Bài tập kế toán tài chính 2 chương 5 năm 2024

Bài 1.1: Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau: 1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ. 2. Đem tiền mặt gởi vào NH 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có. 3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ. 4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ. 5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ. 6. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2. 7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ. 8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ. 9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ. 10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000đ. 11. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000đ. 12. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000.000đ. Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bài giải

1. Nợ TK 111: 22.000.000 Có TK 333: 2.000.000 Có TK 511: 20.000.000

2. Nợ TK 113: 30.000.000 Có TK 111: 30.000.000 3. Nợ TK 111: 63.000.000 Có TK 333: 3.000.000 Có TK 711: 60.000.000

Nợ TK 811: 200.000 Nợ TK 133: 20.000 Có TK 111: 220.000 4. Nợ TK 641: 300.000 Có TK 111: 300.000

5. Nợ TK 141: 10.000.000 Có TK 111: 10.000.000 6. Nợ TK 112: 30.000.000 Có TK 113: 30.000.000 7. Nợ TK 111: 100.000.000 Có TK 311: 100.000.000 8. Nợ TK 152: 400.000 Nợ TK 133: 40.000 Có TK 111: 440.000 9. Nợ TK 642: 360.000 Có TK 111: 360.000 10. Nợ TK 112: 16.000.000 Có TK 515: 16.000.000

11. Nợ TK 635: 3.000.000 Có TK 112: 3.000.000 12. Nợ TK 111: 25.000.000 Có TK 112: 25.000.000

Nợ TK 334: 20.000.000 Có TK 111: 20.000.000

Giáo Trình Kế Toán Tài Chính (Phần 5) giúp bạn tiếp cận các vấn đề theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời gắn với môi trường kế toán ở Việt nam. Hơn nữa, giúp cho người đọc nắm bắt được những kiến thức cơ bản về hệ thống kế toán trong các doanh nhiệp theo nhiều cấp độ khác nhau.

Uploaded by

Nick Inl

88% found this document useful (8 votes)

14K views

65 pages

bai tap

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

88% found this document useful (8 votes)

14K views65 pages

Bài tập kế toán tài chính (có lời giải)

Uploaded by

Nick Inl

bai tap

Jump to Page

You are on page 1of 65

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập kế toán tài chính 2 chương 5 năm 2024

Bài tập 1: Ngày 17/3/N: đối chiếu số liệu với số dư trên bản sao kê ngân hàng Techcombank 150.000.000 đồng, số dư TK 1121 của sổ kế toán là 152.000.000 đồng, số tiền chênh lệch thiếu chưa rõ nguyên nhân. Định khoản nghiệp vụ.

Giải: Nợ TK 1388: 2.000.000

Có TK 112: 2.000.000

Bài tập 2: Công ty Phương Nam kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ:

1. Ngày 1/7/N, công ty bán nắp thùng cao Ford Ranger 2013 series 14189 cho công ty TM DV Đông Vinh, theo hóa đơn GTGT số 000049, số tiền chưa thuế 21.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán.

2. Ngày 20/7/N, công ty nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản tiền công ty Đông Vinh thanh toán.

Giải:

1.

Bài tập kế toán tài chính 2 chương 5 năm 2024
de-cuong-ke-toan-tai-chinh-1-clb-ket-noi-tre

2.

Bài tập kế toán tài chính 2 chương 5 năm 2024
de-cuong-ke-toan-tai-chinh-1-clb-ket-noi-tre

Bài tập 3: Tại công ty TN có hoạt động cầm cố, ký quỹ, ký cược như sau:

1. 1/3/N, cầm cố một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 500.000.000 đồng, đã khấu hao 100.000.000 đồng tại công ty Hạnh Phúc.

2. 5/3/N, ký quỹ nhập khẩu lô hàng bằng tiền gởi ngân hàng 150.000.000 đồng.

3. 10/3/N, nhập khẩu lô hàng có giá trị nhập 200.000.000 đồng, được cấn trừ vào tiền ký quỹ, số còn lại công ty đã chuyển trả bằng tiền gửi ngân hàng.

Yêu cầu định khoản các nghiệp vụ trên.

