Bạch tuộc chứa bao nhiêu nước trong cơ thể năm 2024

(VSA - 25/5/2018) nhu Cầu Tiêu thụ ngày càng lớn Và Sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường bạch tuộc trên thế Giới, nhất là ở châu á, các nước địa trung Hải Và nam mỹ, trong khi nguồn cung Từ khai thác Tự nhiên Giảm dần đang thúc đẩy nghề Nuôi bạch tuộc phát triển. Nuôi bạch tuộc Có thể là cuộc cách mạng tiếp theo cho Nuôi trồng thủy sản. Bbt vươn khơi tổng hợp các thông tin cập nhật Về nghề Nuôi biển mới đầy triển vọng này.

Bạch tuộc – loài thân mềm đặc biệt

Bạch tuộc là một nhóm động vật thân mềm, thuộc bộ Octopoda, có 8 chi dạng xúc tu, thể hiện trong tên khoa học của chúng, gốc từ tiếng Hy Lạp: ὀκτώπους (oktōpous) có nghĩa là “tám chân”. Trên trái đất có 289 - 300 loài bạch tuộc, chiếm hơn 1/3 tổng số động vật thân mềm. Bạch tuộc phân bố toàn cầu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Chúng là sinh vật tầng đáy, sống ở đáy biển, từ vùng ven biển đến bờ ngoài của thềm lục địa, ở độ sâu đến 200m, trong môi trường biển vô cùng đa dạng.

Bạch tuộc di chuyển bằng cách bò bằng các tua hoặc bơi bằng cách hút nước vào và phun nước tạo ra lực. Chúng chỉ di chuyển nhanh khi đói hoặc bị đe dọa. Lượng ôxy trong máu bạch tuộc chỉ khoảng 4% nên sức chịu đựng của chúng khá kém.

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh nhất trong các động vật thân mềm. Bạch tuộc có một hệ thần kinh phức tạp. 2/3 số nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua của nó. Các tua bạch tuộc có những phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh. Các thí nghiệm về mê cung đã chỉ ra rằng bạch tuộc có hệ thống trí nhớ, bao gồm cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Bạch tuộc con hầu như không học gì từ hành vi của bố mẹ, và chúng cũng có rất ít liên hệ với bố mẹ. Trong một số thí nghiệm, bạch tuộc có thể được huấn luyện phân biệt những mẫu và hình dạng khác nhau hoặc tìm lại những đồ vật được ném đi trong phạm vi hồ nước.

Ba cơ chế phòng thủ tiêu biểu của bạch tuộc là phun mực, ngụy trang và tự bỏ tua. Hầu hết loài bạch tuộc có thể phun ra một loại mực hơi đen và dày như một đám mây lớn để thoát khỏi kẻ thù. Thành phần chính của loại mực đó là melanin, làm át mùi giúp bạch tuộc dễ dàng lẩn trốn những loài ăn thịt như cá mập.

Bạch tuộc ngụy trang nhờ vào những tế bào da chuyên dụng có thể thay đổi màu, độ mờ và tính phản chiếu của biểu bì. Những tế bào sắc tố chứa đựng màu vàng, cam, đỏ, nâu, hay đen; một số loài có 3 màu, số khác có 2 hay 4. Những tế bào thay đổi màu khác cũng có thể được dùng để liên lạc hay cảnh báo những con bạch tuộc khác. Loài bạch tuộc xanh có độc sẽ trở thành màu vàng sáng khi bị khiêu khích. Một số loài bạch tuộc có thể biến đổi thân thể và màu sắc giống những con vật nguy hiểm hơn như rắn biển hay cá chình.Một số loài bạch tuộc có khả năng tách rời tua của nó khi bị tấn công, giống như thằn lằn. Những cái tua đã rời ra đó sẽ đánh lạc hướng kẻ thù. Đôi khi bạch tuộc có thể ăn tua của nó trong khi bị kích động.

