Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Những lợi ích siêu hấp dẫn mà cây mang lại về mặt phong thủy lẫn sức khỏe luôn thu hút chúng ta muốn có thêm thật nhiều cây xanh trong nhà mình. Tuy nhiên, bạn lại thường gặp nhiều vấn đề trong quá trình chăm sóc cây dù đã chăm đúng theo hướng dẫn, điều đó khiến bạn khá thất vọng khi phải chứng kiến chậu cây thân yêu của mình “xuống sắc” dần theo thời gian. Nếu thế thì bài viết sau đây sẽ dành cho bạn, hãy cùng “lượm nhặt” một số kiến thức để làm giàu kinh nghiệm chăm cây của bản thân hơn nhé !

Đầu tiên bạn nên nhớ rằng bên cạnh những hướng dẫn chăm cây mà Lọ Cát đề xuất, bạn cũng cần phải “lắng nghe” cây của mình cần gì, chứ không thể áp dụng một cách chăm duy nhất cho tất cả các loại cây. Bởi vì cách chăm cây còn tùy thuộc vào loại cây, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết hay vị trí đặt cây của chúng ta và nhiều yếu tố khác nữa.

Nhiều người lầm tưởng rằng cây thủy sinh đơn giản chỉ cần thay nước là cây có thể sống được. Thực tế thì không phải như vậy, các dòng cây thủy sinh cũng đòi hỏi sự tìm hiểu và kỹ thuật chăm sóc đúng đắn thì cây mới khỏe và mới có thể phát triển tốt. Nếu bạn đang sở hữu chậu cây thủy sinh, hãy dành ít phút để lướt qua một số hướng dẫn vô cùng cần thiết sau đây:

Ánh Sáng

Để cây ở nơi thoáng mát, có ánh nắng gián tiếp, tránh gió thổi trực tiếp từ máy lạnh.

Mỗi ngày bạn nên di chuyển chậu cây ra chỗ có nắng nhẹ vào tầm 7-10h buổi sáng khoảng 3-4 tiếng để cây được cung cấp đủ lượng ánh sáng mặt trời và phát triển tốt. Nếu thiếu nắng, cây có thể bị thối hoặc mất màu. Ghi nhớ không được để cây thủy sinh dưới nắng gắt, sẽ làm môi trường nước nóng lên dễ khiến chết cây.

Nước

Thay nước

Khoảng cách giữa những lần thay nước nên là 5 ngày một lần hoặc 1-2 lần/ tuần. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt thay nước nhiều hơn từ 3-5 ngày vào mùa hè nắng nóng, hoặc 7-9 ngày vào mùa mưa lạnh. Bạn không nên để nước quá lâu, vì lúc này nước đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi , khiến cây dễ bệnh và chết.

Nước dùng cho cây là nước sạch để cây không bị nhiễm chất độc hại. Nước sạch là nước không phèn, không vôi, không mặn, hay nước mang chất tẩy rửa như clo. Nếu sử dụng nước máy ta hứng nước để khoảng một đêm hoặc mang ra phơi nắng cho clo bay hơi hết. Bạn có thể sử dụng dung dịch dinh dưỡng, nước suối đóng chai vì những loại nước này giữ được những khoáng chất tốt cho cây.

Khi vệ sinh chậu cây, lắc nhẹ và đổ hết hoàn toàn nước cũ, vệ sinh chậu thủy tinh sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn. Dùng một chiếc khăn mịn để lau nhẹ nhàng từ cuốn lá đến ngọn lá, chú ý nhẹ tay để tránh làm rách, dập và gãy lá cây. Không nên hoặc ít nhấc rễ ra khỏi chậu, vì mỗi lần nhấc rễ ra khỏi chậu, bộ rễ rất dễ bị va chạm và xây xước khiến vi khuẩn xâm nhập hại cây.

Mỗi lần thay nước bạn chỉ cần đổ nước ngập rễ chứ không đổ ngập thân cây, vì chỉ có rễ mới hút nước, phần thân cây không hút được nước nên chú ý đổ lượng nước không quá nửa chậu. Vào thời gian ban đầu bạn cần chú ý cây thường xuyên để phát hiện ngay nếu thấy nước trong bình đục và có mùi lạ. Cách xử lý khi ấy là thay ngay nước mới và loại bỏ rễ thối nếu có để tránh hiện tượng thối rễ lây lan.

Nếu bạn đặt cây trong phòng máy lạnh, lúc này độ ẩm thấp nên cần thêm nước thường xuyên hơn vì nước dễ bay hơi. Vào những ngày khô nóng bạn cũng nên dùng bình xịt phun sương để làm mát lá và sạch lá hơn nhé.

Bổ sung dưỡng chất cho nước

Sau khi đổ sạch nước cũ, bạn nên cho 1-2 giọt dịch thủy sinh hoặc 1-2 viên B1 để cây có chất dinh dưỡng nuôi cây. Dung dịch này cần phải pha loãng trước khi đổ vào bình, tuyệt đối không đổ trực tiếp dung dịch chưa pha loãng lên rễ cây. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng dung dịch dinh dưỡng, nếu nồng độ quá cao sẽ khiến cây bị thối chết.