Giải:

NV1. Nợ TK 244: 400.000.000

Nợ TK 214: 100.000.000

Có TK 2111: 500.000.000

NV2. Nợ TK 244: 150.000.000

Có TK 1211: 150.000.000

NV3. Nợ TK 152: 200.000.000

Có TK 244: 150.000.000

Có TK 1211: 50.000.000

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

Bài tập 1: Tại 1 doanh nghiệp SX tính thuế GTGT theo PP khấu trừ có tình hình nhập – xuất vật liệu như sau:

Tồn đầu tháng:

Vật liệu (VL) A: 800kg x 60.000đ, VL B: 200kg x 20.000đ

Trong tháng:

1. Mua 500kg VL A, đơn giá chưa thuế 62.000đ/kg và 300kg VL B, đơn giá chưa thuế 21.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của VL A và VL B là 10%, VL nhập kho đủ, tiền chưa trả. Chi phí vận chuyển VL 176.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 16.000đ, phân bổ cho hai loại vật liệu theo khối lượng.

2. Xuất kho 1.000kg VL A và 300kg VL B trực tiếp SX sản phẩm.

3. Dùng TGNH trả nhợ người bán ở nghiệp vụ 1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán 1% giá mua chưa thuế.

4. Xuất kho 50kg VL B sử dụng ở bộ phận QLDN.

5. Nhập kho 700kg VL A, đơn giá chưa thuế 61.000đ và 700kg VL B, đơn giá chưa thuế 19.000đ do người bán chuyển đến, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán đủ bằng tiền chuyển khoản.

6. Xuất kho 600kg VL A và 400kg VL B vào trực tiếp SX sản phẩm.

Yêu cầu:

Tính toán và trình bày bút toán ghi sổ tình hình trên theo hệ thống kiểm kê thường xuyên với các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước – Xuất trước (FIFO), bình quân gia quyền cuối kỳ, bình quân gia quyền liên hoàn.

Giải:

Đầu kỳ:

A = 48.000.000 = 800 x 60.000

B = 4.000.000 = 200 x 20.000

Nhập kho

Nợ TK 152 (A): 31.000.000 = 500 x 62.000

Nợ TK 133 (A): 3.100.000

Có TK 331: 34.100.000

Nợ TK 152 (B): 6.300.000 = 300 x 21.000

Nợ TK 133: 630.000

Có 331: 6.930.000

Nợ TK 152 (A): 100.000 = (176.000 − 16.000) 𝑥 (500 : 800)

Nợ TK 152 (B): 60.000 = (176.000 − 16.000) 𝑥 (300 : 800)

Nợ TK 133: 16.000

Có TK 111: 176.000

Giá VL A (tính luôn chi phí vận chuyển): 62.200 = (31.000.000 + 100.000) : 500

Giá VL B (tính luôn chi phí vận chuyển): 21.200 = (6.300.000 + 60.000) : 300

2. Xuất kho

Phương pháp FIFO:

Nợ TK 621: 66.560.000

Có TK 152 (A): 60.440.000 = 800 x 60.000 + 200 x 62.200

Có TK 152 (B): 6.120.000 = 200 x 20.000 + 100 x 21.200

Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:

Giá trung bình của A: 60.850 = 800 𝑥 60.000 + 500 𝑥 62.200 800 + 500

Giá trung bình của B: 20.720 = 200 𝑥 20.000 + 300 𝑥 21.200 200 + 300

Nợ TK 621: 67.066.000

Có TK 152 (A): 60.850.000 = 60.850 x 1.000

Có TK 152 (B): 6.216.000 = 20.720 x 300

Phương pháp bình quân cuối kỳ:

Giá trung bình cuối kỳ của A: 60.900 = 800 𝑥 60.000 + 500 𝑥 62.200 + 700 𝑥 61.000 800 + 500 + 700

Giá trung bình cuối kỳ của B: 19.720 = 200 𝑥 20.000 + 300 𝑥 21.200 + 700 𝑥 19.000 200 + 300 + 700

Nợ TK 621: 66.816.000

Có TK 152 (A): 60.900.000 = 60.900 x 1.000

Có TK 152 (B): 5.916.000 = 19.720 x 300

3. Trả tiền:

Nợ TK 331: 373.000 = (31.000.000 + 6.300.000) x 1%

Có TK 515: 373.000

Nợ TK 331: 40.657.000 = (34.100.000 + 6.930.000) – 373.000

Có TK 112: 40.657.000

4. Xuất kho:

Phương pháp FIFO:

Nợ TK 642: 1.060.000

Có TK 152 (B): 1.060.000 = 50 x 21.200

Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:

Giá trung bình của B: 20.720 = 20.720 𝑥 200 + 0 𝑥 0 200+0

Nợ TK 642: 1.036.000

Có TK 152 (B): 1.036.000 = 50 x 20.720

Phương pháp bình quân cuối kỳ:

Nợ TK 642: 986.000

Có TK 152 (B): 986.000 = 50 x 19.720

5. Nhập kho:

Nợ TK 152 (A): 42.700.000 = 700 x 61.000

Nợ TK 152 (B): 13.300.000 = 700 x 19.000

Nợ TK 133: 5.600.000 = (42.700.000 + 13.300.000) x 10%

Có TK 112: 61.600.000

6. Xuất kho:

Phương pháp FIFO:

Nợ TK 621: 44.890.000

Có TK 152 (A): 36.960.000 = 300 x 62.200 + 300 x 61.000

Có TK 152 (B): 7.930.000 = 150 x 21.200 + 250 x 19.000

Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:

Giá trung bình của A: 60.960 = 60.850 𝑥 300 + 61.000 𝑥 700 300 + 700

Giá trung bình của B: 19.300 = 20.720 𝑥 150 + 19.000 𝑥 700 150 + 700

Nợ TK 621: 44.296.000

Có TK 152 (A): 36.576.000 = 600 x 60.960

Có TK 152 (B): 7.720.000 = 400 x 19.300

Phương pháp bình quân cuối kỳ:

Nợ TK 621: 44.428.000

Có TK 152 (A): 36.540.000 = 600 x 60.900

Có TK 152 (B): 7.888.000 = 400 x 19.720

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bài tập 1: Nhận góp vốn liên doanh của công ty Gia Đình một máy móc thiết bị đưa vào sử dụng ngay ở phân xưởng sản xuất. Theo đánh giá của Hội đồng liên doanh tài sản này trị giá 200.000.000đ. Biết TSCĐ này tại công ty Gia Đình có nguyên giá 250.000.000đ, đã hao mòn 40.000.000đ.

Giải:

Nợ TK 211: 200.000.000

Có TK 411: 200.000.000

Bài tập 2: Bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao đưa vào sử dụng một nhà xưởng hoàn thành đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Giá thực tế công trình được duyệt là 1.000.000.000đ.

Giải:

Nợ TK 211: 1.000.000.000

Có TK 2412: 1.000.000.000

Bài tập 3: Chuyển TSCĐ hữu hình đang dùng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, không đủ tiêu chuẩn về giá trị thành công cụ, dụng cụ, có nguyên giá 28.000.000đ, đã hao mòn 4.000.000đ, giá trị còn lại được phân bổ trong 6 tháng, bắt đầu tháng này.

Giải:

Nợ TK 214: 4.000.000

Nợ TK 242: 24.000.000

Có TK 211: 28.000.000

Phân bổ vào chi phí tháng này:

Nợ TK 642: 4.000.000

Có TK 242: 4.000.000

Bài tập 4: Khấu hao máy móc thiết bị dùng sản xuất sản phẩm 25.000.000đ, khấu hao TSCĐ dùng quản lý sản xuất 12.000.000đ, khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hagf 15.000.000dd, số khấu hao TSCĐ sử dụng cho quản lý doanh nghiệp 25.000.000đ

Giải

Nợ TK 627: 25.000.000 + 12.000.000

Nợ TK 641: 15.000.000

Nợ TK 642: 25.000.000

Có TK 214: 77.000.000

Bài tập 5: ngày 2/6 doanh nghiệp quyết định đưa tòa nhà làm văn phòng (có nguyên giá 1.500.000.000đ, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất lâu dài là 500.000.000đ), để cho thuê hoạt động trong 5 năm, tài sản này đã khấu hao lũy kế 300.000.000đ.

Giải:

Nợ TK 217: 1.500.000.000

Có TK 211: 1.000.000.000

Có TK 213: 500.000.000

Chuyển giá trị hao mòn:

Nợ TK 2141: 300.000.000

Có TK 2147: 300.000.000

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ

Bài tập 1: Công ty Tình Yêu kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ:

1. Công ty nhận được hóa đơn GTGT số 01/GTKT-3LL ngày 14/11/2012 của công ty Diệu Kỳ, số tiền 2.200.000đ, trong dó thuế GTGT 10%, mua công cụ, dụng cụ (xẻng) nhập kho, chưa thanh toán.

2. Ngày 10/10, doanh nghiệp lập Ủy nhiệm chi thanh toán tiền hàng cho công ty Tuyệt Vời sau khi trừ khỏn chiết khấu thanh toán được hưởng là 1% trên tổng số tiền nợ.