Khi giao cấu, bạch tuộc đực dùng tua giao cấu (thường là tua thứ ba bên phải) đưa những bào tinh vào trong thân bạch tuộc cái. Tua này sẽ tách khỏi thân bạch tuộc đực trong thời gian giao cấu. Con đực chết trong vòng vài tháng sau khi giao cấu. Con cái có thể giữ tinh dịch trong thân chúng cho đến khi trứng chín. Hầu như không có sự tạp giao giữa các thế hệ bạch tuộc kế tiếp. Sau khi được thụ tinh, bạch tuộc cái đẻ từ trên100 đến 500.000 trứng, tùy thuộc vào loài và mỗi cá thể. Bạch tuộc có hai loại hình sinh sản. Loại thứ nhất gồm Một số loài sinh ra khoảng 150 quả trứng kích thước khá lớn và những con mới nở khoảng từ 1,5 đến 2cm có hình dáng và hành xử giống y như con trưởng thành. Kiểu sinh sản thứ hai, bạch tuộc đẻ từ 100.000 đến 500.000 trứng nhỏ, nở thành những ấu thể với chồi chân, túi mực và hệ thống tiêu hóa nguyên sơ. Trong tự nhiên, cơ hội sống sót của những ấu thể ở nhóm này thấp hơn nhiều so với nhóm thứ nhất. Bạch tuộc mẹ chăm sóc dàn trứng, bảo vệ chúng khỏi những loài khác và thổi nước để cung cấp ôxy trong khoảng 5 tháng (160 ngày) cho đến khi nở. Bạch tuộc mẹ không ăn trong suốt thời gian trên. Sau khi trứng nở, bạch tuộc mẹ chết.

Những ấu thể bạch tuộc con sống một thời gian trong đám sinh vật phù du, chúng ăn ấu trùng cua bể và sao biển cho tới khi đủ lớn và chìm xuống đáy đại dương. Đây là khoảng thời gian nguy hiểm vì chúng có thể bị những sinh vật khác tấn công.

Nhu cầu bạch tuộc trên thế giới gia tăng

Tại Nhật, nhu cầu về bạch tuộc cũng xuất hiện nhanh chóng vào thời điểm này. Năm 2013, sản lượng nhập khẩu bạch tuộc của Nhật Bản tăng 23% so với năm 2012, tổng cộng là 58.400 tấn. Bạch tuộc là nguyên liệu làm các món ăn phổ biến của Nhật, như sushi, takoyaki và akashiyaki.

Tây Ban Nha mỗi năm tiêu thụ 37.000 tấn bạch tuộc.Theo ông Eduardo Freire - Giám đốc thương mại của Cabomar - sản lượng nhập khẩu bạch tuộc của Tây Ban Nha cũng tăng mạnh, tổng lượng nhập khẩu năm 2013 tăng 30,5% so với năm trước.

Báo cáo gần đây nhất của Globefish về các loài động vật thân mềm cho biết nhu cầu bạch tuộc ngày càng tăng ở một số thị trường lớn, giá có thể tăng lên.

Nguồn cung ứng bạch tuộc đã bị hạn chế do việc đánh bắt quá mức. Bạch tuộc thường được xemlà loài khá thích hợp cho nuôi. Tuy nhiên, hiện nay rất khó để nuôi và duy trì tỷ lệ sống sót cao cho bạch tuộc con ởgiai đoạn đầu đời của chúng. Khó khăn này hiện đang hạn chế sự phát triển của hệ thống nuôi bạch tuộc khép kín vòng đời.

Đặc điểm loài bạch tuộc thường

Xét về tiềm năng sinh học và thị trường tiêu thụ, loài bạch tuộc thường Octopus vulgaris được xem là ứng cử viên quan trọng nhất cho nghề nuôi. Các loài bạch tuộc có thể dễ dàng thích nghi với điều kiện nuôi nhốt và có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng khoảng 5% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của chúng khá cao: từ 30 đến 60% giữa tổng lượng thức ăn ăn vào với tổng trọng lượng thu hoạch được, đây cũng là loài có khả năng sinh sản cao, mỗi bạch tuộc cái có thể đẻ từ 100.000 - đến 500.000 trứng trong hai tuần.