Nếu bạn không sử dụng dung dịch thì cây vẫn sống được trong môi trường nước. Tuy nhiên, bạn đừng quên thay nước định kỳ để đảm bảo luôn đủ lượng khoáng chất trong nước cho cây hấp thụ.

Cắt tỉa cây

Mỗi khi thay nước xong bạn nhớ để ý nếu có thì hãy ngắt bỏ những lá già, vàng úa hoặc lá bị dập. Khi cây sinh trưởng nhanh và mọc bộ rễ quá lớn, bạn có thể dùng kéo để tỉa bớt những rễ yếu, rễ già hoặc hư đi để kích thích rễ mới phát triển, giúp cây khỏe mạnh hơn.

Bài viết sau đây là tổng hợp những cây trồng nước tiêu biểu trên thị trường hiện nay. Mỗi cây đều có mỗi nét đẹp và ý nghĩa riêng, và khâu chăm sóc đối với những cây trồng nước cũng khá là đơn giản.

1. Cây Vạn Lộc (Aglaonema “Dud Anjamani”)

Cây Vạn Lộc, còn gọi là Cây Thiên Phú – Là loại cây để bàn phổ biến trong giới dân văn phòng và chị em nội trợ bởi tán lá tròn khỏe, trên mặt lá màu hồng có những đường gân xanh và trắng đan xen mang đến sự sang trọng và độc đáo mà khó có loài cây nào có được.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Vạn Lộc Thủy canh của 1989

Vạn lộc tượng trưng cho sự may mắn, thu hút phú quý tài lộc cho gia chủ. Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực kinh doanh thì đừng ngần ngại thêm nữa, bởi cây Vạn lộc là một sự lựa chọn sáng giá.

2. Cây Ngọc Ngân (Aglaonema Snow White)

Là một loại thuộc họ Ráy nên rất dễ chăm sóc, sống cực bền ngay cả khi chỉ trồng bằng nước. Cây có lá xanh ngọc bắt mắt, đặc biệt là có khả năng hút tia bức xạ điện tử nên thường đặt cây ở bàn học, bàn làm việc, văn phòng.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Ngọc Ngân Thủy canh của 1989

Theo quan niệm phong thủy, Cây ngọc ngân có tác dụng giúp cân bằng sinh khí, điều hoà và hấp thụ những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.

3. Cây Phú Quý (Aglaonema ‘Siam Aurora’)

Cây Phú quý là một trong những cây nổi bật nhất trong tất cả các cây trồng trong nhà. Một mẫu cây cho ra những chiếc lá màu xanh đậm được trang nhã với màu đỏ tươi hay hồng.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Phú Quý Thủy canh của 1989

Tán lá đầy màu sắc của nó làm cho cây Phú quý trở thành một điểm nhấn trang trí nhà hoàn hảo. Một chậu Phú quý thủy canh sẽ rất tuyệt đẹp trên bàn làm việc, quầy lễ tân...

4. Cây Lan Ý

Cây lan ý để bàn có khả năng thanh lọc độc tố, bụi bẩn trong không khí rất tốt. Là cây thuộc nhóm đứng đầu trong danh sách các loài cây lọc các chất gây ung thư.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Lan Ý Thủy canh của 1989

Hơn thế nữa nó còn hấp thụ năng lượng bức xạ nhân tạo phát ra từ đồ dùng điện tử… Vì thế mà rất nhiều người trồng để trang trí ở bàn, kệ tủ, bàn làm việc, quầy tiếp tân để đem lại sức sống mới, năng lượng cho mọi người.

5. Cây Hồng Môn

Hồng môn tượng trưng cho tình yêu và lòng hiếu khách - Là một cây rất cần có trong không gian của bạn.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Hồng Môn Thủy canh của 1989

Cây hồng môn dễ thích nghi với điều kiện phòng, sống được ngay cả khi phòng có máy lạnh.

6. Cây Cỏ Lan Chi (Chlorophytum bichetii)

Lan Chi là loài cỏ may mắn thần kỳ, nói từ phẩm chất của bản thân cây cỏ thì đây là loại cỏ thơm nổi tiếng như hoa lan. Vì vậy, người ta mới lấy tên là Lan Chi, thường được dùng để ví với mối giao tình của người quân tử.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Cỏ Lan Chi Thủy canh của 1989

Cỏ lan chi sẽ tạo cảm giác sảng khoái, an lành. Theo phong thủy, cỏ lan chi còn có tác dụng trừ tà, mang lại cho bạn nhiều may mắn.