Yêu cầu định khoản các nghiệp vụ trên.

Giải:

1.

Nợ TK 153: 2.000.000

Nợ TK 133: 200.000

Có TK 331: 2.200.000

2.

Nợ TK 331: 2.200.000

Có TK 112: 2.178.000

Có TK 515: 1% * 2.200.000 = 22.000

Bài tập 2: Doanh nghiệp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ:

1. Doanh nghiệp ứng trước cho người bán 20.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng.

2. Nhà cung cấp vật tư đã giao hàng cho DN nvới giá chauw thuế 10.000.000đ, thuế GTGT 10%. Đơn vị đã nhập kho. Số tiền mua vật tư còn thừ DN được người bán trả lại bằng tiền mặt.

Giải:

1.

Nợ TK 331: 20.000.000

Có TK 112: 20.000.000

2.

Nợ TK 152: 10.000.000

Nợ TK 133: 1.000.000

Có TK 311: 11.000.000

Nợ TK 111: 9.000.000

Có TK 331`: 9.000.000

Bài tập 3: Công ty M nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng 3, phòng kế toán có tài liệu liên quan đến tình hình thanh toán với người bán và người nhận thầu như sau:

  1. Số dư đầu tháng 3: TK 331: 31.000.000đ, trong đó: công ty xây dựng số 1 – số dư Nợ: 50.000.000đ, cửa hàng Đồng Tâm – số dư Có: 80.000.000đ, ông A – số dư Có: 1.000.000đ.
  1. Số phát sinh trong tháng:

1. Ngày 02/03 nhập kho 5.000kg vật liệu X chưa thanh toán tiền cho công ty Đông Hải, đơn giá chưa thuế GTGT ghi trên hóa đơn (GTGT) 10.000đ/kg, thuế GTGT 5%.

2. Ngày 05/03 mua một máy vi tính theo hóa đơn (GTGT) 16.500.000đ (gồm thuế GTGT 10%) chưa trả tiền của cửa hàng vi tính 106, dùng cho câu lạc bộ do quỹ phúc lợi đài thọ.

3. Ngày 08/03 nghiệm thu công trình nhà kho do công ty xây dựng số 1 nhận thầu (phần xây lắp) theo hóa đơn (GTGT) 165.000.000đ (gồm thuế GTGT 15.000.000đ).

4. Ngày 10/03 chuyển TGNH thanh toán số tiền còn nợ công ty xây dựng số 1.

5. Ngày 12/03 chi tiền mặt thanh toán cho cửa hàng vi tính 106 sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng là 1% giá chưa thuế.

6. Ngày 20/03 nhập kho hàng hóa E mua chịu của công ty X theo hóa đơn (GTGT) 10.500.000đ (gồm thuế GTGT 5%).

7. Ngày 24/03 ứng trước bằng tiền mặt theo hợp đồng giao thầu sửa chữa lớn xe vận tải cho Garage Ngọc Hùng 2.000.000đ.

8. Ngày 26/03 chi phí gia công khuôn mẫu phải trả cho cơ sở cơ khí Phú Thọ theo hóa đơn bán hàng thông thường 10.000.000đ. Công ty nhận toàn bộ khuôn mẫu đã thuê ngoài gia công với giá thực tế 15.000.000đ, giao thẳng cho phân xưởng sử dụng, ước tính phân bổ 18 tháng từ tháng sau.

9. Ngày 28/03 công ty xử lý số tiền nợ không ai đòi, khoản tiền phải trả cho ông A là 1.000.000đ được tính vào thu nhập khác.

10. Cuối tháng nhận được hóa đơn (GTGT) của XN Thiên Long số tiền 5.500.000đ (gồm thuế GTGT 500.000đ). Công ty đã chấp nhận thanh toán nhưng vật tư vẫn chưa về nhập kho.