Bạch tuộc nhạy cảm với nhiệt độ, trong phạm vi tối ưu từ 16 đến 21°C là mức phù hợp nhất cho sự tăng trưởng. Ở ngoài phạm vi nhiệt độ tối ưu đó, sự tăng trưởng và lượng thức ăn ăn vào giảm xuống và nếu vượt quá 23°C cơ thể chúng sẽ gầy, tỷ lệ tử vong tăng lên. Một dải nhiệt hẹp có nghĩa là sự tăng trưởng sẽ mang tính thời vụ do sự thay đổi nhiệt độ nước theo mùa. Các cơ chế kiểm soát nhiệt độ, như việc sử dụng hệ thống nuôi khép kín trên bờ, có thể làm giảm biến động theo mùa trong sản xuất.

Các động vật giáp xác, như là cua và tôm hùm, là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của bạch tuộc trong tự nhiên cũng như khi nuôi nhốt. Cá lại không phải là loài quan trọng trong mối quan hệ dinh dưỡng với bạch tuộc. Chế độ ăn cá là chủ yếu được chứng minh là đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của bạch tuộc nuôi nhốt. Nguyên nhân có thể là do lượng lipid cao trong cơ thịt cá. Bạch tuộc có khả năng tiêu hóa lipid thấp, bởi vậy, một lượng lớn thành phần thức ăn cho cá sẽ không được hấp thụ. Chế độ ăn các loài giáp xác được ưa chuộng hơn đáp ứng nhu cầu protein cao so với mức lipid.

Bạch tuộc chứa bao nhiêu nước trong cơ thể năm 2024

Lợi nhuận nuôi bạch tuộc phần lớn phụ thuộc vào chi phí thức ăn. Bằng cách kết hợp thức ăn cá và động vật giáp xác có thể được tănglợi nhuận kinh tế mà không ảnh hưởng đáng kể đến năng suất sinh học Nghiên cứu cụ thể về dinh dưỡng bạch tuộc của García García và Cerezo Valverde (2006) đã tìm ra một chế độ ăn: một ngày ăn cua tiếp theo là ba ngày ăn cá, có thể làm giảm chi phí sản xuất 1kg bạch tuộc với giá trị ước khoảng 2,96 euro.

Ở quy mô công nghiệp, giải pháp khả thi duy nhất là lấy những con chưa trưởng thành bắt được trên biển và nuôi chúng trong lồng nổi. Ngư dân bắt đầu với những con nhỏ nặng khoảng 800 gam và nuôi chúng lớn đến khoảng 2-3kg, bằng các loài cá và giáp xác có giá trị thấp trong giai đoạn từ ba đến bốn tháng.

Cộng đồng ngư dân ở Tây Bắc Tây Ban Nha nuôi bạch tuộc trong lồng biển. Họ bán chúng vào mùa cao điểm như vào Giáng sinh và mùa hè - khi mà các con lớn có thể đạt 10-12 Euro/ kg, gấp đôi mức giá thông thường. Cho đến nay, việc nghiên cứu đã cho phép nuôi thủ công quy mô nhỏ tại Vigo, Galicia, sản lượng đạt được 10 tấn mỗi năm.Nhưng việc này phụ thuộc hoàn toàn vào sản lượng khai thác bạch tuộc nhỏ.