7. Cỏ Đồng Tiền (Hydrocotyle verticillata)

Cây Cỏ Đồng Tiền trồng nước, thủy canh là cây cảnh có hình dạng nhỏ xinh, dễ trồng. Cỏ đồng tiền giúp tạo cảm giác mát mẻ, tự nhiên, xua tan oi bức cho căn phòng của bạn.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Cỏ Đồng Tiền Thủy canh của 1989

Trong phong thủy cây Cỏ Đồng Tiền được cho là giúp gia chủ tài vận thăng tiến, thuận lợi trong công việc. Ngoài ra cây còn đem lại nhiều may mắn, tiền tài cho gia chủ.

8. Cây Lưỡi Hổ (Sansevieria trifasciata)

Lưỡi hổ là một trong những cây cảnh thanh lọc không khí, cung cấp oxi vào ban đêm là ưu điểm đặc biệt nhất của cây. Cây khá được ưa chuộng để làm cảnh trong văn phòng, nơi sống, kể cả phòng ngủ.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Lưỡi Hổ Thủy canh của 1989

Cây Lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ, bùa chú, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn cho gia chủ.

Xem thêm: Cây lưỡi hổ để bàn

9. Cây Kim Ngân (Pachira aquatica)

Kim ngân là một trong những loài cây cảnh bắt mắt và được đông đảo người yêu cây tìm kiếm chăm sóc. Bởi thân cây có nhiều kiểu dáng khác nhau, đặc trưng là thắc bím, 1 thân, cụm 3 thân.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Kim Ngân Thủy canh của 1989

Cây kim ngân có thể trồng đất hay trồng nước đều sống rất bền. Loài cây này mang những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà nhiều người mong muốn.

10. Trầu Bà Đế Vương

Cây trầu bà đế vương được bày bán rộng rãi nhất hiện nay có 2 loại, một là trầu bà đế vương vàng, hai là trầu bà đế vương đỏ. Thuộc top cây để bàn cao cấp, được chọn trưng bày ở nơi hiện đại, sang trọng.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Trầu Bà Đế Vương Thủy canh của 1989

Cây thể hiện tinh thần của một đế vương đầy uy quyền. Đây là một món quà thích hợp dành cho những người quản lý, lãnh đạo trong một tổ chức. Ngoài ra tên cây cũng góp phần thể hiện ý chí không ngừng nỗ lực để vươn lên vị trí cao hơn.

11. Cây Phát Tài Phát Lộc

Đây là một trong những loại cây trang trí nội thất rất được ưa chuộng; đặc biệt là trong những dịp như tân gia, lễ tết, khai trương…

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Phát Tài Phát Lộc thủy canh của 1989

Mỗi người đều mong muốn trưng bày trong nhà một vài chậu phát lộc phát tài để mang đến may mắn, tài lộc cho gia đình. Chỉ với cái tên đã đủ để cho chúng ta mang cây về nhà trưng bày.

12. Cây Cau Tiểu Trâm

Cau tiểu trâm là loại cây ưa mát, thích nghi được với phòng có máy lạnh. Cây có hình dáng thân, lá nhỏ xinh, xanh quanh năm. Phù hợp để trang trí bàn học, văn phòng, kệ tủ, cửa sổ….

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Cau Tiểu Trâm thủy canh của 1989

Trong phong thủy cây cau tiểu trâm được cho là có thể loại bỏ tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ.

13. Cây Thanh Tâm

Cây thanh tâm là một loài cây cảnh mang nét đơn thuần, bình dị, không sặc sỡ nhưng đổi lại cây được tin là loài cây mang lại sự thanh tịnh cho tâm hồn, xua tan những nỗi ưu phiền cho gia chủ.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Thanh Tâm thủy canh của 1989

14. Cây Vạn Niên Thanh

Vạn Niên Thanh là một loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh thích hợp làm cây trồng nội thất văn phòng để đem đến sự sảng khoái và hưng phấn hơn cho người lao động, tăng khả năng hăng say sáng tạo, tích cực hơn trong công việc.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Vạn Niên Thanh thủy canh của 1989

Vạn niên thanh cũng như một số loài cây khác được mệnh danh là chiến sĩ trên mặt trận chống lại các tác nhân khiến môi trường ô nhiễm, chúng lọc sạch không khí. Ngay cả benzen và formaldehyde Vạn niên thanh cũng lọc rất hiệu quả.

15. Cây Huy Hoàng

Cây huy hoàng cũng là một loại cây sống thủy sinh, bạn có thể để cây vào trong lọ thủy tinh để trang trí trong không gian sống của mình.

Cây cắm trong nước chăm sóc như thế nào năm 2024

Cây Huy Hoàng thủy canh của 1989

Cây huy hoàng với vẻ đẹp đơn giản của những chiếc lá xanh mượt có họa tiết ngẫu nhiên làm không gian của bạn có thêm sức sống. Cây huy hoàng còn mang lại ý nghĩa điều tiết khí hậu, xua tan đi những điều không may mắn.

⇒ Giảm 5% đối với tất cả các đơn hàng khi là Khách hàng thành viên 1989.

1989 cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp lại sự tin cậy và mong đợi của quý khách hàng. 1989 mang sứ mệnh "Phủ Xanh Thành Phố", xây dựng cuộc sống “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Bền vững”.