứng:

                                    2K4[Fe[CN]6] + 3Zn2+ → K2Zn3[Fe[CN]6] + 6K+

Câu 12: Tính nồng độ đương lượng và độ chuẩn theo clo của dung dịch AgNO3, biết rằng thêm 0,1173 gam NaCl vào 30 ml dung dịch AgNO3 sau đó chuẩn lượng bạc dư thì tốn mất 3,2 ml dung dịch NH4SCN. Chuẩn 10 ml dung dịch AgNO3 thì tốn mất 9,7 ml dung dịch NH4SCN.

Câu 13: 0,7400 g một mẫu muối clorur [không chứa các tạp chất halogenur khác] được hòa tan trong nước cất và định mức đến 250 ml. Lấy 50,00 ml dung dịch thu được, thêm vào đó 2 ml HNO3  2 N và một ít chỉ thị phèn sắt [III]. Tiếp đó, thêm 40,00 ml AgNO3 0,1000 N để kết tủa hoàn toàn ion Cl–. Sau khi lọc bỏ kết tủa, chuẩn độ lượng AgNO3 còn lại bằng NH4SCN 0,0580 N thì tiêu tốn hết 19,35 ml để hỗn hợp chuyển từ trắng đục sang hơi hồng cam.

Tính % [w/w] Cl – trong mẫu phân tích.

Câu 14: Một mẫu muối clorur natri chứa 20% độ ẩm và 5% tạp chất được hòa tan trong nước cất rồi chuẩn độ theo phương pháp Mohr.

            Tính lượng mẫu đã đem phân tích, biết rằng để chuẩn độ lượng mẫu này cần dùng 35,21 ml dung dịch AgNO3 0,05 M.

Câu 15: 1,7450 g một mẫu hợp kim bạc được hòa tan bằng acid nitric rồi định mức bằng nước cất đến 250 ml. Lấy 10,00 ml dung dịch thu được đem chuẩn độ bằng NH4SCN 0,0467 N thì hết 11,75 ml.

            Tính %Ag trong mẫu hợp kim phân tích.

Câu 16: Tính pAg và pCl sau khi thêm 21,0; 25,0 và 26,0 ml dung dịch NaCl vào 25,0ml dung dịch AgNO3 0,1M. T AgCl = 1,8.10-10.

Câu 17: Tính bước nhảy của các đường định phân khi chuẩn độ các dung dịch NaCl, NaBr, NaI có nồng độ 0,1M bằng dung dịch AgNO3 0,1M [bước nhảy được coi là chuẩn độ thừa hay thiếu 0,1% AgNO3].

            Cho biết: T AgCl = 1,8.10-10; T AgBr = 7,7.10-13; T AgI = 1,5.10-16 ở 25oC.

Câu 18: Tính bước nhảy pAg khi định phân dung dịch K2CrO4 0,01M bằng dung dịch AgNO3 0,1M. Cho TAg2CrO4 = 1,1.10-12.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

6
188 KB
0
331

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

2/15/2013 CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ TẠO TỦA Nội dung chính: 1. Cơ sở phương pháp kết tủa[nguyên tắc chuẩn độ, đường cong chuẩn độ ] 2. Phương pháp mohr,volhard[phương pháp ,mohr] 3. định lượng một số mẫu theo phương pháp tạo tủa   6.1.2.phương trình đường cong chuẩn độ tạo tủa  Giả sử tiến hành chuẩn độ  [mL] dung dịch   bằngV [mL] dung dịch    , sự biến thiên nồng độ của  trong dung dịch sẽ làm thay đổi lượng kết tủa AgCl được tạo thành. Vì thế giá trị tích số tan của AgCl sẽ tham gia trong quá trình chuẩn độ này. Dựa vào sự thay đổi nồng độ ion trong dung dịch để thực hiện việc vẽ đường cong chuẩn độ. Phương trình chuẩn độ:  +   ⇔  [  = 10 . ]  6.1. cơ sở và nguyên tắc của phương pháp tạo tủa 6.1.1. nguyên tắc chuẩn độ Phương pháp chuẩn độ kết tủa dựa trên phản ứng tạo thành chất kết tủa trong quá trình chuẩn độ. Để áp dụng phản ứng tạo kết tủa quá trình chuẩn độ thì các phản ứng đó phải có tốc độ phản ứng nhanh, xảy ra tức thời, các kết tủa phải có thành phần xác định tương ứng với chất chỉ thị cho phép. Chẳng hạn chuẩn độ  bằng   tạo kết tủa AgX  +   ⇔     hệ số chuẩn độ: F= Khi Chuẩn Độ:  +  =      +   ⇔   +  = ⇔[    +   ] =       . . [đặt        = 1-F [1]   Trước điểm tương đương : [0

Video liên quan

Chủ Đề