Giai đoạn đầu đời

Những khó khăn trong giai đoạn đầu đời hiện đang là rào cản sự phát triển nuôi thương mại bạch tuộc. Paralarva là tên được đặt cho ấu thể của lớp động vật thân mềm Cephalopods. Bạch tuộc con khi còn là ấu thể có kích thước nhỏ-khi mới nở chỉ dưới 3 mm, sau đó chúng phải trải qua một giai đoạn sống phù du dài. Những kỹ thuật nuôihiện tại chưa thích hợp, dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao. Kết quả sẽ thay đổi khi bạch tuộc con được ăn thức ăn phối hợp gồm những con mồi khác nhau, thí dụ: trộn hỗn hợp artemia và những mồi sống khác (ví dụ như ấu trùng Zoeae của cua) đã cho kết quả tốt. Tuy nhiên trong các nghiên cứu, tỉ lệ sống sót cho tới khi bạch tuộc đủ lớn thường vẫn rất thấp, khiến việc nuôi ấu thể bạch tuộc đến khi trưởng thành rất khó khăn. Tỷ lệ sống thấp của ấu thể bạch tuộc là yếu tố chính hạn chế sự phát triển của hệ thống nuôi bạch tuộc khép kín vòng đời.

Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc nuôi ấu thể bạch tuộc nhằm đạt được kết quả bền vững cả về kinh tế và môi trường. Vào năm 2005, các nhà khoa học từ những nhóm nghiên cứu chính trong lĩnh vực này đã kết luận rằng yếu tố then chốt ảnh hưởng đến số con non tử vong là vấn đề dinh dưỡng, do đó nghiên cứu về dinh dưỡng trở thành ưu tiên số một.

Không thể phủ nhận rằng việc nuôi bạch tuộc sẽ đạt được tiềm năng kinh tế lớn một khi công nghệ nuôi và vấn đề dinh dưỡng được giải quyết. Những nghiên cứu trong những lĩnh vực này tràn đầy hứa hẹn.

Nuôi bạch tuộc ở Úc

Nghề nuôi bạch tuộc của Úc tương đối mới, được chính thức hình thành năm 1999 và hướng vào loài bạch tuộc Tetricus. Anh em Ross và Craig Cammilleri-thành lập công ty Fremantle Octopus và công ty con là Octoculture - là những người thực hiện chính các nghiên cứu nuôi bạch tuộc. Họ muốn chuyển từ việc đánh bắt sang nuôi bạch tuộc, trước hết là nuôi những con còn nhỏ ở bể trên đất liền hoặc lồng ngoài khơi.

Ross Cammilleri nói rằng việc khai thác tự nhiên không cung cấp đủ con giống để nuôi thương mại ổn định. Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu khép kín vòng đời bạch tuộc và phát triển hệ thống sản xuất bể chứa với số lượng đủ lớn để cung cấp cho các trại nuôi trên biển. Lợi thế kép của điều này là vừa bảo tồn nguồn dự lợitự nhiênvừa sản xuất được bạch tuộc có kích thước đồng nhất (khoảng 1,5kg) để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Để chuyển từ nuôi giữ bạch tuộc con đến khép kín toàn bộ vòng đời bạch tuộc, anh em nhà Cammilleri đã tiếp xúc và được trợ giúp bởi Cục Thủy sản bang WA.

Sagiv Kolkovski được bổ nhiệm là nhà khoa học nghiên cứu chính để lãnh đạo 1 dự án kéo dài bốn năm, do FRDC hỗ trợ, do anh em Cammilleri đề nghị. Dự ánđã đạt những bước tiến lớn trong việc tìm hiểu hành vi và chu kỳ sống của bạch tuộc Tetricus, đồng thời phân tích khả năng kinh tế của việc nuôi chúng. Họ đã xây dựng một trại nuôi bạch tuộc với mô hình 15 bể chứa tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Biển và Thủy sản Tây Úc (WAFMRL) có trụ sở tại Cảng Boat Hillarys, phía bắc Perth.

Mục đích của dự ánlà để mô phỏng thực tiễn thương mại và phát triển một hệ thống có thể được nhân rộng ở bất kỳ quốc gia nào, và trở thành một doanh nghiệp có lợi nhuận cao.Chi phí vận hành hệ thống đã được phân tích - bao gồm thiết bị như bể chứa và máy bơm, cũng như các nguồn lực như lao động, điện, nước và thức ăn.

