Bài hát quê hương phổ nhạc từ bài thơ nào năm 2024

Cho đến bây giờ, thỉnh thoảng nhiều người vẫn ngân nga lời ca với giai điệu mượt mà: "Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học. Con về rợp bướm vàng bay…". Đây là bài hát "Quê hương" nổi tiếng của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thơ Đỗ Trung Quân, ra đời năm 1984. Tuy gần 40 năm đã trôi qua nhưng "Quê hương" vẫn là một trong những bài hát được công chúng yêu mến, bởi đó là tâm hồn, trái tim về nơi tuổi thơ mình sinh ra.

Cho đến bây giờ, thỉnh thoảng nhiều người vẫn ngân nga lời ca với giai điệu mượt mà: “Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học. Con về rợp bướm vàng bay…”. Đây là bài hát “Quê hương” nổi tiếng của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thơ Đỗ Trung Quân, ra đời năm 1984. Tuy gần 40 năm đã trôi qua nhưng “Quê hương” vẫn là một trong những bài hát được công chúng yêu mến, bởi đó là tâm hồn, trái tim về nơi tuổi thơ mình sinh ra.

Bài hát quê hương phổ nhạc từ bài thơ nào năm 2024

Với nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, đến nay, nhiều người không còn nhớ, đặc biệt là lớp trẻ, bởi ông ra đi quá sớm vì bạo bệnh (năm 1986, khi ông tròn 35 tuổi). Giáp Văn Thạch sống ở Lái Thiêu - Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), có năng khiếu văn nghệ, đặc biệt là âm nhạc. Nhà thơ Từ Nguyên Thạch - người làm việc cùng thời với Giáp Văn Thạch ở Sở Văn hóa Sông Bé đầu thập niên 80 kể lại, Giáp Văn Thạch đi thanh niên xung phong, tới vùng kinh tế mới ở Bình Phước xa xôi trồng cao su, nhưng ông luôn vui tươi, yêu đời, tham gia phong trào văn nghệ quần chúng với tiếng đàn, tiếng hát của mình. Say mê âm nhạc nên ông cứ đi xe đò, có khi đi xe máy đến tận Nhà Văn hóa Thanh niên TP. Hồ Chí Minh theo học các lớp nhạc cơ bản do những nhạc sĩ nổi tiếng dạy, như: Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Phạm Minh Tuấn… Khi có vốn liếng cơ bản về nhạc lý, ông hăng say sáng tác nhạc, trong đó rất thích phổ thơ, vì thế hễ cầm tờ báo nào ông cũng chăm chú tìm thơ để chép lên tứ nhạc.

Trong một lần ngồi quán cà phê vỉa hè, thấy người bạn cầm tờ báo Khăn quàng đỏ, Giáp Văn Thạch hỏi có thơ gì không? Người bạn nói chỉ có thơ cho thiếu nhi. Xem báo thấy có bài thơ tên “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân, ông chép đem về nhà với những âm thanh từ trong lòng đầy lãng mạn. Giáp Văn Thạch phổ xong bài thơ với tình cảm da diết, thế nhưng ông vẫn không tin rằng bài hát này có thể phổ biến, vì trước đó ông có phổ thơ và gửi nhiều bài hát cho các đoàn văn công nhưng hầu như không được sử dụng. Có một chi tiết rất cảm động về sự gặp mặt tác giả bài thơ với nhạc sĩ. Đó là Giáp Văn Thạch dò hỏi được biết Đỗ Trung Quân làm công nhân xưởng in Lisin nên đến tận nhà máy xin gặp. Sau cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, ông đưa bản nhạc chép tay cho Đỗ Trung Quân như món quà. Đó chính là lần gặp duy nhất giữa họ.