Giải:

1. Ngày 02/03

Nợ TK 152: 50.000.000 = 5.000 x 10.000

Nợ TK 133: 2.500.000

Có TK 331 (Đông Hải): 52.500.000

2. Ngày 05/03

Nợ TK 211: 16.500.000

Có TK 331 (VT 106): 16.500.000

Nợ TK 4312: 16.500.000

Có TK 4313: 16.500.000

3. Ngày 08/03

Nợ TK 2412: 150.000.000

Nợ TK 133: 15.000.000

Có TK 311 (xây dựng số 1): 165.000.000

4. Ngày 10/03

Nợ TK 311 (xây dựng số 1): 115.000.000 = 165.000.000 – 50.000.000

Có TK 112: 115.000.000

5. Ngày 12/03

Nợ TK 331 (VT 106): 16.500.000

Có TK 515: 150.000 = 15.000.000 x 1%

Có TK 111: 16.350.000

6. Ngày 20/03

Nợ TK 156: 10.000.000

Nợ TK 133: 500.000

Có TK 331 (X): 10.500.000

7. Ngày 24/03

Nợ TK 331 (Ngọc Hùng): 2.000.000

Có TK 111: 2.000.000

8. Ngày 26/03

Nợ TK 154: 10.000.000

Có TK 331: 10.000.000

Nợ TK 242: 15.000.000

Có TK 154: 15.000.000

9. Ngày 28/03

Nợ TK 331 (A): 1.000.000

Có TK 711: 1.000.000

10. Cuối tháng

Nợ TK 151: 5.000.000

Nợ TK 133: 500.000

Có TK 331 (Thiên Long): 5.500.000

CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Bài tập 1: Doanh nghiệp tư nhân A có tình hình như sau:

1. Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm N là: 250.000.000đ

Ban giám đốc quyết định:

+ Trích Quỹ đầu tư phát triển: 80%

+ Trích Quỹ dự phòng tài chính: 10%

+ Trích Quỹ khen thưởng: 5%

+ Trích Quỹ phúc lợi: 5%

2. Mua 1 TSCĐ dùng trong phân xưởng, giá mua chưa thuế 50.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử đã trả bằng tiền mặt là 2.100.000đ, gồm thuế GTGT 100.000đ. Biết TSCĐ hữu hình này được đài thọ bởi Quỹ đầu tư phát triển.

3. Chi tiền mặt khen thưởng cuối năm cho nhân viên do Quỹ khen thưởng đài thọ là 10.000.000đ.

4. Chi tiền mặt cho nhân viên A mượn mua xe lấy từ Quỹ phúc lợi là 5.000.000đ.

5. Chi tiền mặt 1.000.000đ trợ cấp khó khăn cho nhân viên B do Quỹ phúc lợi đài thọ.

6. Chi tiền mặt mua quà tết cho gia đình một số nhân viên đã nghỉ hưu do Quỹ phúc lợi đài thọ là 1.000.000đ, thuế GTGT 10%.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Giải:

1.

Nợ TK 421: 250.000.000

Có TK 414: 200.000.000

Có TK 415: 25.000.000

Có TK 4311: 12.500.000

Có TK 4312: 12.500.000

2.

Nợ TK 211: 50.000.000

Nợ TK 133: 5.000.000

Có TK 331: 55.000.000

Nợ TK 211: 2.000.000

Nợ TK 133: 100.000

Có TK 111: 2.100.000

Nợ TK 414: 52.000.000

Có TK 411: 52.000.000

3.

Nợ TK 4311: 10.000.000

Có TK 334: 10.000.000

Nợ TK 334: 10.000.000

Có TK 111: 10.000.000

4.

Nợ TK 1388: 5.000.000

Có TK 111: 5.000.000

Nợ TK 4312: 5.000.000

Có TK 1388: 5.000.000

5.

Nợ TK 4312: 1.000.000

Có TK 334: 1.000.000

Nợ TK 334: 1.000.000

Có TK 111: 1.000.000

6.

Nợ TK 4312: 1.100.000

Có TK 111: 1.100.000

Bài tập 2: Công ty cổ phần A trong năm N có tình hình như sau:

1. Phát hành thêm 10.000 cổ phần có mệnh giá 1.000.000đ/cổ phần. Với phương án phát hành như sau:

– 70% số lượng cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu theo giá phát hành bằng mệnh giá. Chênh lệch giá bán thấp hơn được xử lý ngay vào quỹ phúc lợi.

– 5% số lượng cổ phần phát hành cho cán bộ công nhân theo giá phát hành bằng 80% mệnh giá.

– 25% số lượng cổ phần phát hành cho cổ đông chiến lược theo giá phát hành bằng 120% mệnh giá.

2. Mua lại 5.000 cổ phần đang lưu hành dùng làm cổ phiếu quỹ, giá mua lại 1.500.000đ/cổ phần, đã thanh toán bằng tiền mặt.

3. Theo quyết định của hội đồng quản trị, 5.000 cổ phiếu quỹ trên được xử lý như sau:

– Thưởng cho ban điều hành 1.000 cổ phần lấy nguồn từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu đài thọ, giá phát hành bằng mệnh giá.