Sagiv Kolkovski và nhóm của ông đã giải quyết vấn đề phát triển bể chứa thương mại trong hệ thống nuôi. Ông giải thích rằng trong môi trường hoang dã, bạch tuộc thể hiện quyền làm chủ lãnh thổ và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình kể cả phải ăn thịt đồng loại. Ở Tây Ban Nha và các nước đang phát triển nuôi loài này, người ta tạo ra lãnh thổ riêng cho mỗi con bạch tuộc bằng cách cung cấp cho chúng các ống nhựa PVC.

“Nhưng phương pháp này giới hạn sinh khối trong bể, khiến việc thu hoạch và bảo trì trở nên khó khăn, nhất là việc vệ sinh làm sạch”- Sagiv Kolkovski cho biết.

Nhóm của ông đã phát hiện ra rằng khi cho các thể có kích thước bằng nhau sống chung với nhau, có thể phát triển nuôi bạch tuộc trong bể mà không cần tạo ra những nơi ẩn nấp riêng cho chúng. Khi áp dụng cách này, không con nào thể hiện sự xâm lược hay ăn thịt đồng loại, như chúng vẫn làm trong quần thể có kích thước hỗn hợp. Họ đặt thêm nhiều tấm nhựa PVC phẳng vào bể tạo thêm chỗ bám cho vật nuôi.

Việc không cần tạo nơi ẩn nấp tiết kiệm được tới 80% công việc làm sạch và bảo trì bể nuôi, tiết kiệm chi phí. Bể nuôi có thể được làm sạch chỉ trong vài giây, do đó sẽ không có sự phát triển của vi khuẩn trên vách bể.

Ở Tây Ban Nha, sinh khối tối đa thu hoạch được là 15kg trên mỗi mét khối nước từ hệ thống nuôi có sử dụng nơi trú ẩn, nhưng trang trại bạch tuộc ở Tây Úc đã thu hoạch được 54kg trên mỗi mét khối, một năng suất sinh khối chưa từng đạt được trước đó.

Bạch tuộc chứa bao nhiêu nước trong cơ thể năm 2024

Đó cũng là lần đầu tiên người ta nhận ra rằng bạch tuộc có thể tăng trưởng với mật độ cao trong bể nuôi mà không cần đến nơi ẩn nấp, kích cỡ bạch tuộc trong quần thể đồng nhất thì hành vi của chúng chuyển từ sở hữu lãnh thổ sang hành xử như một tập thể gắn kết, không có dấu hiệu của việc ăn thịt đồng loại hay xâm lược.

Người ta đang phát triển một phương pháp cơ học đơn giản để ngăn chặn bạch tuộc khỏi thói quen kamikaze - làm chính mình bị thương để trốn thoát khỏi bể. Bạch tuộc là những bậc thầy về trốn thoát và lưới thép nặng thường được sử dụng để bọc bể chứa để ngăn cản điều này. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra giải pháp vô cùng đơn giản: dùng một dải vải che xung quanh chu vi của bể. Vải che có lỗ nhỏ ti li cho phép luồng không khí lưu thông, ngăn cản bạch tuộc bám dính vào bề mặt bằng các xúc tu (điều đòi hỏi môi trường chân không để thực hiện).

Dự án từ sớm đã cho thấy tỉ lệ sống sót của ấu thể bạch tuộc là một nút thắt quan trọng trong cả hệ thống, là khía cạnh vô cùng khó khăn trong việc khép kín vòng đời.

Loài bạch tuộc Tetricus đẻ từ 100.000 đến 200.000 trứng nhỏ, nở thành những ấu thể với chồi chân, túi mực và hệ thống tiêu hóa nguyên sơ. Trong đại dương, ấu thể paralarvae của bạch tuộc Tetricusphát triển trong khoảng 2 tháng (từ 55 đến 60 ngày) sau khi trứng nở, chúng biến hóa để trở thành những con non. Tuy nhiên, trong một bể nuôi trồng thủy sản, trong số hàng trăm nghìn ấu thể được sinh ra trong quá trình nghiên cứu, chỉ có một một con duy nhất có biệt danh là ‘Bob’ - sống sót để phát triển thành bạch tuộc con. Đây là một sự kiện hiếm hoi đến mức kỹ thuật viên Nicole Watts thậm chí đã nướng một chiếc bánh và tổ chức một bữa tiệc sinh nhật để vinh danh Bob.