Bản nhạc “Quê hương” được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai do nhà thơ Hoàng Văn Bổn - Chủ tịch Hội Văn nghệ Đồng Nai nhận từ Giáp Văn Thạch, nhưng rồi im lìm sau đó. Từ đó, mỗi lần biểu diễn, Giáp Văn Thạch đều hát bài này, chính sự “quảng bá” đó mà có một công nhân Công ty Cao su Dầu Tiếng biết đến và xin nhạc sĩ đi hát tại hội diễn văn nghệ quần chúng. Ca sĩ Ngọc Yến tình cờ cũng đi dự chương trình nghe thấy thích nên gặp chị công nhân xin bản nhạc. Dịp kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4-1985, ca sĩ Ngọc Yến đã trình diễn bản nhạc “Quê hương” trên truyền hình và không ngờ bài hát lan tỏa, được nhiều người yêu mến. Rất tiếc, Giáp Văn Thạch chưa kịp cảm nhận được hạnh phúc của người nhạc sĩ có bản nhạc trở nên nổi tiếng, vì trong chuyến đi công tác tại Thuận Hải, ông mất đột ngột ở tuổi đời 35 làm ngỡ ngàng, xót thương của bao bạn bè văn nghệ và công chúng. Có lẽ, ông càng không ngờ rằng ca khúc của mình sau đó nổi tiếng trong nước và quốc tế. Đài Truyền hình Nhật Bản NHK đã trao giải thưởng vinh danh bản nhạc nước ngoài được phát nhiều nhất trên kênh này từ năm 1986 đến 1996. Ở trong nước hay nước ngoài, bài hát “Quê hương” được biểu diễn những dịp đoàn tụ, lễ Tết… coi như một cảm xúc da diết của mỗi người về mảnh đất tuổi thơ.

“Quê hương” có giai điệu nhẹ nhàng tự sự, lời ca là bài thơ rất hay, hình ảnh gần gũi, thân thiết với cuộc sống nên đã đi vào lòng người. Cùng với ca sĩ Ngọc Yến với thành công ban đầu, các ca sĩ khác như: Thu Hiền, Nhã Phương, Tuyết Tuyết làm cho ca khúc này thêm đẹp, thêm lay động. Nhiều đài truyền hình, phát thanh đã lấy nền nhạc của bài hát này để làm nhạc hiệu cho chương trình. Điều đó cho thấy rằng, “Quê hương” của Giáp Văn Thạch và Đỗ Trung Quân mãi mãi ở lại trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.

Bài hát "Quê hương", do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sáng tác, phổ thơ Đỗ Trung Quân được đông đảo công chúng, nhất là đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc yêu thích. Bài hát đã gợi lên trong tâm trí tất cả mọi người một tình yêu thiết tha với vẻ đẹp bình dị quê hương yêu dấu. Mới đây nhất, bài hát "Quê hương" đã được ca sĩ Hải Triều hát lên bằng tiếng Nhật, được nhiều bạn trẻ đón nhận.

Bài hát quê hương phổ nhạc từ bài thơ nào năm 2024
Ca sĩ Hải Triều

Bài hát Quê hương được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch viết năm 1984. Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sinh năm 1951, quê xã An Nhơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, nguyên là cán bộ âm nhạc Phòng Biên tập văn nghệ, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Sông Bé. Ông mất năm 1986 (mới 35 tuổi), nhưng nhiều ca khúc của ông như: Cánh hoa dầu, Tiếng gọi rừng Đắc Ơ, Con thuyền vượt thác (phổ thơ Nguyễn Trọng Tạo), Đường thời gian (phổ thơ Phan Thị Thanh Nhàn) và nhất là bài hát Quê hương (phổ thơ Đỗ Trung Quân)... đã đọng lại trong tâm trí nhiều thế hệ công chúng.

Năm 1984, trong một đêm hè đầy tràn hứng khởi sáng tạo, trong căn nhà nhỏ của anh trên đường Đồ Chiểu, thị xã Thủ Dầu Một, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã viết bài hát Quê hương, phổ từ một bài thơ nhỏ bốn khổ đăng trên Báo Khăn Quàng Đỏ của nhà thơ Đỗ Trung Quân, một người cũng chạc tuổi ông.

Bài hát quê hương phổ nhạc từ bài thơ nào năm 2024
Nhà thơ Đỗ Trung Quân

Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho biết lúc đầu in ở báo Khăn quàng đỏ bài thơ có tựa đề: “Quê hương bài học đầu tiên của con”. Cứ theo khổ đầu thì đúng là bài thơ viết cho các em, khi phổ nhạc Giáp Văn Thạch thay là “Quê hương” và từ đây bài thơ viết cho trẻ nhỏ trở thành bài hát cho người lớn. Bài thơ gồm 7 khổ, trong đó 6 khổ mỗi khổ 4 câu.

Bài hát Quê hương được ca sĩ Ngọc Yến hát lần đầu hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, ngay từ khi ra đời đã lan tỏa đi khắp mọi miền đất nước và đến với những người Việt Nam ở khắp trên thế giới. Bài thơ Quê hương được đánh giá thành công nhất trong đời thơ của Đỗ Trung Quân và cũng là bài hát hay nhất trong đời nhạc của Giáp Văn Thạch.