– Phát hành ra bên ngoài 1.000 cổ phần với giá phát hành 2.000.000đ/cổ phần. –

Số còn lại xử lý hủy.

Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ phát sinh trên.

Giải:

1.

Nợ TK 111: 7.000.000.000 = 10.000 x 1.000.000 x 70%

Có TK 4111: 7.000.000.000

Nợ TK 111: 400.000.000 = 500.000.000 x 80%

Nợ TK 4112: 100.000.000

Có TK 4111: 500.000.000 = 10.000 x 1.000.000 x 5%

Nợ TK 111: 3.000.000.000 = 2.500.000.000 x 120%

Có TK 4112: 500.000.000

Có TK 4111: 2.500.000.000 = 10.000 x 1.000.000 x 25%

2.

Nợ TK 419: 7.500.000.000

Có TK 111: 7.500.000.000

3.

Nợ TK 418: 1.000.000.000 = 1.000 x 1.000.000

Nợ TK 4112: 500.000.000

Có TK 419: 1.500.000.000

Nợ TK 111: 2.000.000.000 = 2.000 x 1.000.000

Có TK 4112: 500.000.000

Có TK 419: 1.500.000.000

Nợ TK 4111: 3.000.000.000

Nợ TK 4112: 1.500.000.000

Có TK 419: 4.500.000.000

CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Bài tập 1: Tại một Công ty M tính thuế GTGT khấu trừ, thuế suất GTGT 10%, trong tháng 12 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau.

Giả định đầu tháng 12 các tài khoản có số dư hợp lý:

1. Ngày 5/12

Công ty xuất kho hàng hóa gửi đi cho Công ty X theo hình thức chuyển hàng trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 500.000.000đ, giá bán chưa thuế 600.000.000đ, bên mua chưa nhận được hàng.

2. Ngày 7/12

Công ty xuất hàng bán ngay tại kho, trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 500.000.000đ, giá bán chưa thuế 600.000.000đ, bên mua nhận hàng trả ngay bằng tiền mặt.

3. Ngày 8/12

Công ty đồng ý trừ chiết khấu thương mại tháng trước cho người mua Z là 250.000đ, công ty trừ vào nợ tiền hàng.

4. Ngày 10/12

Công ty đồng ý cho người mua trả lại lô hàng đã bán ở tháng trước theo giá bán chưa thuế 260.000.000đ và thuế giá trị gia tăng 26.000.000đ, giá mua 200.000.000đ lô hàng này người mua đã trả tiền. Hàng trả lại còn gởi bên mua.

5. Ngày 11/12

Công ty nhận được giấy báo của Công ty X đã nhận được lô hàng gửi đi ngày 5/12, kèm theo biên bản thiếu một số hàng theo giá bán chưa thuế 20.000.000đ, giá mua 18.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty X đồng ý mua theo số thực tế, tiền chưa thanh toán

6. Ngày 16/12

Công ty xuất kho hàng hóa gửi đi cho Công ty Y theo hình thức chuyển hàng, trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 700.000.000đ, giá bán chưa thuế 900.000.000đ, bên mua chưa nhận được hàng.

7. Ngày 17/12

Công ty mua hàng HTX và đã bán thẳng cho Công ty N trị giá mua chưa thuế 200.000.000đ, trị giá bán chưa thuế 370.000.000đ, tiền mua và bán chưa thanh toán.

8. Ngày 19/12

Công ty nhận được giấy báo của Công ty Y đã nhận được lô hàng gửi đi ngày 16/12, kèm theo biên bản thừa một số hàng theo giá bán chưa thuế 100.000đ, giá mua 80.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty Y đồng ý mua hàng theo hóa đơn, tiền chưa thanh toán. Hàng thừa công ty Y giữ hộ cho bên bán.

9. Ngày 22/12

Công ty xuất kho bánh ngọt, nước ngọt phục vụ cho tổng kết năm của hoạt động công đoàn công ty, giá bán chưa thuế là 200.000đ, giá vốn là 160.000đ.

10. Ngày 24/12

Xuất kho hàng hóa làm từ thiện có giá mua 4.000.000đ, giá bán chưa thuế 5.000.000đ do quỹ phúc lợi tài trợ.

11. Ngày 25/12

Công ty xuất kho hàng để thưởng cho nhân viên quảng cáo bán hàng, giá bán chưa thuế là 100.000đ, giá vốn là 80.000đ.