Sagiv Kolkovski cho biết một trong những vấn đề chính của việc nuôi ấu trùng bạch tuộc con là dinh dưỡng và chúng ta biết rất ít về nhu cầu dinh dưỡng của chúng.

“Rất nhiều nỗ lực để phát triển một chế độ ăn uống tối ưu. Các nguồn và cấp độ protein và lipid khác nhau đã được thử nghiệm. Mức độ và tỷ lệ các axit béo thiết yếu cũng được thực hiện”.

Chế độ dinh dưỡng dành cho ấu thể bạch tuộc chủ yếu sử dụngartemia. Các loại thức ăn sống khác cũng được thử nghiệm,gồm ấu thể của loài cua hoang dã (Portunusarmatus) và ấu trùng phylosoma của tôm hùm đá, nhưng do không thể chủ động được nguồn của chúng, nên artemia được chọn làm thức ăn chính.

Ấu thể bạch tuộc có cách ăn rất độc đáo, bởi những con artemia trưởng thành có kích thước tương tự hoặc lớn hơn chúngkhi mới nở. Ấu thể bạch tuộc bắt một con artemia trưởng thành, cắn đầu nó và tiết ra các enzyme tiêu hóa, sau đó hút hết các chất dinh dưỡng từ cơ thể artemia rồi loại bỏ xác. Các xác artemia bị loại bỏ trở thành nơi sinh sản cho vi khuẩn, gây ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của ấu thể bạch tuộc. Việc dọn sạch xác artemia trong bể nuôi bạch tuộc là rất nan giải vì kích thước của bạch tuộc và artemia là như nhau.

Vấn đề tách con mồi chết khỏi những ấu thể bach tuộc sống được giải quyết bằng một hệ thống bể kép, một chứa bạch tuộc và một chứa nước sạch. Một ống nối giữa hai bể cho phép bạch tuộc chuyển từ bể bẩn sang bể sạch. Quá trình này diễn ra trong vài giờ để làm giảm bất kỳ áp lực nào lên các bạch tuộc con. Nhưng dù tỷ lệ sống sót của các ấu trùng tăng lên thì sự phát triển sang giai đoạn lớn hơn vẫn không đạt được.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường cũng được xem xét. Nhóm nghiên cứu thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng và phát hiện ra rằng ấu trùng bạch tuộc có phản ứng tích cực mạnh mẽ với ánh sáng trong 2 tuần đầu đời, sau đó thì có phản ứng tiêu cực hơn. Cường độ ánh sáng được điều chỉnh phù hợp với những yêu cầu sinh lý này vì nó ảnh hưởng đến hành vi ăn uống trong bể.

Việc bổ sung các vi tảo vào bể chứa cũng đã được thử nghiệm. Việc bổ sung các loài tảo xanh lá cây như các loài trong chi Nannochloropsis vào bể chứa bạch tuộc là một điều cần thiết và trở thành tiêu chuẩn thực hiện. Điều này không có ảnh hưởng đến sự sống sót hay phát triển của bạch tuộc.

Dù chưa hoàn tất việc khép kín vòng đời của bạch tuộc Tricricus, nhưng đã đạt được những tiến bộ quan trọng. Quá trình sinh sản tự nhiên của bạch tuộc bố mẹ đã được quản lý, trứng và ấu thể bạch tuộc đã có thể được tạo ra theo yêu cầu. Toàn bộ hệ thống ấu thể, điều kiện môi trường và dinh dưỡng đã được khống chế và kiến thức thu được sẽ giúp xây dựng một chương trình nuôi bạch tuộc thương mại trong tương lai.