Đến năm 1996, Đài Truyền hình Nhật Bản NHK trao tặng bài hát “Quê hương” là ca khúc châu Á có đời sống lâu dài nhất sử dụng trên đài truyền hình của nước mình (suốt 10 năm 1986-1996) với số tiền thưởng 1.000 đôla Mỹ. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã dành toàn bộ số tiền đó để gửi vào sổ tiết kiệm cho vợ nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sử dụng để nuôi các con nhạc sĩ ăn học.

Như có duyên với đất nước mặt trời mọc, gần đây, nhiều bạn trẻ truyền nhau đường link về ca khúc Quê hương của do ca sĩ Hải Triều hát bằng lời Nhật. Giọng hát bài Quê hương bằng tiếng Nhật, nhưng rất truyền cảm và cách phối âm vẫn đậm chất Việt Nam.

Bài hát quê hương phổ nhạc từ bài thơ nào năm 2024
Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch (thứ 2 bên phải, ảnh tư liệu).

Hải Triều từng ghi dấu ấn của mình tại thị trường Việt Nam bằng album Diễm xưa – hát song ngữ Nhật - Việt với những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và các sáng tác của nhạc sĩ Quốc Bảo được Hải Triều dịch sang tiếng Nhật. Hải Triều sau đó sống và làm việc tại Nhật Bản và anh quyết theo đuổi con đường âm nhạc của mình tại đất nước mặt trời mọc.

Bài hát Quê hương là một trong những cố gắng của anh giới thiệu các ca khúc của Việt Nam đến với thị trường người nghe Nhật Bản. Hải Triều cho biết khá nhiều người Nhật yêu thích văn hóa Việt nhưng họ không biết nhiều về âm nhạc Việt Nam. Bài Quê hương được nhạc sĩ Matsushima Yoshio và Trần Gia Hòa phối khí. Nhạc sĩ Matsushima Yoshio cũng là người phổ lời Nhật cho ca khúc này. Do đặc trưng ngôn ngữ và với mục đích muốn chuyển tải hết nội dung, cái đẹp của bài hát nên nhạc sĩ đã phải viết lời Nhật dài ra gấp đôi.

Sắp tới Hải Triều cùng nhạc sĩ Matsushima sẽ có nhiều dự án hợp tác, mà gần nhất là dự án thu âm những ca khúc liên quan đến nạn nhân chất độc da cam. Hiện, Hải Triều vẫn đi diễn tại Nhật cùng ban nhạc riêng có tên HaiTrieuBox với những thành viên đều là người Nhật Bản./.

Ai phổ nhạc bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân?

(Cinet)- "Quê hương" là ca khúc nổi tiếng được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân.nullBài 3: Quê hương mỗi người chỉ một… - Toquoc.vntoquoc.vn › bai-3-que-huong-moi-nguoi-chi-mot-99240042null

Quê hương là chùm khế ngọt tác giả là ai?

Nhạc sĩ Giáp văn Thạch đã viết những ca khúc đầu tay, rồi tự ôm đàn hát từ những lán trại đơn sơ ấy. Cuối năm 1983, ông bắt gặp bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân trong tờ Khăn quàng đỏ, ra ngày 15/12/1983. Ông chăm chú đọc, chép lại rồi về phổ nhạc thành bài hát cùng tên: “Quê hương”.29 thg 12, 2023null"Quê hương" - Ca khúc để đời của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch - VOVvov.vn › van-hoa › que-huong-ca-khuc-de-doi-cua-nhac-si-giap-van-thac...null

Câu nói quê hương là chùm khế ngọt của ai?

Cho đến bây giờ, thỉnh thoảng nhiều người vẫn ngân nga lời ca với giai điệu mượt mà: "Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày.29 thg 11, 2022nullNhớ "quê hương" của Giáp Văn Thạch - Báo Khánh Hòa điện tửbaokhanhhoa.vn › van-hoa › nho-que-huong-cua-giap-van-thach-8270876null

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày là bài thơ của ai?

Phân tích bài thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân. Cho con trèo hái mỗi ngày. Đất nước là nơi nuôi dưỡng ta và che chở ta trước mọi khó khăn của cuộc sống. Hình ảnh chùm khế ngọt ở đây là những người thân, luôn tình cảm, ngọt bùi với ta.nullPhân tích bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân chọn lọc hay nhấtluatminhkhue.vn › phan-tich-bai-tho-que-huong-cua-do-trung-quannull