Cả Sagiv Kolkovski và Ross Cammilleri đều thừa nhận cần phải nghiên cứu thêm để khám phá những ẩn số về dinh dưỡng và môi trường trong chu kỳ sống của bạch tuộc phục vụ việc nuôi. Họ đã trở thành một trong những người đầu tiên trên thế giới nuôi bạch tuộc và phát triển mô hình hệ thống nuôi toàn diện. Ross Cammilleri mong muốn thiết lập hệ thống này ở các nước đang phát triển như Nam Phi, Mauritius, Seychelles và Sri Lanka.

Bạch tuộc chứa bao nhiêu nước trong cơ thể năm 2024

Nghiên cứu nuôi bạch tuộc ở Tây Ban Nha

José Iglesias Estévez – Nhà khoa học hàng đầu của Viện Hải dương học Tây Ban Nha (IEO) ở Vigo, Tây Ban Nha, nhận định rằng nguyên nhân chính cản trở việc nuôi bạch tuộc ở quy mô lớn đó là loài bạch tuộc thông thường (Octopus vulgaris) rất khó nuôi trong điều kiện nuôi nhốt, đặc biệt là khi chúng mới sinh.

Quá trình ương nuôi bạch tuộc trong hai tháng đầu là cả một thách thức lớn, bởi trong giai đoạn này, bạch tuộc có thói quen ăn chọn lọc cao và tỷ lệ sống sót có thể chấp nhận là rất khó để đạt được.

Trong hơn 15 năm qua, Viện Hải dương học Tây Ban Nha đã tiến hành một nghiên cứu để giải quyết các vấn đề nuôi bạch tuộc và hiện viện đang tập trung vào việc khép kín vòng đời bạch tuộc

từ khi nở đến khi thu hoạch. Trên thực tế, họ đã hoàn thiện thử nghiệm vòng đời của một vài cá thể bạch tuộc lần đầu tiên vào năm 2001.

Thử nghiệm này đã đạt được sau khi sử dụng ấu trùng zoeae của giáp xác - được biết đến như là nguồn thức ăn, thường đi cùng với artemia. Tuy nhiên, rất khó để có được zoeae với số lượng lớn, vì thế việc sản xuất quy mô lớn trở nên rất tốn kém.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu hiện đang tập trung vào việc phân tích thành phần sinh hóa của ấu trùng zoeae để hiểu tại sao chúng được bạch tuộc lựa chọn làm thức ăn. Một khi xác định được nguyên do, thì ý tưởng dùng artemia đầy đủ dinh dưỡng cho bạch tuộc ăn cũng sẽ có cùng các đặc tính như vậy.

Nhưng khi bạch tuộc đạt đến một kích cỡ nhất định, có một vấn đề khác cần được giải quyết: quá trình chuyển đổi ấu thể (paralarvae) thành bạch tuộc con. Giai đoạn này có tỷ lệ tử vong rất cao xảy ở các trại nuôi bạch tuộc.

Thí nghiệm với các loài khác mà chúng không có giai đoạn ấu thể (paralarvae) sẽ giúp ích thêm, ví dụ như loài bạch tuộc 4 mắt Mexico (được gọi là bạch tuộc Maya). Loài bạch tuộc này nở trong các vùng biển sâu, với tất cả các đặc điểm giống như cá thể trưởng thành. Mặc dù vậy vẫn còn một giai đoạn chuyển tiếp, chúng vẫn cần thêm thức ăn thương mại để phát triển một cách đầy đủ.

Nuôi bạch tuộc Maya là diện cho những nỗ lực tiên tiến nhất trong việc nuôi thương mại các loài thân mềm. Tuy nhiên, loài nuôi này vẫn cần phải dựa vào các thị trường cấp cao dành cho những người sành điệu. Nói chung, các trại bạch tuộc tốt nhất hiện nay vẫn chưa thể cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm đánh bắt từ thiên nhiên.

Sự phát triển của kỹ thuật và thức ăn trong vài năm tới sẽ đóng vai trò nền tảng. Một khi các con bạch tuộc nhỏ có thể được nuôi với số lượng lớn, sự phát triển toàn diện của ngành công nghiệp nuôi trồng dưới biển sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.